Bài tập 3 trang 212 SGK Hóa học 10 nâng cao
Viết các biểu thức hằng số cân bằng cho các phản ứng sau:
a) CaCO3 (r) ⇔ CaO (r) + CO2 (k)
b) Cu2O + 1/2O2 ⇔ 2CuO (r)
c) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇔ 2SO3
SO2 (k) + 1/2O2 (k) ⇔ SO3 (k)
2SO3 (k) ⇔ 2SO2 (k) + O2 (k)
Hãy cho biết mối liên hệ giữa ba hằng số cân bằng ứng với ba trường hợp trong câu c) ở cùng nhiệt độ.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 3
Hằng số cân bằng của các phản ứng
a) KC = [CO2]
b) \({K_C} = \frac{1}{{{{[{O_2}]}^{\frac{1}{2}}}}}\)
c) \({K_{{C_1}}} = \frac{{{{[S{O_3}]}^2}}}{{{{[S{O_2}]}^2}.[{O_2}]}}\)
\({K_{{C_2}}} = \frac{{[S{O_3}]}}{{[S{O_2}].{{[{O_2}]}^{\frac{1}{2}}}}}\)
\({K_{{C_3}}} = \frac{{{{[S{O_2}]}^2}.[{O_2}]}}{{{{[S{O_3}]}^2}}}\)
Mối liên hệ giữa 3 hằng số: KC1, KC2 và KC3
\({K_{{C_3}}} = \frac{1}{{{K_{{C_1}}}}}\)
\({K_{{C_2}}} = \sqrt {{K_{{C_1}}}} \)
\({K_{{C_3}}} = {(\frac{1}{{{K_{{C_2}}}}})^2} = \frac{1}{{{K^2}_{{C_2}}}}\)
-- Mod Hóa Học 10 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 212 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 2 trang 212 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 4 trang 213 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 5 trang 213 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 6 trang 213 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 7 trang 213 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 8 trang 213 SGK Hóa học 10 nâng cao
-
Hỏi áp suất thay đổi như thế nào ?
bởi Bi do 25/11/2018
trong 1 bình kín có thể tích 3 lit. Thoạt đầu cho vào 168g N2 và 6g H2 . Ở nhiệt độ xác định cân bằng được thiết lập lúc đó lượng N2 giảm 10% . Hỏi áp suất thay đổi như thế nào ???
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính m biết cho m gam Al vào H2SO4 thì cần bằng với khi cho 11,2g Fe vào HCl?
bởi Lê Tấn Vũ 30/07/2019
Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau:
- Cho 11,2g Fe vào cốc đựng dung dịch HCl.
- Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4.
Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m?Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có hai cốc thuỷ tinh có khối lượng bằng nhau. Cho dung dịch H2So4 loãng vào cốc thứ nhất( cốc A), cho dung dịch HCl vào cốc thứ hai( cốc B). Đặt hai cốc A và B lên 2 đĩa cân ( cân robecvan - cân 2 đĩa) thì cân ở vị trí cân bằng. Sau đó tiến hành hai thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Cho 4,8 gam Mg vào cốc A.
- Thí nghiệm 2: Cho m gam MgCo3 vào cốc B, phương trình hoá học xảy ra như sau:
MgCO3 + 2HCl -------> MgCl2 + CO2 + H2O
Khi cả Mg và MgCO3 đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m ?
Mn gửi cả lời giải giúp mình với ......thanks tr
Theo dõi (0) 1 Trả lời