OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội


Để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về khái niệm, nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội,... HOC247 mời các em cùng tham khảo Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây. Đồng thời, các bài tập minh họa giúp các em học sinh củng cố lại kiến thức bài giảng. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

  Tệ nạn xã hội đã tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội. Việc nhận diện các loại tệ nạn xã hội để phòng, chống là một trong những nhiệm vụ quan trọng của học sinh.

Câu hỏi: Em hãy kể tên các loại tệ nạn xã hội được thể hiện trong các bức tranh sau và trả lời câu hỏi.

Tệ nạn xã hội là gì?

Trả lời:

- Các tệ nạn xã hội:

+ Tranh 1: tệ nạn ma túy

+ Tranh 2: tệ nạn cờ bạc

+ Tranh 3: tệ nạn nghiện rượu bia

+ Tranh 4: tệ nạn cờ bạc

- Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu đến mọi mặt của đời sống.

1.1. Khám phá 1

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp trang 53 SGK GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

TRƯỜNG HỢP 1:

- Anh T đã vướng phải những loại tệ nạn xã hội nào?

- Nguyên nhân nào khiến anh T vướng phải tệ nạn xã hội đó?

TRƯỜNG HỢP 2:

- V đã vướng phải những loại tệ nạn xã hội nào?

- Theo em, tệ nạn xã hội dẫn đến hậu quả như thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội?

Trả lời: 

- Trường hợp 1: Anh T đã vướng phải những loại tệ nạn xã hội như: nghiện rượu bia, cờ bạc, cá độ bóng đá.

Nguyên nhân: Gia đình anh T đón thêm 2 đứa con, anh T là trụ cột gia đình nên tìm mọi cách để kiếm tiền nuôi gia đình, tuy nhiên anh kinh doanh thất bại nên dẫn đến chán nản, buồn bã và bắt đầu va vào các tệ nạn xã hội.

- Trường hợp 2: V đã vướng phải những loại tệ nạn xã hội là: uống rượu, nghiện ma túy đá.

- Hậu quả của tệ nạn xã hội với bản thân ,gia đình, xã hội:

+ Đối với bản thân:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, có nguy cơ mắc các căn bệnh ảnh hưởng đến tính mạng như HIV, tim mạch, hệ thần kinh...
  • Tha hóa đạo đức, dễ vi phạm pháp luật.
  • Tổn hao về tinh thần, kinh tế.

+ Đối với gia đình:

  • Khủng hoảng về tài chính, tinh thần.
  • Phát sinh các mâu thuẫn gia đình, sứt mẻ tình cảm.
  • Nguy cơ bạo lực gia đình.

+ Đối với cộng đồng xã hội:

  • Làm suy thoái giống nòi.
  • Gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội.
  • Ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội.
  • Suy giảm sức lao động, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế.

1.2. Khám phá 2

Câu hỏi: Em hãy đọc các ý kiến sau đây và trả lời câu hỏi.

a) Chỉ người lớn mới vướng vào các tệ nạn xã hội.

b) Đánh bài ăn tiền để vui, không gọi là tệ nạn xã hội.

c) Hút thuốc lá thể hiện bản lĩnh, sành điệu.

d) Nếu đủ bản lĩnh thì sử dụng ma tuý một lần cũng không sao.

đ) Trò chơi điện tử có thể gây nghiện.

e) Học sinh tham gia cá độ bóng đá sẽ không bị xử lí vì còn quá nhỏ.

- Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?

- Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở có thể vướng các loại tệ nạn xã hội nào?

Trả lời: 

- Đồng tình với các ý kiến sau:

đ) Trò chơi điện tử có thể gây nghiện.

Bởi vì trò chơi điện tử dễ dàng khiến ta lún sâu vào, yêu thích và dẫn đến bỏ bê học tập.

e) Học sinh tham gia cá độ bóng đá sẽ không bị xử lí vì còn quá nhỏ.

Bởi vì cá độ bóng đá là một hình thức tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật, dù lứa tuổi nào thì cũng sẽ bị xử lí tùy theo độ tuổi và mức độ khác nhau.

- Không đồng tình với các ý kiến sau:

a) Chỉ người lớn mới vướng vào các tệ nạn xã hội.

Bởi vì không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng có thể vướng vào các tệ nạn xã hội.

b) Đánh bài ăn tiền để vui, không gọi là tệ nạn xã hội.

Bởi vì đánh bài cũng là một hình thức tệ nạn xã hội và hành vi này vi phạm pháp luật.

c) Hút thuốc lá thể hiện bản lĩnh sành điệu.

Bởi vì hút thuốc sẽ gây tổn hại đến sức khỏe của mọi người, đặc biệt là tổn thương phổi.

d) Nếu đủ bản lĩnh thì sử dụng ma tuý một lần cũng không sao.

Bởi vì ma túy là một chất gây nghiện, không điều chỉnh được hành vi của bản thân.

  1. Khái niệm:

  - Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu đến mọi mặt của đời sống.

  - Có nhiều loại tệ nạn xã hội, nhưng phổ biến nhất là cờ bạc, ma tuý, mại dâm,...

  2. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội:

  - Nguyên nhân khách quan như:

  + Mặt trái của nền kinh tế thị trường

  + Môi trường sống không lành mạnh

  + Sự nuông chiều quá mức và buông lỏng con cái của cha mẹ,...

  - Nguyên nhân chủ quan như: tò mò, lười biếng, ham chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ,...

  3. Hậu quả của tệ nạn xã hội:

  - Đối với bản thân:

  + Ảnh hưởng đến sức khoẻ

  + Làm tha hoá về nhân cách

  + Rối loạn về hành vi

  + Rơi vào lối sống buông thả

  + Dễ vi phạm pháp luật,...

  - Đối với gia đình:

  + Cạn kiệt tài chính

  + Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình,...

  - Đối với xã hội:

  + Làm suy thoái giống nòi;

  + Rối loạn trật tự ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, suy giảm sức lao động xã hội,...

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Những người mắc tệ nạn xã hội đều là người xấu.

b) Trẻ em mắc vào tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của bản thân.

c) Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của riêng cơ quan công an.

Hướng dẫn giải:

- Đọc ý kiến và nêu nhận xét. Lí giải vì sao em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến đó.

Lời giải chi tiết:

a) Không đồng tình. Bởi vì có những người mắc phải tệ nạn xã hội là do bị đối tượng xấu  dụ dỗ, lôi kéo.

b) Đồng tình. Bởi vì hậu quả mà tệ nạn xã hội đem lại rất nghiêm trọng. Đặc biệt là đối với trẻ em nếu như không kịp thời ngăn chặn hành vi tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng xấu đến thể chất, tinh thần.

c) Không đồng tình. Bởi vì phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm là trách nhiệm của tất cả mọi người.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội, các em cần:

- Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến.

- Giải thích được nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.

3.1. Trắc nghiệm Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội - Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 10 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 54 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 2 trang 55 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 3 trang 55 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 1 trang 55 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 2 trang 55 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Giải Bài tập 1 trang 50 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 2 trang 51 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 3 trang 52 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 4 trang 52 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 5 trang 53 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 6 trang 54 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 7 trang 54 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 8 trang 55 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 9 trang 56 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 10 trang 56 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

4. Hỏi đáp Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội - Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF