Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và sách Nâng cao chương trình Hóa học 11 Bài 8 Amoniac và muối amoni giúp các em học sinh biết được các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn. Phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học. Viết được các PTHH dạng phân tử, ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học. Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học. Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở đktc theo hiệu suất. Tính phần trăm về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp.
-
Bài tập 1 trang 37 SGK Hóa học 11
Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm chứng minh rằng ammoniac tan nhiều trong nước.
-
Bài tập 2 trang 37 SGK Hóa học 11
Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau đây và viết các phương trình hóa học:
Khí A (+H2O)→ Dung dịch A (+ HCl) → B + (NaOH)→ Khí A + (HNO3) → C (to)→ D + H2O
Biết rằng A là hợp chất của nitơ.
-
Bài tập 3 trang 37 SGK Hóa học 11
Hiện nay, để sản xuất ammoniac, người ta điều chế nitơ và hiđro bằng cách chuyển hóa có xúc tác một hỗn hợp gồm không khí, hơi nước và khí metan (thành phần chính của khí thiên nhiên). Phản ứng giữa khí metan và hơi nước tạo ra hiđro và cacbon đioxit. Để loại khí oxi và thu khí nitơ, người ta đốt khí metan trong một thiết bị kín chứa không khí.
Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng điều chế hiđro, loại khí oxi và tổng hợp khí ammoniac.
-
Bài tập 4 trang 37 SGK Hóa học 11
Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch: NH3, Na2SO4, NH4Cl, (NH4)2SO4. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 37 SGK Hóa học 11
Muốn cho cân bằng của phản ứng tổng hợp amoniac chuyển dịch sang phải, cần phải đồng thời:
A. Tăng áp suất và tăng nhiệt độ.
B. Giảm áp suất và giảm nhiệt độ.
C. Tăng áp suất và giảm nhiệt độ.
D. Giảm áp suất và tang nhiệt độ.
-
Bài tập 6 trang 37 SGK Hóa học 11
Trong phản ứng nhiệt phân các muối NH4NO2 và NH4NO3, số oxi hóa của nitơ biến đổi như thế nào? Nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất khử và nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất oxi hóa?
-
Bài tập 7 trang 37 SGK Hóa học 11
Cho dung dịch NaOH dư vào 150,0 ml dung dịch (NH4)2SO4 1,00 M, đun nóng nhẹ.
a) Viết phương trình hóa học ở dạng phân tử và dạng ion rút gọn.
b) Tính thể tích khí (đktc) thu gọn.
-
Bài tập 8 trang 38 SGK Hóa học 11
Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí hiđro để điều chế 17,0 gam NH3? Biết rằng hiệu suất chuyển hóa thành amoniac là 25,0%. Các thể tích khí được đo ở đktc.
A. 44,8 lít N2 và 134,4 lít H2
B. 22,4 lít N2 và 134,4 lít H2
C. 22,4 lít N2 và 67,2 lít H2
D. 44,8 lít N2 và 67,2 lít H2
-
Bài tập 8.1 trang 11 SBT Hóa học 11
Trong dung dịch, amoniac là một bazơ yếu là do
A. amoniac tan nhiều trong nước.
B. phân tử amoniac là phân tử có cực.
C. khi tan trong nước, amoniac kết hợp với nước tạo ra các ion NH4+ và OH−.
D. khi tan trong nước, chỉ một phần nhỏ các phân tử amoniac kết hợp với ion H+ của nước, tạo ra các ion NH4+ và OH−.
-
Bài tập 8.2 trang 11 SBT Hóa học 11
Dãy nào dưới đây gồm các chất chứa nguyên tử nitơ có khả năng vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hoá khi tham gia phản ứng?
A. NH3, N2O5, N2, NO2
B. NH3, NO, HNO3, N2O5
C. N2, NO, N2O, N2O5
D. NO2, N2, NO, N2O3
-
Bài tập 8.3 trang 11 SBT Hóa học 11
Trong các phản ứng hóa học dưới đây, ở phản ứng nào amonic không thể hiện tính khử?
A. Khí amoniac tác dụng với đồng (II) oxit nung nóng tạo ra N2, H2O và Cu.
B. Khi amoniac tác dụng với khí hiđro clorua.
C. Khi amoniac tác dụng với khí clo.
D. Đốt cháy amoniac trong oxi.
-
Bài tập 8.4 trang 11 SBT Hóa học 11
Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều phản ứng với NH3 trong điều kiện thích hợp?
A. Dung dịch HCl, dung dịch AlCl3, Cu, O2.
B. Dung dịch HNO3, dung dịch ZnCl2, dung dịch KOH, Cl2.
C. Dung dịch H2SO4, dung dịch FeCl3, O2, Cl2.
D. Dung dịch H3PO4, dung dịch CuCl2, dung dịch NaOH, O2.
-
Bài tập 8.5 trang 12 SBT Hóa học 11
Phản ứng tổng hợp amoniac là phản ứng thuận nghịch:
N2(k) + 3H2(k) ⇔ 2NH3(k)
ΔH = -92 kJ
Cân bằng của phản ứng này chuyển dịch như thế nào khi thay đổi một trong các điều kiện sau đây ? Giải thích.
1. Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống.
2. Giảm nhiệt độ.
3. Thêm khí nitơ.
4. Dùng chất xúc tác thích hợp.
-
Bài tập 8.6 trang 12 SBT Hóa học 11
Cho lượng khí amoniac đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2 g CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A và một hỗn hợp khí. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20,0 ml dung dịch HCl 1,00M.
1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
2. Tính thể tích khí nitơ (đktc) được tạo thành sau phản ứng.
-
Bài tập 8.7 trang 12 SBT Hóa học 11
Trong những nhận xét dưới đây về muối amoni, nhận xét nào đúng?
A. Muối amoni là chất tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hiđroxit.
B. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan phân li hoàn toàn thành cation amoni và anion gốc axit.
C. Dung dịch muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí làm quỳ tím hoá đỏ.
D. Khi nhiệt phân muối amoni luôn luôn có khí amoniac thoát ra.
-
Bài tập 8.8 trang 12 SBT Hóa học 11
Phản ứng nào dưới đây là phản ứng oxi hóa - khử?
A. (NH4)2SO4 + 2NaOH → 2NH3↑ + H2O + Na2SO4
B. NH4HCO3 to→ NH3↑ + CO2↑ + H2O
C. NH4Cl to→ NH3↑ + HCl↑
D. NH4NO3 to→ N2O + 2H2O
-
Bài tập 8.9 trang 13 SBT Hóa học 11
Trong các phản ứng nhiệt phân muối amoni dưới đây, phản ứng nào không là phản ứng oxi hóa - khử?
A. NH4NO2 → N2 + 2H2O
B. NH4NO3 → N2O + 2H2O
C. NH4HCO3 → NH3 + CO2 + H2O
D. (NH4)2Cr2O7 → N2 + Cr2O3 + 4H2O
-
Bài tập 8.10 trang 13 SBT Hóa học 11
Hoàn thành các phương trình hoá học sau đây:
1. ? + OH− → NH3 + ?
2. (NH4)3PO4 to→ NH3 + ?
3. NH4Cl + NaNO2 to→ ? + ? + ?
4. (NH4)2Cr2O7 to→ N2 + Cr2O3 + ?
-
Bài tập 8.11 trang 13 SBT Hóa học 11
Chỉ được dùng một kim loại, hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch muối sau đây: NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
-
Bài tập 8.12 trang 13 SBT Hóa học 11
Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 75 ml dung dịch muối amoni sunfat.
1. Viết phương trình hoá học của phản ứng dưới dạng ion.
2. Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch muối ban đầu, biết rằng phản ứng tạo ra 17,475 g một chất kết tủa. Bỏ qua sự thuỷ phân của ion amoni trong dung dịch.
-
Bài tập 1 trang 47 SGK Hóa học 11 nâng cao
Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm chứng minh ammoniac tan nhiều trong nước.
-
Bài tập 2 trang 47 SGK Hóa học 11 nâng cao
Có 5 bình đựng riêng biệt 5 chất khi: N2, O2, NH3, Cl2 và CO2. Hãy đưa ra một thí nghiệm đơn giản để nhận ra bình đựng khi NH3.
-
Bài tập 3 trang 47 SGK Hóa học 11 nâng cao
Nêu tính chất hóa học đặc trưng và những ứng dụng của amoniac. Tại sao người ta nói amoniac là một bazơ yếu?
-
Bài tập 4 trang 47 SGK Hóa học 11 nâng cao
Dung dịch ammoniac có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do
A. Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính
B. Zn(OH)2 là một bazơ ít tan
C. Zn(OH)2 có khả năng tạo thành phức chất tan tương tự như Cu(OH)2
D. NH3 là một hợp chất có cực là một bazơ yếu
-
Bài tập 5 trang 47 SGK Hóa học 11 nâng cao
Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:
-
Bài tập 6 trang 47 SGK Hóa học 11 nâng cao
Cho cân bằng hóa học N2(k) + 3H2 (k) ⇔ 2NH3(k): ΔH = -92 J
Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều nào (có giải thích) khi:
a) Tăng nhiệt độ
b) Hóa lỏng ammoniac để tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng.
c) Giảm thể tích của hệ phương trình.
-
Bài tập 7 trang 48 SGK Hóa học 11 nâng cao
Có thể phân biệt muối ammoniac với các muối khác bằng cách cho nó tác dụng với dung dịch kiềm, vì khi đó:
A. Thoát ra một chất khi màu xanh lục nhạt.
B. Thoát ra một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh quỳ tím ẩm.
C. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ, làm quỳ tím xanh ẩm.
D. Thoát ra chất khí không màu không mùi.
Hãy chọn đáp án đúng.
-
Bài tập 8 trang 48 SGK Hóa học 11 nâng cao
Người ta có ta có thể sản xuất amoniac để điều chế urê bằng cách chuyển hóa hữu cơ xúc tác một hỗn hợp gồm không khí, hơi nước và khí metan (thành phần chính của khí thiên nhiên).
Phản ứng điều chế H2 và CO2:
CH4 + 2H2O → CO2 + 4H2 (1)
Phản ứng thu N2 (từ không khí) và CO2:
CH4 + 2O3 → CO2 + 2H2O (2)
Phản ứng tổng hợp NH3:
N2 + 3H2 ⇔ 2NH3 (3)
Để sản xuất khí aminiac, nếu lấy 841,7m3 không khí (chứa 21,03% O2, 78,02% N2, còn lại là khí hiếm), thì cần phải lấy bao nhiêu m3 khí metan và bao nhiêu m3 hơi nước để đủ năng lượng N2 và H2 theo tỉ lệ 1: 3 về thể tích dùng cho phản ứng tổng hợp ammoniac. Giả thiết các phản ứng (1) và (2) đều xảy ra hoàn toàn và thể tích khí thu được đo ở điều kiện tiêu chuẩn