Hướng dẫn giải bài tập SGK chương trình Hóa học 9 Bài 16 Tính chất hóa học của kim loại giúp các em học sinh nắm bắt tính chất hoá học của kim loại nói chung. Tác dụng của kim loại với phi kim, với dd axít, với dd muối.
-
Bài tập 1 trang 51 SGK Hóa học 9
Kim loại có những tính chất hóa học nào? Lấy ví dụ và viết các phương trình hóa học minh họa với kim loại Magie?
-
Bài tập 2 trang 51 SGK Hóa học 9
Hãy hoàn thành các phương trình hóa học sau đây:
a) ... + HCl → MgCl2 + H2
b) ... + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag
c) ... + ... → ZnO
d) ... + Cl2 → HgCl2
e) ... + S → K2S.
-
Bài tập 3 trang 51 SGK Hóa học 9
Viết các phương trình hóa học xảy ra giữa các cặp chất sau đây:
a) Kẽm + axit sunfuric loãng.
b) Kẽm + dung dịch bạc nitrat.
c) Natri + lưu huỳnh.
d) Canxi + Clo.
-
Bài tập 4 trang 51 SGK Hóa học 9
Dựa vào tính chất hoá học của kim loại, hãy viết các phương trình hoá học biểu diễn các chuyển đổi sau đây:
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 51 SGK Hóa học 9
Dự đoán hiện tượng và viết phương trình hoá học khi:
a) Đốt dây sắt trong khí clo.
b) Cho một đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2.
c) Cho một viên kẽm vào dung dịch CuSO4.
-
Bài tập 6 trang 51 SGK Hóa học 9
Ngâm một lá kẽm trong 20 gam dung dịch muối đồng sunfat 10% cho đến khi kẽm không tan được nữa. Tính khối lượng kẽm đã phản ứng với dung dịch trên và nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.
-
Bài tập 7 trang 51 SGK Hóa học 9
Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 g. Hãy xác định nổng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng).
-
Bài tập 15.3 trang 18 SBT Hóa học 9
Cho các kim loại sau: kẽm, magie, đồng, natri, sắt.
a) Kim loại nào hoạt động hoá học mạnh nhất ? Cho thí dụ minh hoạ.
b) Kim loại nào hoạt động hoá học yếu nhất ? Cho thí dụ minh hoạ.
-
Bài tập 15.4 trang 18 SBT Hóa học 9
Cho một số kim loại: đồng, bạc, magie, sắt, natri.
Cho biết kim loại nào có những tính chất sau đây:
a) Dẫn điện tốt nhất.
b) Dễ nóng chảy nhất.
c) Tác dụng mãnh liệt với nước.
d) Không tác dụng với dung dịch axit clohiđric.
-
Bài tập 15.6 trang 19 SBT Hóa học 9
Cho các cặp chất sau :
a) Zn + HCl
b) Cu + ZnSO4
c) Fe + CuSO4
d) Zn + Pb(NO3)2
e) Cu + HCl
g) Ag + HCl
h) Ag + CuSO4
Những cặp nào xảy ra phản ứng ? Viết các phương trình hoá học.
-
Bài tập 15.7 trang 19 SBT Hóa học 9
Cho lá kẽm có khối lượng 25 gam vào dung dịch đồng sunfat. Sau khi phản ứng kết thúc, đem tấm kim loại ra rửa nhẹ, làm khô cân được 24,96 gam.
a) Viết phương trình hoá học.
b) Tính khối lượng kẽm đã phản ứng.
c) Tính khối lượng đồng sunfat có trong dung dịch.
-
Bài tập 15.8 trang 19 SBT Hóa học 9
Cho một lá đồng có khối lượng là 6 gam vào dung dịch bạc nitrat. Phản ứng xong, đem lá kim loại ra rửa nhẹ, làm khô cân được 13,6 gam.
a) Viết phương trình hoá học.
b) Tính khối lượng đồng đã phản ứng
-
Bài tập 15.10 trang 19 SBT Hóa học 9
Hãy cho biết hiện tượng xảy ra, khi cho
a) nhôm vào dung dịch magie sunfat
b) bạc vào dung dịch đồng clorua
c) nhôm vào dung dịch kẽm nitrat
Viết các phương trình hoá học (nếu có) và giải thích
-
Bài tập 15.14 trang 20 SBT Hóa học 9
Để làm sạch dung dịch đồng nitrat có lẫn tạp chất bạc nitrat người ta dùng kim loại
A. Mg
B. Cu
C. Fe
D. Au
-
Bài tập 15.15 trang 20 SBT Hóa học 9
Để oxi hoá hoàn toàn một kim loại R thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. R là kim loại nào sau đây?
A. Fe
B. Al
C. Mg
D. Ca
-
Bài tập 15.16 trang 20 SBT Hóa học 9
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Kim loại Cu, Ag tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.
B. Kim loại Al tác dụng với dung dịch NaOH.
C. Kim loại Al, Fe không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội.
D. Kim loại Fe, Cu, Ag, Al, Mg không tan trong nước ở nhiệt độ thường.
-
Bài tập 15.22 trang 21 SBT Hóa học 9
Cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với hỗn hợp dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy có khí bay lên. Thành phần chất rắn D là :
A. Al, Fe và Cu
B. Fe, Cu và Ag
C. Al, Cu và Ag
D. Kết quả khác
-
Bài tập 15.23 trang 21 SBT Hóa học 9
Chọn 2 chất khử thỏa mãn A trong sơ đồ sau: FexOy + A to→ Fe + ? Viết các phương trình hoá học.
-
Bài tập 15.24 trang 21 SBT Hóa học 9
Một hỗn hợp gồm CuO, FeO. Chỉ dùng Fe và dung dịch HCl, hãy nêu hai phương pháp (dùng sơ đồ) điều chế Cu nguyên chất.
-
Bài tập 15.25 trang 21 SBT Hóa học 9
Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Xác định giá trị của m.
-
Bài tập 15.26 trang 21 SBT Hóa học 9
Hoà tan 6,5 gam Zn trong dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được một lượng muối khan. Hãy tính lượng muối khan đó.
-
Bài tập 15.27 trang 21 SBT Hóa học 9
Cho 12,7 gam hợp kim gồm Al, Cu và Mg vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí H2 (ở đktc) và 2,5 gam chất không tan. Xác định thành phần phần trăm khối lượng của hợp kim.
-
Bài tập 15.28 trang 21 SBT Hóa học 9
Cho 15 gam hợp kim nhôm - magie vào dung dịch HCl có 15,68 lít hiđro bay ra (ở đktc). Xác định thành phần phần trăm khối lượng của nhôm, magie trong hợp kim.
-
Bài tập 15.29 trang 22 SBT Hóa học 9
Nhúng thanh sắt có khối lượng 50 gam vào 500 ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian khối lượng thanh sắt tăng 4%. Xác định lượng Cu thoát ra và nồng độ mol của dung dịch sắt sunfat.
-
Bài tập 15.30 trang 22 SBT Hóa học 9
Cho m gam kim loại M hoà tan hoàn toàn trong 100 ml dung dịch HCl 0,1M (D = 1,05 g/ml) được dung dịch X có khối lượng là 105,11 gam. Xác định m và M, biết rằng kim loại có hoá trị từ I đến III.