OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng


Mời các em học sinh tham khảo nội dung lý thuyết Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo đã được HỌC247 biên soạn dưới đây, cùng với phần kiến thức cơ bản cần nắm về khái nhiệm, biểu hiện, nguyên nhân của căng thẳng tâm lý,... Bên cạnh đó, các câu hỏi minh hoạ có lời giải chi tiết sẽ giúp các em củng cố kiến thức. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

  Hành trang quan trọng cần được trang bị cho em là khả năng nhận diện tình huống gây căng thẳng. Xác định được nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của căng thẳng sẽ giúp em làm chủ bản thân, phòng tránh hiệu quả.

Câu hỏi: Em hãy viết ra giấy các điều sau và chia sẻ với người bạn của em.

- Ba điều em sợ nhất.

- Ba điều em ghét nhất.

- Ba điều khiến cho em mệt mỏi nhất.

- Ba điều em muốn thay đổi nhất.

Trả lời:

- Ba điều em sợ nhất: bị điểm thấp, bị bố mẹ mắng, không có ai chơi với mình.

- Ba điều em ghét nhất: quét dọn nhà cửa, làm bài tập về nhà, học thuộc bài.

- Ba điều khiến cho em mệt mỏi nhất: quá nhiều bài tập về nhà, ôn thi, bị so sánh với các bạn trong lớp.

- Ba điều mà em muốn thay đổi nhất: chăm chỉ học tập hơn, gần gũi với bạn bè, tự lập kể hoạch cho bản thân.

1.1. Khám phá 1

Câu hỏi: Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi.

- Theo em, tình huống nào có thể dẫn đến căng thẳng cho các nhân vật trong tranh?

- Trong cuộc sống, em đã gặp những tình huống nào dẫn đến căng thẳng? Hãy chia sẻ cảm xúc của em khi gặp tình huống ấy.

Trả lời: 

- Tình huống có thể dẫn đến căng thẳng cho các nhân vật trong tranh là:

+ Tình huống 1: Bạn nam bị một bạn khác trêu có thể khiến cho bạn sợ hãi, lo lắng.

+ Tình huống 2: Bài toán quá khó có thể khiến cho bạn áp lực, lo lắng.

+ Tình huống 3: Bạn nữ bị một chú tiếp cận, muốn vào trong nhà có thể khiến bạn ấy cảm thấy lo sợ bị người lạ đó tấn công mình.

+ Tình huống 4: Dự đoán việc bị tai nạn có thể khiến cho bạn nữ cảm thấy lo lắng, sợ hãi.

- Trong cuộc sống, em đã gặp những tình huống dẫn đến căng thẳng như:

+ Làm bài thi cuối kì không tốt.

+ Khi bố mẹ đi họp phụ huynh về.

Khi đó, em sẽ cảm thấy lo sợ, không dám đối diện với bố mẹ.

1.2. Khám phá 2

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 33 SGK GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

- Vì sao H không thể tập trung làm bài kiểm tra?

- Khi bị căng thẳng, cơ thể em có những biểu hiện gì?

Trả lời: 

- H không thể tập trung làm bài thi vì: bố mẹ muốn H đạt kết quả tốt hơn. H cảm thấy áp lực với lượng kiến thức nhiều và khó. Không những thế, các bạn cùng lớp toàn là học sinh giỏi của khối.

- Khi bị căng thẳng, cơ thể em có những biểu hiện như:

+ Lo lắng, sợ hãi.

+ Buồn bã, không thể tập trung làm việc gì.

+ Dễ nổi cáu, bực bội, trở nên nóng tính với mọi người.

1.3. Khám phá 3

Câu hỏi: Em hãy quan sát tranh và cho biết nguyên nhân, hậu quả của những trường hợp sau.

Trả lời:

- Bức tranh 1:

+ Nguyên nhân: Bạn gái bị các bạn khác tẩy chay.

+ Hậu quả: bạn Bạn ấy sẽ cảm thấy buồn bã, chán nản, bị bạn bè xa lánh khiến bạn có thể khiến bạn không tập trung vào việc học.

- Bức tranh 2:

+ Nguyên nhân: mặt bạn gái bị nổi nhiều mụn.

+ Hậu quả: bạn H sẽ cảm thấy tự tin về bản thân, ngại tiếp xúc với mọi người.

  1. Khái niệm và biểu hiện của căng thẳng:

  - Khái niệm: Căng thẳng là phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người.

  - Những biểu hiện của căng thẳng:

  + Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, đau bụng, đổ mồ hôi, chóng mặt,...

  + Đảo lộn các sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, giấc ngủ;

  + Mất tập trung, hay quên hoặc trở nên vụng về;

  + Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã, thờ ơ;

  + Dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính,...

  2. Nguyên nhân gây ra căng thẳng:

  - Nguyên nhân chủ quan:

  + Suy nghĩ tiêu cực

  + Thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng trong cuộc sống

  + Tự tạo áp lực cho bản thân, mất ngủ, sử dụng chất kích thích,...

  - Nguyên nhân khách quan:

  + Môi trường sống (thời tiết, tiếng ồn, ô nhiễm,...)

  + Kì vọng của cha mẹ, áp lực học tập, thi cử, bạo lực gia đình, bạo lực học đường,...

  3. Hậu quả của căng thẳng:

  - Tác động xấu đến sức khoẻ (hệ thần kinh, hệ cơ, hệ tim mạch,...)

  - Gây nên những rối loạn về mặt tinh thần

  - Làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người xung quanh và đến việc học tập, lao động.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Gần đến kì kiểm tra, N thấy quá nhiều bài tập mà không có đủ thời gian để hoàn thành nên rất căng thẳng.Bạn thấy lo âu, đau đầu, mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể N bị suy nhược.

b) Bố mẹ M dạo này hay cãi vã, bất hòa, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ li hôn.M cảm thấy rất buồn, lo sợ và bất an, không biết gia đình mình sẽ ra sao, hai anh em sẽ thế nào.Mỗi khi như vậy, M lại vùi đầu vào xem phim hoặc chơi trò chơi điện tử để né tránh cảm xúc của mình, khiến kết quả học tập sa sút.

- Biểu hiện nào cho thấy hai bạn N và M đang bị căng thẳng?

- Nguyên nhân gây căng thẳng cho các bạn là gì? Nêu hậu quả của sự căng thẳng đó?

Hướng dẫn giải:

- Đọc trường hợp và nêu được những biểu hiện căng thẳng của N và M.

- Nêu được nguyên nhân và hậu quả của sự căng thẳng đó đối với 2 bạn.

Lời giải chi tiết:

a)

- Biểu hiện cho thấy N đang bị căng thẳng: lo âu, đau đầu, mất ngủ.

- Nguyên nhân là do khối lượng bài tập cần làm quá nhiều nên N không thể hoàn thành hết được.

- Hậu quả: Sự lo lắng, căng thẳng trong thời gian dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của N.

b)

- Biểu hiện cho thấy M đang bị căng thẳng: buồn bã, lo sợ, bất an.

- Nguyên nhân là do M lo sợ rằng bố mẹ sẽ li dị, gia đình sẽ chia cách mỗi người một nơi.

- Hậu quả: Sự lo lắng, căng thẳng khiến M vùi đầu xem phim và chơi điện tử, học tập sa sút.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng, các em cần:

- Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.

- Nhận biết được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.

- Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng.

3.1. Trắc nghiệm Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng - Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 6 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 34 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 2 trang 34 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 3 trang 35 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 1 trang 35 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 2 trang 35 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Giải Bài tập 1 trang 31 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 2 trang 31 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 3 trang 32 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 4 trang 32 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 5 trang 33 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 6 trang 33 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 7 trang 34 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 8 trang 35 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 9 trang 35 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 10 trang 35 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

4. Hỏi đáp Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng - Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF