OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Giải bài 7 trang 79 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 7 trang 79 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức

Copper (II) sulfate được dùng để diệt tảo, rong rêu trong nước bể bơi; dùng để pha chế thuốc Bordaux ( trừ bệnh mốc sương trên cây cà chua, khoai tây; bệnh thối thân trên cây ăn quả, cây công nghiệp)…

Cu + O2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O     (1)

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng (1) theo phương pháp thăng bằng electron, chỉ rõ chất oxi hóa, chất khử.

b) Copper (II) sulfate còn được điều chế bằng cách cho đồng phế liệu tác dụng với sulfuric acid đặc, nóng:

Cu + H2SO4 (đặc) \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)  CuSO4 + SO2 + H2O   (2)

Trong hai cách trên, cách nào sử dụng ít sulfuric acid hơn, cách nào ít gây ô nhiễm môi trường hơn?

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết bài 7 trang 79

Hướng dẫn giải

- Chất nhường electron là chất khử

- Chất nhận electron là chất oxi hóa

- Các bước lập phương trình hóa học:

Bước 1: Xác định số oxi hóa của nguyên tử bị thay đổi

Bước 2: Biểu diễn quá trình oxi hóa – khử

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hóa theo nguyên tắc: tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.

Bước 4: Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng từ đó tính ra hệ số của các chất khác có mặt trong phương trình hóa học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế.

Lời giải chi tiết

a)

Bước 1: Xác định số oxi hóa của nguyên tử bị thay đổi:

\(\mathop {Cu}\limits^0 \,\,\, + \,\,\,\mathop {{O_2}}\limits^0 \,\,\, + \,\,\,\,{H_2}S{O_4}\,\,\, \to \,\,\,\mathop {Cu}\limits^{ + 2} S{O_4}\,\,\, + \,\,\,{H_2}\mathop O\limits^{ - 2} \)

Cu: chất khử

O2: chất khử

Bước 2: Biểu diễn quá trình oxi hóa – khử:

\(\begin{array}{l}
\mathop {Cu}\limits^0 \,\,\, \to \,\,\,\,\mathop {Cu}\limits^{ + 2} \,\,\, + \,\,\,2e\\
\mathop {{O_2}}\limits^0 \,\,\, + \,\,\,4e\,\,\,\, \to \,\,\,2\mathop O\limits^{ - 2} 
\end{array}\)

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hóa theo nguyên tắc: tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.

\(\begin{array}{l}
2\,\,\,\,x\,\,\,\,\,\mathop {Cu}\limits^0 \,\,\, \to \,\,\,\,\mathop {Cu}\limits^{ + 2} \,\,\, + \,\,\,2e\\
1\,\,\,\,x\,\,\,\,\,\mathop {{O_2}}\limits^0 \,\,\, + \,\,\,4e\,\,\,\, \to \,\,\,2\mathop O\limits^{ - 2} 
\end{array}\)

Bước 4: Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng từ đó tính ra hệ số của các chất khác có mặt trong phương trình hóa học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế.

2Cu + O2 + 2H2SO4  → 2CuSO4 + 2H2

b)

Cách 1: 2Cu + O2 + 2H2SO4  →  2CuSO4 + 2H2O

Cứ 1 mol Cu cần dùng 1 mol H2SO4

Cách 2: Cu + 2H2SO4 (đặc) \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) CuSO4 + SO2 + 2H2O    

Cứ 1 mol Cu cần dùng 2 mol H2SO4

Theo tỉ lệ phản ứng, cách 1 sử dụng ít sulfuric acid hơn và ít gây ô nhiễm môi trường hơn. Do cách 2 sinh ra khí SO2.

-- Mod Hóa Học 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Giải bài 7 trang 79 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

NONE
OFF