Sau đây mời các em học sinh lớp 7 cùng tham khảo lý thuyết Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ được HOC247 biên soạn dưới đây. Bài giảng với nội dung khái quát về khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Qua đó, biết yêu thương mọi người và sống tích cực hơn. Chúc các em học tập vui vẻ!
Tóm tắt bài
Cuộc sống của mỗi người không tránh khỏi những lúc khó khăn, hoạn nạn. Thật ấm lòng khi nhận được sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của người khác. Hành động trao và nhận một cách tự nhiên ấy là nền tảng của lòng thương yêu con người, góp phần tôn vinh những giá trị sống tốt đẹp. |
---|
Câu hỏi: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ qua những bức tranh sau:
Trả lời:
- Một số câu ca dao, tục ngữ liên quan đến nội dung bức tranh 1:
+ Lá lành đùm lá rách
+ Thương người như thể thương thân
+ Nhường cơm sẻ áo
+ Một miếng khi đói bằng một gói khi no
- Câu tục ngữ liên quan đến nội dung bức tranh 2: một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
1.1. Khám phá 1
Câu hỏi: Em hãy đọc câu chuyện MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐẾN TRƯỜNG trang 12 SGK GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.
- Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của Hiếu và Minh?
- Em cảm nhận gì sau khi đọc câu chuyện trên?
- Theo em, trong cuộc sống, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
- Những chi tiết thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của Hiếu và Minh là:
+ Vì thương bạn nên từ năm 8 tuổi, dù trời nắng hay mưa, đều đặn ngày hai lần, Hiếu vẫn luôn sang nhà, cõng Minh đi học.
+ Đến khi biết đi xe đạp, Hiếu lại tiếp tục chở Minh đi học.
+ Dù khác trường, nhưng hai bạn vẫn thường động viên, quan tâm lẫn nhau.
- Qua câu chuyện trên, em cảm nhận được tình bạn thật đẹp và đáng trân quý giữa hai bạn Hiếu và Minh. Hiếu đã luôn bên cạnh, giúp đỡ Minh đến trường, làm “đôi chân” cho Minh. Đó là một tình bạn đáng ngưỡng mộ và chúng ta cần phải học tập.
- Trong cuộc sống, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được biểu hiện cụ thể như sau:
+ Giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
+ Luôn sẵn sàng lắng nghe những câu chuyện của người khác.
+ Biết san sẻ niềm vui, xoa dịu nỗi buồn với những người xung quanh.
+ Biết cảm thông, thấu hiểu với mọi người, sống chan hòa với mọi người, cho đi mà không mong ngóng được nhận lại.
1.2. Khám phá 2
Câu hỏi: Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi.
- Em có nhận xét gì về lời nói, hành động của các nhân vật trong bốn bức tranh trên?
- Theo em, vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
- Chúng ta cần làm gì để khích lệ , động viên bạn bè quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và phê phán thói ích kỉ , thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác một cách phù hợp?
Trả lời:
- Nhận xét về lời nói, hành động của các nhân vật trong bốn bức tranh:
+ Bức tranh 1: lời nói dùng từ “phải” giống như đang yêu cầu, đề nghị các bạn bắt buộc phải làm. Chúng ta nên dùng từ “nên” hoặc “cần” thì cũng đã đưa ra được nội dung.
+ Bức tranh 2: Bạn nhỏ này trả lời mẹ rất nhẹ nhàng, lễ phép. Nhưng bạn ấy mải chơi điện tử mà không giúp đỡ mẹ làm việc ngay.
+ Bức tranh 3: bạn nhỏ nhẹ nhàng cầm tay bà, quan tâm và hỏi bà rất lễ phép.
+ Bức tranh 4: bạn nhỏ đã biết giúp đỡ cô giáo, lời nói lễ phép.
- Trong cuộc sống, chúng ta cần phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ vì mình có quan tâm,giúp đỡ mọi người thì khi mình gặp khó khăn cũng sẽ có người khác giúp đỡ. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp con người gần gũi, gắn bó; có thêm sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống
- Hành động để khích lệ , động viên bạn bè quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và phê phán thói ích kỉ , thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác một cách phù hợp là:
+ An ủi, động viên, hỏi thăm, lắng nghe kịp thời.
+ Giúp đỡ người khác khi khó khăn, hoạn nạn.
+ Sử dụng từ ngữ phù hợp với bối cảnh giao tiếp.
+ Lên án, phê phán những hành động thờ ơ, không giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
1.3. Khám phá 3
Câu hỏi: Em hãy quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu.
- Kể lại câu chuyện theo tranh.
- Đặt tên cho câu chuyện và rút ra bài học.
Trả lời:
- Kể lại câu chuyện:
+ Bức tranh 1: Ngày xưa, có một cậu bé mồ côi, chân tay đang rét run vì lạnh. Bỗng nhiên, một chú đi tới, ngồi cạnh cậu bé và nói “ Chú tặng cho cháu ít quà và chiếc áo ấm nhé!”.
+ Bức tranh 2: Thời gian sau, chú này mắc bệnh và phải nằm viện. Chú vô cùng lo lắng và nghĩ “Làm sao mình có đủ tiền để thanh toán viện phí đây…?”
+ Bức tranh 3: Cô y tá đến và nói với chú “ Một mạnh thường quân đã tài trợ toàn bộ viện phí cho chú rồi.”
+ Bức tranh 4: Thì ra mạnh thường quân ấy chính là cậu bé năm xưa mà chú đã tặng áo cho. Giờ đây, cậu bé ấy đã trở thành một bác sĩ và vẫn không quên người chú đã từng giúp năm xưa. Cậu đến thăm chú và nói “Cháu rất biết ơn chú vì ngày xưa đã giúp đỡ cháu ạ!”
- Đặt tên cho câu chuyện:
+ Món quà năm xưa.
+ Tình thương đáng quý.
- Qua câu chuyện trên, chúng ta rút ra được bài học: giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn rồi có cơ hội thì người đó lại sẵn sàng giúp đỡ mình; cho đi không cần nhận lại là một hành động đáng trân quý.
1. Khái niệm: - Quan tâm là thường xuyên chú ý đến người khác. - Cảm thông là đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ. - Chia sẻ là sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình. 2. Biểu hiện: - Quan tâm, cảm thông, chia sẻ được thể hiện qua lời nói, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ,... hay những hành động hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau. 3. Ý nghĩa và cách rèn luyện: - Quan tâm, cảm thông, chia sẻ có ý nghĩa trong đời sống xã hội hiện nay. Qua đó, chúng ta có thể hỗ trợ, giúp đỡ và thấu hiểu lẫn nhau. - Để rèn luyện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ cần: + Quan sát, lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người khác và luôn sẵn sàng giúp đỡ họ. + Chủ động quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác khích lệ bạn bè cùng thực hiện + Góp ý, phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. |
---|
Bài tập minh họa
Bài tập: Em hãy nhận xét hành vi của các bạn dưới đây:
a) Mặc dù rất yêu quý ông bà nhưng H ít khi gọi điện hỏi thăm vì cho rằng như thế là không cần thiết.
b) Thấy hoàn cảnh bác hàng xóm khó khăn, M xin mẹ rau và gạo mang sang biếu bác.
c) Thỉnh thoảng, K lại mượn V mấy thứ lặt vặt như cục tẩy, bút chì,... Thấy vậy, C ngạc nhiên hỏi: "Cậu cũng có những thứ đó, sao phải mượn của V làm gì?". K đáp: "Nhà V ở cạnh nhà mình. V rất mặc cảm về hoàn cảnh khó khăn của bản thân, nên tớ làm như vậy để bạn ấy có nhờ gì tớ thì cũng sẽ thấy thoải mái hơn".
d) Trên đường đi học về, thấy một bạn bị bắt nạt, T định dừng lại can ngăn nhưng A kéo tay lại bảo: "Thôi..."
Hướng dẫn giải:
- Đọc thông tin và nêu được nhận xét về những hành vi đó.
Lời giải chi tiết:
a) Suy nghĩ và việc làm của H không đúng, bạn cần thường xuyên gọi điện hỏi thăm để thể hiện sự quan tâm với ông bà, ông bà sẽ rất vui vẻ và hạnh phúc khi H quan tâm và yêu thương ông bà.
b) Việc làm của M thể hiện bạn rất biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của bác hàng xóm.
c) Việc làm của K thể hiện bạn không chỉ quan tâm, cảm thông và chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của bạn bè mà còn rất khéo léo khi thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đó.
d) Việc làm của A thể hiện bạn chưa biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ khi thấy người khác gặp hoàn cảnh khó khăn.
3. Luyện tập và củng cố
Qua bài học Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ, các em cần:
- Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
- Hiểu được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau.
- Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.
- Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau; phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.
3.1. Trắc nghiệm Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 2 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Quan tâm.
- B. Cầm thông.
- C. Chia sẻ.
- D. Yêu thương.
-
- A. Thường xuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn.
- B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.
- C. Ganh ghét, đố kị với người khác.
- D. Khinh thường những người gặp khó khăn.
-
- A. Chị ngã em nâng.
- B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
- C. Nhường cơm, sẻ áo.
- D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Luyện tập 1 trang 14 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Luyện tập 2 trang 15 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Vận dụng 1 trang 15 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Vận dụng 2 trang 15 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Giải Bài tập 1 trang 8 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải Bài tập 2 trang 8 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải Bài tập 3 trang 8 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải Bài tập 4 trang 8 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải Bài tập 5 trang 9 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải Bài tập 6 trang 9 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải Bài tập 7 trang 10 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải Bài tập 8 trang 11 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải Bài tập 9 trang 11 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
4. Hỏi đáp Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.