Nội dung bài học Bài 16: Ôn tập chương 4 môn Hóa học 10 chương trình SGK Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn về phản ứng oxi hóa - khử cũng như một số dạng bài tập cơ bản có liên quan. Mời các em học sinh cùng theo dõi nội dung chi tiết.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Phản ứng oxi hóa - khử
- Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất trong phản ứng hay phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
- Chất khử (chất bị oxh) là chất nhường electron
- Quá trình oxh (sự oxh) là quá trình nhường electron.
- Quá trình khử (sự khử) là quá trình thu electron.
Ví dụ:
\(\mathop {Fe}\limits^0 + \mathop {Cu}\limits^{2 + } S{O_4} \to \mathop {Cu}\limits^0 + \mathop {Fe}\limits^{ + 2} S{O_4}\)
Quá trình thay đổi số oxi hóa:
Fe0 → Fe2+ + 2e
- Nguyên tử sắt là chất khử. Sự làm tăng số oxi hóa của sắt được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.
- Nguyên tử sắt nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của nguyên tử sắt được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.
Cu2+ + 2e → Cu
- Số oxi hóa của đồng giảm từ +2 xuống 0. Ion đồng là chất oxi hóa. Sự làm giảm số oxi hóa của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.
- Ion đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.
⇒ Phản ứng của sắt với dung dịch đồng sunfat cũng là phản ứng oxi hóa - khử vì tồn tại đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
- Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron. - Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất thu electron. - Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron. - Quá trình khử (sự khử) là quá trình thu electron. |
---|
1.2. Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử
- Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố để tìm chất oxi hoá và chất khử.
- Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.
- Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxh và chất khử sao cho tổng số electron cho bằng tổng số electron nhận.
- Bước 4: Đặt hệ số của các chất oxh và khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số các chất khác. Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn thành PTHH.
Phương pháp thăng bằng electron dựa trên nguyên tắc: tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận. |
---|
Bài tập minh họa
Bài 1: Cho phản ứng sau:
A. 2HgO → 2Hg + O2.
B. CaCO3 → CaO + CO2.
C. 2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O.
D. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O.
phản ứng oxi hóa – khử là đáp án nào
Hướng dẫn giải
Những phản ứng theo đề bài cho, phản ứng oxi hóa – khử là : A.
2HgO → 2Hg + O2.
Hg2+ + 2e → Hg0
2O2- → O2 + 4e
Còn các phản ứng khác không phải là phản ứng oxi hóa khử
Bài 2: Cho các phản ứng sau:
A. 4NH3 + 5O2→ 4NO + 6H2O.
B. 2NH3 + 3Cl2→ N2 + 6HCl.
C. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2+ 3H2O.
D. 2NH3 + H2O2+ MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4.
Ở phản ứng nào NH3 không đóng vai trò chất khử?
Hướng dẫn giải
Phản ứng NH3 không đóng vai trò chất khử.
D. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4.
Do N không thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng.
Bài 3: Phân biệt chất oxi hóa và sự oxi hóa, chất khử và sự khử. Lấy thí dụ để minh họa.
Hướng dẫn giải
Chất oxi hóa là chất nhận electron.
Sự oxi hóa một chất là làm cho chất đó nhường electron.
Chất khử là chất nhường electron.
Sự khử một chất là sự làm cho chất đó thu electron.
Ví dụ:
\(\mathop {Fe}\limits^0 + \mathop {Cu}\limits^{2 + } S{O_4} \to \mathop {Cu}\limits^0 + \mathop {Fe}\limits^{ + 2} S{O_4}\)
- Nguyên tử Fe nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của Fe được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.
- Ion đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.
Luyện tập Bài 16 Hóa 10 KNTT
Sau bài học này, học sinh có thể:
- Nêu được khái niệm, xác định được số oxi hoá và ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử.
- Lập được phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử bằng phương pháp thăng bằng electron
3.1. Trắc nghiệm Bài 16 Hóa 10 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. 4
- B. 5
- C. 2
- D. 3
-
- A. 0,3M; 0,3M; 0,6M
- B. 0,1M; 0,1M; 0,2M
- C. 0,3M; 0,3M; 0,2M
- D. 0,3M; 0,2M; 0,2M
-
- A. 49,8
- B. 49,4
- C. 37,4
- D. 30,5
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 16 Hóa 10 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài 1 trang 78 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 2 trang 78 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 3 trang 78 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 4 trang 78 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 5 trang 79 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 6 trang 79 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 7 trang 79 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 16.1 trang 42 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 16.2 trang 42 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 16.3 trang 42 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 16.4 trang 43 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 16.5 trang 43 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 16.6 trang 43 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 16.7 trang 43 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 16.8 trang 43 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 16.9 trang 43 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 16.10 trang 43 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 16.11 trang 43 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 16.12 trang 44 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 16.13 trang 44 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 16.14 trang 44 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 16.15 trang 44 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 16 Hóa học 10 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Hóa học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!