OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo Bài 4: Giữ chữ tín


Bài giảng Bài 4: Giữ chữ tín SGK GDCD Chân Trời Sáng Tạo được HOC247 biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em kiến thức cần nhớ về khái niệm, các biểu hiện cụ thể của giữ chữ tín,.... Đồng thời, các bài tập minh họa giúp các em học sinh dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu kiến thức mới. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

  Biết giữ lời hứa, chân thành với người thân, có trách nhiệm trong các mối quan hệ của cuộc sống là điều cần thiết và đáng quý.

Câu hỏi: Em hãy quan sát bức tranh dưới đây và cho biết lời dạy của bà đề cập đến đức tính nào của con người?

Trả lời:

Lời dạy của bà đề cập đến đức tính giữ chữ tín của con người.

1.1. Khám phá 1

Câu hỏi: Em hãy đọc câu chuyện CHỮ TÍN CỦA CHỊ BÁN VÉ SỐ trang 21, 22 SGK GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

- Em hãy cho biết chi tiết nào trong câu chuyện cho thấy chị Lành là người giữ chữ tín?

- Thế nào là giữ chữ tín?

Trả lời: 

- Chi tiết trong câu chuyện cho thấy chị Lành là người giữ chữ tín là: Chị Lành biết mình đang giữ những tờ vé số trúng đặc biệt với số tiền lên đến 6,6 tỷ đồng của anh Tuấn, nhưng chị vẫn giữ hộ và trao lại cho anh những tờ vé số trung thưởng đó.

- Giữ chữ tín là: thực hiện tốt trách nhiệm của mình, giữ đúng lời hứa trong các mối quan hệ với mọi người, coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng.

1.2. Khám phá 2

Câu hỏi: Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi.

- Bức tranh nào thể hiện giữ chữ tín và chưa giữ chữ tín? Hãy phân biệt hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín?

- Vì sao chúng ta phải có trách nhiệm giữ chữ tín với người thân, thầy cô, bạn bè và người xung quanh?

Trả lời: 

- Bức tranh thể hiện giữ chữ tín:

+ Tranh 1: Bạn nam đã trả lại quyển vở tiếng anh cho bạn đúng thời gian đã hứa.

+ Tranh 2: Cửa hàng giò, chả uy tín, có chất lượng hơn 40 năm.

+ Tranh 3: Thầy đã giữ chữ tín khi tuyên dương những bạn học tốt, giúp đỡ nhau trong học tập.

- Bức tranh thể hiện chưa giữ chữ tín: Tranh 4 vì bạn nữ đã không tập luyện kĩ, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Phân biệt hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín:

Giữ chữ tín

Không giữ chữ tín

 - Thật thà, trung thực trong mọi việc.

 - Luôn đúng hẹn với mọi người.

 - Hoàn thành mọi việc đúng thời hạn yêu cầu.

 - Luôn coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.

 - Luôn nói dối, viện lý do để tránh làm.

 - Luôn trễ hẹn, để mọi người phải chờ.

 - Không hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, làm ảnh hưởng đến người khác.

 - Xem nhẹ lòng tin của mọi người đối với mình.

 - Chúng ta phải có trách nhiệm giữ chữ tín với người thân, thấy cô, bạn bè và người xung quanh vì: chữ tín trong cuộc sống vô cùng quan trọng. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể, dễ dàng hợp tác với nhau, làm cho mối quan hệ tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, giữ chữ tín cũng giúp ta hoàn thiện bản thân, có thêm ý chí, động lực để tốt hơn trong tương lai.

1.3. Khám phá 3

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp trang 23 SGK GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

- Em có suy nghĩ gì khi gặp các trường hợp trên?

- Theo em, những người không biết giữ chữ tín, không tôn trọng chữ tín có đáng bị phê phán không? Vì sao?

- Làm thế nào để luôn giữ chữ tín với người thân, thầy cô, bạn bè?

Trả lời:

- Suy nghĩ về các trường hợp trên:

+ Trường hợp a: Các bạn N, M, L là người không biết giữ chữ tín. Các bạn đã đến muộn nhưng vẫn không xin lỗi bạn của mình.

+ Trường hợp b: Bạn H là người không biết giữ chữ tín. Bạn H mượn quả bóng của bạn hứa cuối tuần trả nhưng lại không trả.

+ Trường học c: Bạn K là người không biết giữ chữ tín. K hứa với B sẽ đón em gái nhưng bạn đã quên mất do còn mải chơi.

- Theo em, những người không biết giữ chữ tín, không tôn trọng chữ tín đáng bị phê phán vì chữ tín vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Nếu sống mà không có chữ tín, không thực hiện đúng lời hứa thì sẽ chẳng có ai tin tưởng mình, khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực.

 1. Khái niệm:

  - Chữ tín là sự tin tưởng, niềm tin giữa người với người. Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.

  2. Biểu hiện:

  - Biểu hiện của việc giữ chữ tín là:

  + Biết giữ lời hứa;

  + Đúng hẹn, đúng giờ

  + Hoàn thành nhiệm vụ,...

  3. Ý nghĩa:

  - Chữ tín trong cuộc sống vô cùng quan trọng:

  + Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau,...

  + Người không giữ chữ tín sẽ không được mọi người tin tưởng và khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực.

  + Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Em đồng hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Giữ chữ tín là coi trọng niềm tin của mình với tất cả mọi người.

b) Làm tốt công việc mình đã cam kết chính là giữ chữ tín.

c) Để giữ chữ tín, cần phải thực hiện lời hứa trong bất kì hoàn cảnh nào, với bất kì đối tượng nào.

d) Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín, trẻ con chưa cần phải giữ chữ tín.

e) Người thất tín có thể được lợi trước mắt nhưng chịu thiệt hại lâu dài.

Hướng dẫn giải:

- Đọc những tình huống và nêu lên quan điểm của bản thân.

- Lí giải vì sao mình đồng tình hoặc không đồng tình.

Lời giải chi tiết:

- Ý kiến a: Em đồng tình vì chữ tín gìn giữ các mối quan hệ tốt đẹp của con người trong cuộc sống.

- Ý kiến b: Em đồng tình vì muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi chúng ta cần thực hiện tốt công việc như bản thân đã cam kết.

- Ý kiến c: Em đồng tình vì giữ lời hứa trong bất kì hoàn cảnh nào, với bất kì đối tượng nào thể hiện ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa đó.

- Ý kiến d: Em không đồng tình vì bất cứ ai kể cả người lớn và trẻ con đều phải giữ chữ tín.Nếu một đứa trẻ thường xuyên hứa nhưng không thực hiện được sẽ làm mất niềm tin của mọi người xung quanh.

- Ý kiến e: Em đồng tình vì người thất tín sẽ không ai tin chúng ta nữa, dù có làm gì cũng sẽ không thể nào lấy lại được niềm tin đã mất.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 4: Giữ chữ tín, các em cần:

- Hiểu được chữ tín là gì, biểu hiện của giữ chữ tín và vì sao phải giữ chữ tín.

- Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

- Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm.

- Phê phán những người không tôn trọng chữ tín, không biết giữ chữ tín.

3.1. Trắc nghiệm Bài 4: Giữ chữ tín - Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 4 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

    • A. coi thường lòng tin của mọi người đối với mình.
    • B. tôn trọng mọi người.
    • C. yêu thương, tôn trọng mọi người.
    • D. coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.
    • A. sẽ giải quyết công việc một cách nhanh chóng.
    • B. làm việc gì cũng khó.
    • C. chịu nhiều thiệt thòi.
    • D. không nhận được sự tin tưởng của người khác.
    • A. nhận được sự tin tưởng của người khác.
    • B. khó hợp tác với nhau trong công việc.
    • C. chịu nhiều thiệt thòi vì bị người khác lợi dụng.
    • D. mất thời gian, công sức để thực hiện lời hứa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 24 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 2 trang 25 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 3 trang 26 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 1 trang 26 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 2 trang 26 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Giải Bài tập 1 trang 17 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 2 trang 18 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 3 trang 18 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 4 trang 21 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 5 trang 21 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 6 trang 23 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 7 trang 23 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

4. Hỏi đáp Bài 4: Giữ chữ tín - Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF