OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hoá học 12 Bài 19: Hợp kim


Nội dung tiết học đề cập đến khái niệm Hợp kim và nghiên cứu về cấu tạo cũng như tính chấtứng dụng của chúng.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Khái niệm

- Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một số kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.

- Ví dụ:

+ Thép là hợp kim của Fe với C và một số nguyên tố khác.

+ Đuyra là hợp kim của nhôm với đồng, mangan, magie, silic.

2.2. Tính chất

- Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần các đơn chất tham gia cấu tạo mạng tinh thể hợp kim.

 - Ví dụ:

+ Hợp kim không bị ăn mòn: Fe-Cr-Ni (thép inoc),…

+ Hợp kim siêu cứng: W-Co, Co-Cr-W-Fe,…

+ Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp: Sn-Pb (thiếc hàn, tnc = 2100C,…

+ Hợp kim nhẹ, cứng và bền: Al-Si, Al-Cu-Mn-Mg.

2.3. Ứng dụng

- Những hợp kim nhẹ,bền chịu được nhiệt độ cao và áp suất cao dùng để chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay, ô tô,…

- Những hợp kim có tính bền hoá học và cơ học cao dùng để chế tạo các thiết bị trong ngành dầu mỏ và công nghiệp hoá chất.

- Những hợp kim không gỉ dùng để chế tạo các dụng cụ y tế, dụng cụ làm bếp,…

- Hợp kim của vàng với Ag, Cu (vàng tây) đẹp và cứng dùng để chế tạo đồ trang sức và trước đây ở một số nước còn dùng để đúc tiền.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

3.1. Bài tập Hợp kim - Cơ bản

Bài 1:

Cho các phát biểu sau:

a. Độ cứng của hợp kim thường lớn hơn độ cứng của kim loại nguyên chất.

b. Hợp kim thường dẫn nhiệt và dẫn điện tốt hơn kim loại nguyên chất.

c. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại nguyên chất.

d. Liên kết trong đa số tinh thể hợp kim vẫn là liên kết kim loại.

Phát biểu trên Đúng hay Sai?

Hướng dẫn:

ý a,c,d Đúng.

ý b Sai vì Kim loại nguyên chất thì có độ dẫn nhiệt, dẫn điện tốt hơn so với hợp kim của chúng.

Bài 2: 

Có 3 hợp kim Cu-Ag ; Cu-Al ; Cu-Zn. Chỉ dùng một dung dịch axit thông dụng và một dung dịch bazơ thông dụng nào để phân biệt được 3 hợp kim trên?

Hướng dẫn:

Cu - Ag (1), cu - Al (2), Cu - Zn (3)

dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 (loãng) \(\Rightarrow \left.\begin{matrix} (2) \\ (3) \end{matrix}\right\} \Rightarrow \left\{\begin{matrix} Al \rightharpoonup Al^{3+}+H_2 \\ Zn \rightharpoonup Zn^{2+}+H_2 \end{matrix}\right.\)

Loại phần không tan trong (2), (3) : Cu

\(Al^{3+}: \overset{dd \ NH_3}{\rightarrow} Al(OH)_3 \downarrow\)

\(Zn^{2+}: \overset{dd \ NH_3}{\rightarrow} Zn(OH)_2 \downarrow\rightarrow [Zn(NH_3)_4)](OH)_2\)

D: dung dịch H2SO4(loãng) và dung dịch NH3

Chú ý: nhận biết Zn2+, Al3+ dùng dung dịch NH3.

3.2. Bài tập Hợp kim - Nâng cao

Bài 1:

Hòa tan 3 gam một hợp kim Cu - Ag trong dung dịch HNO3 tạo ra được 7,34 gam  hỗn hợp hai muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Vậy thành phần phần trăm của Cu trong hơp kim là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

Bảo toàn nguyên tố Cu, Ag

Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l} 64{\rm{x}} + 108y = 3\\ 188{\rm{x}} + 170y = 7,34 \end{array} \right.\)\(\Rightarrow\left\{ \begin{array}{l} x = 0,03\\ y = 0,01 \end{array} \right.\)

%Cu = 64%

ADMICRO

4. Luyện tập Bài 19 Hóa học 12

Sau bài học cần nắm: khái niệm Hợp kim và nghiên cứu về cấu tạo cũng như tính chất và ứng dụng của chúng.

4.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 19 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 12 Bài 19.

Bài tập 1 trang 91 SGK Hóa học 12

Bài tập 2 trang 91 SGK Hóa học 12

Bài tập 3 trang 91 SGK Hóa học 12

Bài tập 4 trang 91 SGK Hóa học 12

Bài tập 19.1 trang 41 SBT Hóa học 12

Bài tập 19.2 trang 41 SBT Hóa học 12

Bài tập 19.3 trang 41 SBT Hóa học 12

Bài tập 19.4 trang 41 SBT Hóa học 12

Bài tập 19.5 trang 41 SBT Hóa học 12

Bài tập 19.6 trang 42 SBT Hóa học 12

Bài tập 19.7 trang 42 SBT Hóa học 12

Bài tập 19.8 trang 42 SBT Hóa học 12

Bài tập 19.9 trang 42 SBT Hóa học 12

Bài tập 19.10 trang 42 SBT Hóa học 12

Bài tập 19.11 trang 42 SBT Hóa học 12

Bài tập 19.12 trang 42 SBT Hóa học 12

Bài tập 19.13 trang 43 SBT Hóa học 12

5. Hỏi đáp về Bài 19 Chương 5 Hoá học 12

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

NONE
OFF