Xin gửi đến các em học sinh lớp 7 nội dung lí thuyết Bài 9: Quản lí tiền thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây đã được HOC247 biên soạn kĩ càng. Đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các em học sinh tìm hiểu về khái niệm, ý nghĩa, các nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả,... Mời các em cùng tham khảo nhé!
Tóm tắt bài
Tiền là một phương tiện quan trọng trong cuộc sống nhưng tiền không phải là tất cả. Hiểu đúng về tiền và biết cách sử dụng đồng tiền hợp lí sẽ giúp mỗi cá nhân làm chủ cuộc sống và thành công trong tương lai. |
---|
Câu hỏi: Theo em, những câu tục ngữ, thành ngữ dưới đây có liên quan gì đến quản lí tiền? Vì sao?
- Kiến tha lâu đầy tổ.
- Miệng ăn núi lở.
Trả lời:
- Kiến tha lâu cũng đầy tổ có nghĩa là: Kiên nhẫn mỗi ngày một ít, lâu ngày thành công. Kiên nhẫn, siêng năng thì cuối cùng cũng mang lại kết quả tốt đẹp; nhiều cái nhỏ góp nhặt lại cũng thành cái lớn. Đây là cách dùng câu kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- Miệng ăn núi lở: Chỉ có ăn mà không làm, không dành dùm tiền bạc thì dù ta có có bao nhiêu tiền, có giàu cỡ nào thì rồi cũng hết.
1.1. Khám phá 1
Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 48 SGK GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.
- Em có nhận xét gì về cách sử dụng tiền thưởng của bạn T và P?
- Theo em, thế nào là quản lí tiền hiệu quả?
- Việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
- Nhận xét: Bạn T và P đã sử dụng tiền hợp lí, trích một nửa số tiền thưởng của mình giúp cho một bạn khó khăn chứ không phung phí số tiền vào những việc vô ích. Đây là một điều đáng trân trọng.
- Quản lí tiền hiệu quả: biết sử dụng tiền một cách hợp lí, không tiêu xài phung phí, nhằm thực hiện những mục tiêu lớn hơn trong tương lai cũng như phòng trừ những bất trắc trong cuộc sống.
- Ý nghĩa việc quản lí tiền hiệu quả: giúp ta chủ động chi tiêu hợp lí, rèn luyện tiết kiệm, dự phòng cho trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai.
1.2. Khám phá 2
Câu hỏi: Em hãy đọc các phương án quản lí tiền và trả lời câu hỏi.
- Em chọn phương án nào trong những gợi ý trên ? Vì sao?
- Em có suy nghĩ gì về việc quản lí tiền hiện quả?
Trả lời:
- Em sẽ lựa chọn các phương án:
+ c. Phân chia thành các khoản khác nhau để sử dụng hợp lí. Bởi vì khi mình có kế hoạch cụ thể thì mình sẽ không chi tiêu một cách lãng phí.
+ d. Luôn cân nhắc trước khi sử dụng. Bởi vì việc làm này giúp ta tránh được những rủi ro về tiền bạc, tránh những sự lãng phí không cần thiết.
- Quản lí tiền hiệu quả: tức là biết chi tiêu hợp lí và tránh lãng phí vào những việc không cần thiết.
1.3. Khám phá 3
Câu hỏi: Em hãy thuyết trình trước lớp về nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả theo gợi ý dưới đây:
Trả lời:
Trong cuộc sống, việc chi tiêu tiền hợp lý là rất quan trọng. Có 3 nguyên tắc chúng ta cần biết để quản lí tiền hiệu quả:
- Nguyên tắc 1: Chi tiêu hợp lí
Chúng ta cần ưu tiên mua những thứ mình cần hơn những thứ mình muốn. Bởi vì những thứ mình muốn thì rất là nhiều, vô tận nhưng đôi khi nó chỉ là đam mê nhất thời thôi. Cần sử dụng tiền để mua những thứ cần thiết cho mình và chi tiêu hợp lí, cân nhắc trước khi mua.
- Nguyên tắc 2: Tiết kiệm thường xuyên
Chúng ta nên dành một khoản tiết kiệm riêng để tránh những rủi ro bất ngờ ập đến. Không nên chi tiêu cho những khoản không hợp lí, đặc biệt trong học sinh của chúng ta như nạp tiền vào game, mua các đồ chơi mắc tiền, ăn uống quá nhiều,…
- Nguyên tắc 3: Tăng nguồn thu
Bạn có thể làm thêm những công việc phù hợp với chuyên môn, lĩnh vực của mình để tăng thêm nguồn thu nhập.
1.4. Khám phá 4
Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp trang 49, 50 SGK GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.
- Em có nhận xét gì về cách tạo thu nhập của M, T, H trong các trường hợp trên?
- Ngoài những cách tạo thu nhập trên, theo em, lứa tuổi học sinh còn có cách tạo thu nhập nào khác?
Trả lời:
- Nhận xét về cách tạo thu nhập của M, T, H:
+ Trường hợp 1: M đã nỗ lực, chăm chỉ học tập để nhận được học bổng khuyến học của quận. Từ đó giúp cho gia đình M giảm bớt gánh nặng kinh tế.
+ Trường hợp 2: Nhờ sự khéo tay của mình, T đã tranh thủ làm bánh vào thời gian rảnh để làm bánh và bán kiếm tiền, T đã tự tạo ra thu nhập cho bản thân mình. Từ đó T có thể có một khoản tiền đóng học phí và giúp đỡ gia đình.
+ Trường hợp 3: H cộng tác với một số bài báo, trang tin điện tử về tuổi học trò để viết bài. Từ đó, H đã có tiền để trang bị cho mình dụng cụ học tập, vừa cải thiện khả năng viết có thể phục vụ cho việc làm của H sau này tốt hơn.
- Ngoài những cách tạo thu nhập trên, lứa tuổi học sinh còn có cách tạo thu nhập khác như:
+ Tự làm đồ handmade như thiệp 8/3, 20/10, 20/11, các loại tranh vẽ, đan khăn, làm đồ trang trí….
+ Bạn có thể thu gom phế liệu từ nhà, trường để bán.
1. Khái niệm: Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí. 2. Ý nghĩa: Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí, rèn luyện tiết kiệm, dự phòng cho trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai. 3. Một số nguyên tắc quản lí tiến hiệu quả: + Chi tiêu hợp lí + Tiết kiệm thường xuyên + Tăng nguồn thu để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể chọn các hoạt động phù hợp với khả năng, thời gian của mình, như: thu gom phế liệu, tăng gia sản xuất, tự làm các sản phẩm để bán; cộng tác với một số tờ báo tuổi học trò để viết tin, bài,... |
---|
Bài tập minh họa
Bài tập: Dựa vào hiểu biết của em để trả lời các câu hỏi sau:
a) Vì sao tiết kiệm thức ăn, điện, nước,...lại giúp chúng ta tiết kiệm được tiền? Nêu ý nghĩa của việc tiết kiệm thức ăn, điện, nước,...trong cuộc sống.
b) Em hãy nêu cách tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... mà em biết.
Hướng dẫn giải:
- Dựa vào hiểu biết và giải thích lí do “Vì sao tiết kiệm thức ăn, điện, nước,...lại giúp chúng ta tiết kiệm được tiền”. Nêu được ý nghĩa của việc tiết kiệm thức ăn, điện, nước,...trong cuộc sống.
- Nêu cách tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... mà em biết.
Lời giải chi tiết:
a) Vì thức ăn, điện, nước chúng ta đều phải chi trả bằng tiền, vì vậy sử dụng vừa đủ, không lãng phí thức ăn, điện, nước sẽ giúp tiết kiệm tiền.
- Ý nghĩa của việc tiết kiệm thức ăn, điện, nước:
+ Khi chúng ta không sử dụng hoang phí, biết tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... chúng ta sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể, có thể dành để chi tiêu cho những việc cần thiết khác.
+ Thức ăn, điện, nước,... là những thứ có hạn, rất nhiều người trên thế giới không có thức ăn để ăn, không có điện và nước sạch để sử dụng, vì vậy chúng ta cần phải sử dụng hợp lí những nguồn tài nguyên này.
b) Cách tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... mà em biết:
- Cố gắng ăn hết, không bỏ phí thức ăn
- Phần thức ăn còn thừa nào mà có thể bảo quản được thì cất đi để hôm sau ăn tiếp, đỡ phí phạm
- Vặn nước vừa phải, đủ lượng dùng
- Tắt hết những thiết bị điện khi không sử dụng
- Giảm việc sử dụng điện trong giờ cao điểm
- Kiểm tra hạn sử dụng của thực phẩm
3. Luyện tập và củng cố
Qua bài học Bài 9: Quản lí tiền, các em cần:
- Nêu được ý nghĩa của việc quản lý tiền hiệu quả.
- Nhận biết được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả.
- Bước đầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân.
3.1. Trắc nghiệm Bài 9: Quản lí tiền - Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 9 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên.
- B. chi tiêu hợp lí và tăng nguồn thu.
- C. tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
- D. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
-
- A. Quản lí tiền.
- B. Tiết kiệm tiền.
- C. Chỉ tiêu tiền.
- D. Phung phí tiền.
-
- A. trách nhiệm.
- B. tự lập.
- C. thông cảm.
- D. chia sẻ.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Luyện tập 1 trang 50 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Luyện tập 2 trang 50 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Luyện tập 3 trang 51 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Vận dụng 1 trang 51 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Vận dụng 2 trang 51 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Giải Bài tập 1 trang 45 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải Bài tập 2 trang 45 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải Bài tập 3 trang 46 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải Bài tập 4 trang 46 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải Bài tập 5 trang 47 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải Bài tập 6 trang 47 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải Bài tập 7 trang 48 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải Bài tập 8 trang 49 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải Bài tập 9 trang 49 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải Bài tập 10 trang 49 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
4. Hỏi đáp Bài 9: Quản lí tiền - Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.