Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức môn Hoá.
-
Bài tập 1 trang 162 SGK Hóa học 10
Ý nào sau đây là đúng:
A. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hóa học.
B. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại.
C. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học.
D. Ở trạng thái cân bằng, khối lượng các chất ở hai vế của phương trình phản ứng phải bằng nhau.
-
Bài tập 2 trang 162 SGK Hóa học 10
Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín:
2SO2(k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k) ∆H < 0
Yếu tố nào sau đây không làm nồng độ các chất trong hệ cân bằng biến đổi?
A. Biến đổi nhiệt độ.
B. Biến đổi áp suất.
C. Sự có mặt chất xúc tác.
D. Biến đổi dung tích của bình phản ứng.
-
Bài tập 3 trang 163 SGK Hóa học 10
Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động?
-
Bài tập 4 trang 163 SGK Hóa học 10
Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Chất xúc tác có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học không? Vì sao?
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 163 SGK Hóa học 10
Phát biểu nguyên lí Lơ Sa – tơ – li – ê và dựa vào cân bằng sau để minh họa
C(r) + CO2 ⇄ 2CO(k) ; ∆H > 0
-
Bài tập 6 trang 163 SGK Hóa học 10
Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín:
C(r) + H2O(k) ⇄ CO(k) + H2(k) ; ∆H > 0 (1)
CO(k) + H2O(k) ⇄ CO2(k) + H2(k); ∆H < 0 (2)
Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biến đổi trong một các điều kiện sau?
a) Tăng nhiệt độ.
b) Thêm lượng hơi nước vào.
c) Thêm khí H2 ra.
d) Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống.
e) Dùng chất xúc tác.
-
Bài tập 7 trang 163 SGK Hóa học 10
Clo phản ứng với nước theo phương trình hóa học sau:
Cl2 + H2O ⇄ HClO + HCl
Dưới tác dụng của ánh sáng, HClO bị phân hủy theo phản ứng:
2HClO ⇄ 2HCl + O2.
Giải thích tại sao nước Clo (dung dịch clo trong nước) không bảo quản được lâu.
-
Bài tập 8 trang 163 SGK Hóa học 10
Cho biết phản ứng sau: 4CuO(r) ⇄ 2Cu2O(r) + O2(k) ∆H > 0.
Có thể dùng những biện pháp gì để tăng hiệu suất chuyển hóa CuO thành Cu2O?
-
Bài tập 38.1 trang 82 SBT Hóa học 10
Cho PTHH: N2(k) + O2(k) ↔ 2NO (k) ΔH > 0
Hãy cho biết những cặp yếu tố nào sau đây ảnh hường đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học trên?
A. Nhiệt độ và nồng độ
B. Áp suất và nồng độ
C. Nồng độ và chất xúc tác
D. Chất xúc tác và nhiệt độ
-
Bài tập 38.2 trang 82 SBT Hóa học 10
Sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phương trình hoá học sau :
2N2(k) + 3H2 (k) ⥩(áp suất, xt) 2NH3 (k) ΔH <0
Cân bằng hoá học sẽ chuyển dịch về phía tạo ra amoniac nhiều hơn, nếu
A. giảm áp suất chung của hệ.
B. giảm nồng độ của khí nitơ và khí hiđro
C. tăng nhiệt độ của hệ.
D. tăng áp suất chung của hệ.
-
Bài tập 38.3 trang 82 SBT Hóa học 10
Trong công nghiệp, để điều chế khí than ướt, người ta thổi hơi nước qua than đá đang nóng đỏ. Phản ứng hoá học xảy ra như sau:
C(r) + H2O(k) ⥩ CO (k) + H2 (k) ΔH > 0
Điều khẳng định nào sau đây là đúng ?
A. Tăng áp suất chung của hệ làm cân bằng không thay đổi.
B. Tăng nhiệt độ của hệ làm cân bằng chuyển sang chiều thuận.
C. Dùng chất xúc tác làm cân bằng chuyển sang chiều thuận.
D. Tăng nồng độ hiđro làm cân bằng chuyển sang chiều thuận.
-
Bài tập 38.4 trang 83 SBT Hóa học 10
Câu nào sau đây đúng ?
A. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hoá học
B. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại.
C. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hoá học.
D. Ở trạng thái cân bằng, khối lượng các chất ở 2 vế của phương trìnl phản ứng phải bằng nhau.
-
Bài tập 38.5 trang 83 SBT Hóa học 10
Khi tăng áp suất không ảnh hưởng tới cân bằng của phản ứng nào sau đây ?
A. 2N2(k) + 3H2 (k) ⥩ 2NH3(k)
B. 2CO + O2 ⥩ 2CO2
C. H2 + Cl2 ⥩ 2HCl
D. 2SO2 + O2 ⥩ 2SO3
-
Bài tập 38.6 trang 83 SBT Hóa học 10
Từ thế kỉ XIX, người ta đã nhận ra rằng trong thành phần khí lò cao (lò luyện gang) vẫn còn khí cacbon monoxit (CO). Người ta đã tìm đủ mọi cách để phản ứng hoá học xảy ra hoàn toàn. Chẳng hạn tăng chiều cao củ lò, tăng nhiệt độ luyện gang,... Tuy nhiên khí lò cao vẫn còn CO Hãy cho biết nguyên nhân ?
-
Bài tập 38.7 trang 83 SBT Hóa học 10
Cho phương trình hoá học :
2SO2 (k) + O2 (k) ⥩ (V2O5, to) 2SO3 (k) ΔH <0
Cân bằng hoá học của phản ứng sẽ chuyển dịch về phía nào khi :
a) Tăng nhiệt độ của bình phản ứng ?
b) Tăng áp suất chung của hỗn hợp ?
c) Tăng nồng độ khí oxi ?
d) Giảm nồng độ khí sunfurơ ?
-
Bài tập 38.8 trang 83 SBT Hóa học 10
Phản ứng hoá học sau đã đạt trạng thái cân bằng :
2NO2 ↔ N2O4 ΔH < 0
Cân bằng hoá học sẽ chuyển dịch theo chiều nào khi
a) tăng nhiệt độ ?
b) tăng áp suất chung ?
c) thêm khí trơ agon và giữ áp suất không đổi ?
d) thêm chất xúc tác ?
Hãy giải thích sự lựa chọn đó.
-
Bài tập 38.9 trang 84 SBT Hóa học 10
Clo tác dụng với nước một phần nhỏ theo PTHH sau :
Cl2 (k) + H2O (l) ⥩ HClO + HCl
Hai sản phẩm tạo ra đều tan tốt trong nước tạo thành dung dịch. Ngoài ra, một phần lớn khí clo tan trong nước tạo thành dung dịch có màu vàng lục nhạt gọi là nước clo. Nước clo, đựng trong bình kín, dần dần bị mất màu theo thời gian, không bảo quản được lâu. Vận dụng những hiểu biết về chuyển dịch cân bằng hoá học, hãy giải thích hiện tượng trên.
-
Bài tập 38.10 trang 84 SBT Hóa học 10
Sản xuất vôi trong công nghiệp và thủ công nghiệp đều dựa trên phản ứng hoá học :
CaCO3(r) ⥩(to) CaO (r) + CO2 (r) ΔH > 0
Hãy phân tích các đặc điểm của phản ứng hoá học nung vôi.
Từ những đặc điểm đó, hãy cho biết những biện pháp kĩ thuật nào được sử dụng để nâng cao hiệu suất của quá trình nung vôi.
-
Bài tập 38.11 trang 84 SBT Hóa học 10
Một phản ứng hoá học có dạng:
A(k) + B(k) ⥩ 2C(k) ΔH > 0
Hãy cho biết các biện pháp cần tiến hành để chuyển dịch cân bằng hoá học sang chiều thuận ?
-
Bài tập 38.12 trang 84 SBT Hóa học 10
Cho các cân bằng sau :
(I) 2HI(k) ⥩ H2 (k) + I2 (k)
(II) CaCO3(k) ⥩ H2 (k) + I2 (k)
(III) FeO (r) + CO (k) ⥩ Fe(r) + CO2 (k)
(IV) 2SO2 (k) + O2 (k) ⥩ 2SO3 (k)
Khi giảm áp suất của hệ, cân bằng nào bị chuyển dịch theo chiều nghịch ?
-
Bài tập 38.13 trang 85 SBT Hóa học 10
Những tác động nào sau đây có ảnh hưởng đến nồng độ của Cl2 ? Giải thích lí do.
4HCl(k) + O2(k) ⥩ H2O(k) + Cl2 (k) (ΔH = -112,8kJ)
a) Tăng nồng độ của O2.
b) Giảm áp suất của hệ.
c) Tăng nhiệt độ của bình phản ứng.
-
Bài tập 38.14 trang 85 SBT Hóa học 10
Xét các hệ cân bằng trong bình kín :
C(r) + H2O (k) ⥩ CO (k) + H2 (k) ∆H > 0 (1)
CO (k) + H2O (k) ⥩ CO2 (k) + H2 (k) ∆H < 0 (2)
Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biến đổi một trong các điều kiện sau :
a) Tăng nhiệt độ.
b) Thêm lượng hơi nước vào.
c) Lấy bớt H2 ra.
d) Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống.
-
Bài tập 1 trang 212 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hằng số cân bằng KC của một phản ứng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nồng độ.
B. Nhiệt độ.
C. Áp suất.
D. Sự có mặt chất xúc tác.
-
Bài tập 2 trang 212 SGK Hóa học 10 nâng cao
Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động? Hãy cho biết ý nghĩa của hằng số cân bằng KC. Hằng số cân bằng KC của một phản ứng có luôn luôn là một hằng số không?
-
Bài tập 3 trang 212 SGK Hóa học 10 nâng cao
Viết các biểu thức hằng số cân bằng cho các phản ứng sau:
a) CaCO3 (r) ⇔ CaO (r) + CO2 (k)
b) Cu2O + 1/2O2 ⇔ 2CuO (r)
c) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇔ 2SO3
SO2 (k) + 1/2O2 (k) ⇔ SO3 (k)
2SO3 (k) ⇔ 2SO2 (k) + O2 (k)
Hãy cho biết mối liên hệ giữa ba hằng số cân bằng ứng với ba trường hợp trong câu c) ở cùng nhiệt độ.
-
Bài tập 4 trang 213 SGK Hóa học 10 nâng cao
Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Chất xúc tác có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học không? Vì sao?
-
Bài tập 5 trang 213 SGK Hóa học 10 nâng cao
Phát biểu nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê và dựa vào cân bằng sau để minh họa:
C(r) + CO2(k) ⇌ 2CO(k); ΔH = 172KJ
-
Bài tập 6 trang 213 SGK Hóa học 10 nâng cao
Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín:
a) C(r) + H2O(k) → CO(k) + H2(k); ΔH = 131 kJ
b) CO(k) + H2O(k) → CO2(k) + H2(k); ΔH = - 41kJ
Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biên đổi một trong các điều kiện sau:
- Tăng nhiệt độ.
- Thêm lượng hơi nước vào.
- Thêm khí H2 vào.
- Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống.
- Dùng chất xúc tác.
-
Bài tập 7 trang 213 SGK Hóa học 10 nâng cao
Cho biết phản ứng thuận nghịch sau:
H2(k) + I2(k) ⇌ 2HI(k)
Nồng độ các chất lúc cân bằng ở nhiệt độ 430oC như sau:
[H2] = [I2] = 0,107M; [HI] = 0,786M
Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng ở 430oC.
-
Bài tập 8 trang 213 SGK Hóa học 10 nâng cao
Cho biết phản ứng sau:
H2O(k) + CO(k) ⇌ H2(k) + CO2(k)
ở 700oC hằng số cân bằng KC = 1,873. Tính nồng độ H2O và CO ở trạng thái cân bằng, biết rằng hỗn hợp ban đầu gồm 0,300 mol H2O và 0,300 mol CO trong bình 10 lít ở 700oC.
-
Bài tập 9 trang 213 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hằng số cân bằng KC của phản ứng:
H2(k) + Br2(k) ⇌ 2HBr(k) ở 730oC là 2,18.106. Cho 3,20 mol HBr vào trong bình phản ứng dung tích 12,0 lít ở 730°C. Tính nồng độ của H2, Br2 và HBr ở trạng thái cân bằng.
-
Bài tập 10 trang 213 SGK Hóa học 10 nâng cao
Iot bị phân hủy bởi nhiệt theo phản ứng sau: I2(k) ⇌ 2I(k)
Ở 727oC hằng số cân bằng KC là 3,80.10-5. Cho 0,0456 mol I2 vào ưong bình 2,30 lít ở 727°C. Tính nồng độ I2 và I ở trạng thái cân bằng.