Bài tập 19.5 trang 41 SBT Hóa học 12
Kết luận nào sau đây không đúng về hợp kim ?
A. Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần của các đơn chất tham gia hợp kim và cấu tạo mạng tinh thể của hợp kim.
B. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.
C. Thép là hợp kim của Fe và C.
D. Nhìn chung hợp kim có những tính chất hoá học khác tính chất của các chất tham gia tạo thành hợp kim.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 19.5
Tính chất vật lí và cơ học của hợp kim khác nhiều so với các đơn chất thành phần nhưng lại có nhiều tính chất hoá học tương tự như các đơn chất thành phần.
⇒ Chọn D
-- Mod Hóa Học 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 19.3 trang 41 SBT Hóa học 12
Bài tập 19.4 trang 41 SBT Hóa học 12
Bài tập 19.6 trang 42 SBT Hóa học 12
Bài tập 19.7 trang 42 SBT Hóa học 12
Bài tập 19.8 trang 42 SBT Hóa học 12
Bài tập 19.9 trang 42 SBT Hóa học 12
Bài tập 19.10 trang 42 SBT Hóa học 12
Bài tập 19.11 trang 42 SBT Hóa học 12
-
Tính m khi hòa tan hoàn toàn 11,90 gam hỗn hợp 3 kim loại X, Y, Z bằng dung dịch \(H_2SO_4\) đặc, nóng thu được 7,616 lít khí \(SO_2\) (đktc), 0,640 gam S và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được m gam muối khan.
bởi Bảo Hân 21/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính nồng độ mol ban đầu của dung dịch \(CuCl_2\) biết sau một thời gian điện phân 200 ml dung dịch \(CuCl_2\) người ta thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anot. Ngâm đinh sắt sạch trong dung dịch còn lại sau khi điện phân. Phản ứng xong, nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,2 gam.
bởi Ngoc Tiên 21/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điện phân 200 ml dung dịch KOH 2M (D = 1,1 g/\(cm^3\)) với điện cực trơ. Khi ở catot thoát ra 2,24 lít khí (đktc) thì ngừng điện phân. Biết rằng nước bay hơi không đáng kể. Dung dịch sau điện phân có nồng độ phần trăm là
bởi Minh Tú 21/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho m gam bột Cu vào 200ml dung dịch \(AgNO_3\) 0,2M sau một thời gian thu được 3,12 gam chất rắn X và dd Y. Cho 1,95g bột Zn vào dd Y đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,45g chất rắn Z và dd chỉ chứa 1 muối duy nhất. Giá trị của m là
bởi Nguyễn Vân 21/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau: \(Fe^2\)\(^+/Fe; Ni^2\)\(^+/Ni; Cu^2\)\(^+/Cu; Ag^+/Ag\). Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?
bởi Ánh tuyết 21/02/2021
A. Cu
B. Fe
C. Ag
D. Ni
Theo dõi (0) 1 Trả lời