OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng


Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích cho môn GDCD 7, HỌC247 đã biên soạn lý thuyết Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng. Bài giảng tóm tắt nội dung về các bước giúp khắc phục tình huống căng thẳng tâm lí. Từ đó, vận dụng kiến thức đã học cải thiện các trường hợp căng thẳng trong cuộc sống và học tập. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

  Nếu cuộc sống là một dòng chảy, thì trên dòng chảy ấy chắc chắn có sự xuất hiện của những yếu tố căng thẳng. Biết cách ứng phó với tâm lí căng thẳng là hành trang cần có để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu hỏi: Em hãy quan sát tranh và thực hiện yêu cầu.

- Hãy nêu cách ứng phó với căng thẳng qua các bức tranh trên.

- Kể thêm các cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng mà em biết.

Trả lời:

- Cách ứng phó với căng thẳng qua các bức tranh:

+ Bức tranh 1: Các bạn cùng chơi nhảy dây sau giờ học căng thẳng, mệt mỏi.

+ Bức tranh 2: Bạn đi ngủ để có thể quên đi chuyện buồn.

+ Bức tranh 3: Bạn đã hỏi cô giáo và nhờ cô hướng dẫn bài tập để hiểu hơn.

+ Bức tranh 4: Bạn tập thể dục để giảm bớt căng thẳng, cơ thể khỏe khoắn.

- Một số cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng mà em biết:

+ Bình tĩnh để giải quyết căng thẳng.

+ Cố gắng suy nghĩ tích cực hơn.

+ Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác.

+ Chia sẻ căng thẳng với bạn bè, thầy cô giáo, người thân để giải tỏa.

+ Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

1.1. Khám phá 1

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 37 SGK GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

- T đã gặp phải căng thẳng như thế nào?

- T đã làm gì để vượt qua sự căng thẳng đó?

- Nếu là T, em còn có cách nào khác để vượt qua sự căng thẳng đó?

Trả lời: 

- Căng thẳng của T là: cố gắng dành nhiều thời gian ôn bài nhưng gần đến ngày thi là bạn lại cảm thấy bồn chồn, lo lắng, quên hết những gì đã học khiến cho kết quả không được tốt. Bên cạnh đó, T còn bị bạn bè trêu chọc vì học nhiều nhưng mà điểm lại rất thấp.

- Cách T vượt qua căng thẳng: đến phòng tham vấn học đường để nhờ cô giáo cho lời khuyên.

- Nếu là T, em sẽ vượt qua sự căng thẳng đó bằng cách:

+ Chia sẻ với bố mẹ về việc học tập để tìm lời khuyên, sự động viên.

+ Điều chỉnh lại cách học, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thư giản cho đầu óc cảm thấy thoải mái thì việc học sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

1.2. Khám phá 2

Câu hỏi: Em hãy đọc các ý kiến sau và trả lời câu hỏi.

a) Một cái ôm của bố mẹ có thể giúp chúng ta giải toả được những căng thẳng trong cuộc sống.

b) Khi căng thẳng, có thể đi đâu đó vài ngày cho nguôi ngoai.

c) Hoà mình vào thiên nhiên với cỏ cây hoa lá và vui chơi, nô đùa cùng bạn bè là những khoảnh khắc tuyệt vời giúp ta quên đi mọi áp lực.

d) Tập thể dục, thể thao mỗi ngày giúp chúng ta chống lại áp lực, căng thẳng.

e) Không có điều gì trên cuộc đời này không có cách giải quyết. Nếu bạn đã thật cố gắng mà vẫn chưa giải quyết được thì hãy hỏi ý kiến của chuyên gia để được giúp đỡ.

g) Lên mạng xã hội than thở cũng là một cách giải tỏa nỗi buồn.

- Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào ở trên? Vì sao?

- Em đã từng áp dụng cách nào để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng trong học tập hoặc giao tiếp với bạn bè, người thân?

Trả lời: 

- Em đồng ý với các ý kiến:

a) Một cái ôm của bố mẹ có thể giúp ta giải toả được những căng thẳng trong cuộc sống.

Bởi vì khi bản thân cảm thấy áp lực, căng thẳng sẽ cần một người để động viên mình, ba mẹ là người luôn luôn là chỗ vựa tinh thần vững chắc cho mình.

c) Hoà mình vào thiên nhiên với cỏ cây hoa lá và vui chơi, nô đùa cùng bạn bè là những khoảnh khắc tuyệt vời giúp ta quên đi mọi áp lực.

Bởi vì khi căng thẳng, mình cần làm gì đó để có thể giải tỏa những căng thẳng.

d) Tập thể dục, thể thao mỗi ngày giúp chúng ta chống lại áp lực, căng thẳng.

Bởi vì tập thể dục có thể giúp tinh thần ta thoải mái, thư giãn hơn.

e) Không có điều gì trên cuộc đời này không có cách giải quyết. Nếu bạn đã thật cố gắng mà vẫn chưa giải quyết được thì hãy hỏi ý kiến của chuyên gia để được giúp đỡ.

Bởi vì khi muốn giải quyết một vấn đề gì thì cần bình tĩnh, xem xét các cách khác nhau và có thể nhờ tư vấn từ người khác.

- Em không đồng ý với các ý kiến:

b) Khi căng thẳng, có thể đi đâu đó vài ngày cho nguôi ngoai.

Bởi vì khi căng thẳng, mình cần làm gì đó giải tỏa nhưng cần đúng chừng mực, chúng ta còn nhỏ, không nên đi đâu một mình.

g) Lên mạng xã hội than thở cũng là một cách giải toả nỗi buồn.

Bởi vì than thở chỉ khiến ta ngày càng chán nản và những bình luận có thể  ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân.

- Cách em đã từng áp dụng để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng trong học tập hoặc giao tiếp với bạn bè, người thân là:

+ Khi em cảm thấy áp lực trong việc học, em sẽ giải trí bằng các clip hài vui nhộn cho tinh thần sảng khoái.

+ Khi em cảm thấy buồn, em sẽ mở nhạc lên thư giãn.

1.3. Khám phá 3

Câu hỏi: Em hãy sắp xếp những bức tranh dưới đây theo trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng.

Trả lời:

Sắp xếp các bức tranh theo trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng như sau:

- 1. Tranh 5: Tìm hiểu nguyên nhân vấn đề.

- 2. Tranh 2: Tìm các cách để giải quyết vấn đề.

- 3. Tranh 3: Chọn cách giải quyết khả thi nhất.

- 4. Tranh 4: Tiến hành giải quyết các vấn đề đó.

- 5. Tranh 1: Vượt qua sự căng thẳng.

  1. Khái niệm:

  - Ứng phó với tâm lí căng thẳng là cách con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách tích cực.

  2. Các bước ứng phó với căng thẳng:

  - Trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng như sau:

  + Xác định nguyên nhân gây căng thẳng;

  + Đề ra các biện pháp giải quyết chọn lọc các giải pháp khả thi;

  + Thực hiện các giải pháp khả thi; đánh giá kết quả đạt được.

  - Để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng, có thể thực hiện một số cách thức như:

  + Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao;

  + Có phương pháp học tập khoa học, phù hợp;

  + Cố gắng để có những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc; thường xuyên gần gũi, hoà mình với thiên nhiên;...

  + Nếu căng thẳng quá mức, cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác, nhất là người thân và thầy, cô giáo.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy viết lại những tình huống thường gây căng thẳng cho bản thân, từ đó tìm ra nguyên nhân, lập kế hoạch phòng tránh để không bị rơi vào những tình huống này và cách ứng phó tích cực nếu vẫn gặp những tình huống đó.

Hướng dẫn giải:

- Từ trải nghiệm của bản thân nêu được tình huống thường gây căng thẳng, từ đó tìm ra nguyên nhân, cách phòng tránh và cách ứng phó tích cực nếu vẫn gặp những tình huống đó.

Lời giải chi tiết:

Tình huống gây căng thẳng

Nguyên nhân

Cách phòng tránh

Cách ứng phó tích cực

Chuẩn bị bước vào bài thi nói tiếng Anh

Thiếu tự tin về khả năng phát âm của mình

 Thường xuyên, tự luyện nói trước gương khi ở nhà.

Hít thở sâu suy nghĩ tích cực, khích lệ bản thân và tin tưởng mình sẽ làm tốt.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng, các em cần:

- Nêu được cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng.

- Thực hành được một số cách ứng phó tích cực với tâm lí căng thẳng.

3.1. Trắc nghiệm Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng - Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 7 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 39 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 2 trang 39 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 1 trang 40 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 2 trang 40 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Giải Bài tập 1 trang 36 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 2 trang 36 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 3 trang 37 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 4 trang 37 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 5 trang 38 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 6 trang 39 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 7 trang 39 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 8 trang 40 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 9 trang 40 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 10 trang 40 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

4. Hỏi đáp Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng - Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF