OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 8: Quy tắc Octet


Hóa 10 Bài 8: Quy tắc Octet chương trình SGK Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn là tóm tắt toàn bộ nội dung của bài học số 8 giúp các bạn học sinh biết được khái niệm về liên kết hóa học và cũng như xác định được được các chất có liên kết trong phân tử. Mời các bạn tham khảo.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Liên kết hóa học

- Tìm hiểu sự hình thành liên kết hóa học

- Trong hóa học, liên kết hóa học là lực, giữ cho các nguyên tử cùng nhau trong các phân tử hay các tinh thể.

Hình 8.1. Sự hình thành các phân tử hydrogen và flurione

- Phần tử được tạo nên từ các nguyên tử bằng các liên kết hoá học.

1.2. Quy tắc Octet

- Tìm hiểu cách vận dụng quy tắc octet trong sự hình thành phân tử nitrogen (N2)

+ Để đạt cấu hình electron bền vững của các khí hiểm gần nhất, nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng nhường hoặc nhận thêm, hoặc góp chung các electron hoá trị với các nguyên tử khác khi tham gia liên kết hoá học.

+ Ví dụ, liên kết giữa 2 nguyên tử nitrogen (N) trong phân tử nitrogen (N2) được tạo thành do mỗi nguyên tử nitrogen đã góp chung 3 electron hoá trị, tạo nên 3 cặp electron chung như Hình 8.2.

Hình 8.2. Sự hình thành liên kết trong phân tử nitrogen

- Tìm hiểu cách vận dụng quy tắc Octet trong sự hình thành ion dương, ion âm

+ Nguyên tử sodium có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Nếu mất đi 1 electron này, nguyên tử sodium sẽ đạt được cấu hình electron bền vững sau:

Nguyên tử sodium (Na)                                           lon sodium (Na+)

Hình 8.3. Sự hình thành ion Na+

+ Phần tử thu được mang điện tích dương, gọi là ion sodium, kí hiệu Na+.

+ Tương tự, nguyên tử fluorine có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Khi nhận vào 1 electron, nguyên tử fluorine sẽ đạt được cấu hình electron bền vững sau:

Nguyên tử fluorine (F)                                                       Ion fluoride (F-)

Hình 8.4. Sự hình thành ion F-

+ Phần tử thu được mang điện tích âm, gọi là ion fluoride, kí hiệu F-.

+ Không phải trong mọi trường hợp, nguyên tử của các nguyên tố khi tham gia liên kết đếu tuân theo quy tắc Octet.

+ Người ta nhận thấy một số phân tử có thể không tuân theo quy tắc Octet. Ví dụ: NO, BH3, SF6...

+ Với nguyên tử của các nguyên tố nhóm B, người ta áp dụng một quy tắc khác, tương ứng với quy tắc Octet, là quy tắc 18 electron để giải thích xu hướng khi tham gia liên kết hoá học của chúng.

Quy tắc Octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hoá học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium).
ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Khi liên kết với nhau, nguyên tử của các nguyên tố dường như đã cố gắng “bắt chước” cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm để bền vững hơn. Điều này đã được nhà hóa học người Mỹ Lewis (Li-uýt, 1875 – 1946) đề nghị khi nghiên cứu về sự hình thành phân tử từ các nguyên tử. Ông gọi đó là quy tắc octet. Quy tắc Octet là gì?

Hướng dẫn giải

Quy tắc Octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium)

Bài 2: Nguyên tử của các nguyên tố hydrogen và fluorine có xu hướng cho đi, nhận thêm hay góp chung các electron hóa trị khi tham gia liên kết hình thành phân tử hydrogen fluoride (HF)?

Hướng dẫn giải

- Nguyên tử fluorine và hydrogen đều là phi kim

+ Fluorine có 7 electron lớp ngoài cùng

+ Hydrogen có 1 electron lớp ngoài cùng (lớp 1 có tối đa 2 electron)

→ Cả 2 có xu hướng nhận electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm

→ Khi tham gia liên kết hình thành phân tử HF, mỗi nguyên tử sẽ bỏ ra 1 electron để tạo thành 1 cặp electron dùng chung

Bài 3: Khi nguyên tử fluorine nhận thêm 1 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố nào?

Hướng dẫn giải

Khi nguyên tử F nhận thêm 1 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố Ne.

ADMICRO

Luyện tập Bài 8 Hóa 10 CTST

Sau bài học này, học sinh sẽ:

- Trình bày và vận dụng được quy tắt Octet trong quá trình hình thành liên kết hóa học cho các nguyên tố nhóm A.

3.1. Trắc nghiệm Bài 8 Hóa 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 8 Hóa 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải câu hỏi 1 trang 52 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 2 trang 52 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 3 trang 53 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 53 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 4 trang 53 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 5 trang 54 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 54 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 54 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 54 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 54 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 54 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.1 trang 28 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.2 trang 28 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.3 trang 28 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.4 trang 28 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.5 trang 29 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.6 trang 29 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.7 trang 29 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.8 trang 29 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.9 trang 29 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 8.10 trang 29 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 8 Hóa học 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Hóa học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF