Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và sách Nâng cao chương trình Hóa học 10 Bài 16 Luyện tập: Liên kết hóa học giúp các em học sinh nắm bắt những phương pháp cơ sở như xác định số oxi hóa, xác định điện hóa trị, ... là phần kiến thức xuyên suốt chương trình Hóa học sau này.
-
Bài tập 1 trang 76 SGK Hóa học 10
a) Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng:
Na → Na+ ; Cl → Cl-
Mg → Mg2+; S → S2-
Al → Al3+; O → O2-
b) Viết cấu hình electron của các nguyên tử và các ion. Nhận xét về cấu hình electron lớp ngoài cùng của các ion được tạo thành.
-
Bài tập 2 trang 76 SGK Hóa học 10
Trình bày sự giống nhau và khác nhau của 3 loại liên kết: Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không có cực và liên kết cộng hóa trị có cực?
-
Bài tập 3 trang 76 SGK Hóa học 10
Cho dãy oxit sau đây: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.
Dựa vào giá trị hiệu độ âm điện của 2 nguyên tử trong phân tử hãy xác định loại liên kết trong từng phân tử oxit (tra giá trị độ âm điện ở bảng 6, trang 45).
-
Bài tập 4 trang 76 SGK Hóa học 10
a) Dựa vào giá trị độ âm điện (F: 3,98; O: 3,44; Cl: 3,16; N: 3,04) hãy xét xem tính phi kim thay đổi như thế nào của dãy nguyên tố sau: F, O, N, Cl.
b) Viết công thức cấu tạo của các phân tử sau đây: N2, CH4, H2O, NH3.
Xét xem phân tử nào có liên kết không phân cực, liên kết phân cực mạnh nhất?
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 76 SGK Hóa học 10
Một nguyên tử có cấu hình electron 1s22s22p3
a) Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn, suy ra công thức phân tử của hợp chất khí với hidro.
b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử đó.
-
Bài tập 6 trang 76 SGK Hóa học 10
a) Lấy ví dụ về tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử?
b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của các loại tinh thể đó. Giải thích?
c) Tinh thể nào dẫn điện được ở trạng thái rắn? Tinh thể nào dẫn điện được khi nóng chảy và khi hòa tan trong nước?
-
Bài tập 8 trang 76 SGK Hóa học 10
a) Dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu rõ trong các nguyên tố sau đây những nguyên tố nào có cùng cộng hóa trị trong các oxit cao nhất: Si, P, Cl, S, C, N, Se, Br.
b) Những nguyên tố nào sau đây có cùng cộng hóa trị trong các hợp chất khí với hiđro: P, S, F, Si, Cl, N, As, Te.
-
Bài tập 9 trang 76 SGK Hóa học 10
Xác định số oxi hóa của Mn, Cr, Cl, P, N, S, C, Br:
a) Trong phân tử : KMnO4, Na2Cr2O7, KClO3, H3PO4.
b) Trong ion: NO3-, SO42-, CO32-, Br-, NH4+.
-
Bài tập 7 trang 76 SGK Hóa học 10
Xác định điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA.
Điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA, trong các hợp chất vời nguyên tố nhóm IA là:
-
Bài tập 16.1 trang 37 SBT Hóa học 10
Số oxi hoá của nitơ trong NO2- ,NO3-,NH
3 lần lượt làA. -3, +3, +5
B. +3, -3, -5
C. +3, +5, -3.
D. +4, +6, +3.
-
Bài tập 16.2 trang 37 SBT Hóa học 10
Số oxi hoá của lưu huỳnh (S) trong H2S, SO2, SO32- ,SO42- lần lượt là
A. 0, +4, +3, +8.
B. -2, +4, +6, +8.
C. -2, +4, +4, +6.
D. +2, +4, +8, +10
-
Bài tập 16.3 trang 37 SBT Hóa học 10
Cho các chất và ion: Mn, MnO, MnCl4, MnO4-. Số oxi hoá của Mn trong các chất và ion trên lần lượt là
A. +2 , -2, -4, +8.
B. 0, +2, +4, +7.
C. 0, -2, -4, -7.
D. 0, +2, -4, -7
-
Bài tập 16.4 trang 37 SBT Hóa học 10
Ion nào sau đây có 32 electron ?
A. SO42−
B. CO32−
C. NH4+
D. NO3−
-
Bài tập 16.5 trang 37 SBT Hóa học 10
Ion nào sau đây có tổng số proton bằng 48 ?
A. NH4+
B. SO32−
C. SO42−
D. K+
-
Bài tập 16.6 trang 38 SBT Hóa học 10
Trong dãy oxit: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O
7. Những oxit có liên kết ion làA. Na2O, SiO2, P2O
5B. Na2O, MgO, Al2O
3C. MgO, Al2O3, P2O
5D. SO3, Cl2O3, Na2O
-
Bài tập 16.7 trang 38 SBT Hóa học 10
Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np
4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của X trong oxit cao nhất làA.50%.
B. 27%.
C. 60%.
D. 40%.
-
Bài tập 16.8 trang 38 SBT Hóa học 10
Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R có công thức tổng quát là RH4, oxit cao nhất của nguyên tố này chứa 53,3% oxi về khối lượng. Nguyên tố R là
A. cacbon.
B. chì.
C. thiếc.
D. silic
-
Bài tập 16.9 trang 38 SBT Hóa học 10
Số oxi hoá của clo (Cl) trong hợp chất HClO
3 làA. +1.
B.-2.
C. +6.
D.+5.
-
Bài tập 16.10 trang 38 SBT Hóa học 10
Hãy tính số oxi hoá của crom (Cr) trong hợp chất K2Cr2O7.
-
Bài tập 16.11 trang 39 SBT Hóa học 10
Hãy tính số oxi hoá của lưu huỳnh (S) trong hợp chất H2SO4.
-
Bài tập 16.12 trang 39 SBT Hóa học 10
Hãy cho biết sự khác nhau về liên kết hoá học trong các tinh thể ion, tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử.
-
Bài tập 16.13 trang 39 SBT Hóa học 10
Hãy cho biết sự khác nhau về các cấu tử (các hạt tạo nên tinh thể) trong tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.
-
Bài tập 16.14 trang 39 SBT Hóa học 10
Hãy cho biết sự khác nhau về tính chất giữa tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử.
-
Bài tập 16.15 trang 39 SBT Hóa học 10
Hãy viết công thức cấu tạo của các phân tử: N2, CH4, NH3, H2O.
Dựa vào quy tắc biến thiên độ âm điện của các nguyên tố trong một chu kì, hãy cho biết trong các phân tử nói trên, phân tử nào có liên kết không phân cực, phân tử nào có liên kết phân cực mạnh nhất.
-
Bài tập 16.16 trang 39 SBT Hóa học 10
Cho dãy oxit sau đây: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7
Biết rằng độ âm điện của các nguyên tố: Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, O Lần lượt bằng: 0,93; 1,31; 1,61; 1,90; 2,19; 2,58; 3,16; 3,44.
Hãy dự đoán trong các oxit đó thì liên kết trong các oxit nào là liên kết ion, liên kết cộng hoá trị có cực, liên kết cộng hoá trị không cực ?
-
Bài tập 16.17 trang 39 SBT Hóa học 10
Hãy cho biết số oxi hoá của các kim loại trong các hợp chất sau đây: LiBr, NaCl, KI, MgCl2, CaO, BaF2.
-
Bài tập 16.18 trang 39 SBT Hóa học 10
a) Hãy cho biết số oxi hoá của O trong các hợp chất: Na2O, CaO, Al2O3, H2O2, F2O
b) Hãy cho biết trong trường hợp nào thì oxi có số oxi hoá bằng -2, bằng -1, bằng +2.
-
Bài tập 16.19 trang 39 SBT Hóa học 10
Các cation R+,Y
2+ và anion X − đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p 6. Xác định vị trí của R, Y, X trong bảng tuần hoàn. -
Bài tập 16.20 trang 39 SBT Hóa học 10
Hợp chất MX có tổng số các hạt trong phân tử là 84. Trong nguyên tử M cũng như X, số hạt proton bằng số hạt nơtron. Tổng số electron trong M2+ nhiều hơn trong X2- là 8 hạt. Xác định chất MX.
-
Bài tập 1 trang 87 SGK Hóa học 10 nâng cao
Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.
B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện trong khoảng từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.
C. Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học.
D. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.
-
Bài tập 2 trang 87 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hãy cho biết thế nào là liên kết cộng hóa trị không cực? Cho ba ví dụ về liên kết cộng hóa trị không cực.
-
Bài tập 3 trang 87 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hãy cho biết công thức electron của phân tử F2, phân tử HF, phân tử N2. Hãy cho biết, trong các phân tử đó thì phân tử nào có liên kết cộng hóa trị có cực và không cực.
-
Bài tập 4 trang 87 SGK Hóa học 10 nâng cao
Xét các phân tử sau đây: NaCl, MgCl2, AlCl3, HCl. Hãy cho biết liên kết trong phân tử nào là liên kết cộng hóa trị và liên kết trong phân tử nào là liên kết ion.
-
Bài tập 5 trang 87 SGK Hóa học 10 nâng cao
Xét phân tử sau đây HBr, O2, H2, NH3. Hãy cho biết liên kết trong phân tử nào có cực, liên kết phân tử nào không cực.