OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa


HOC247 mời các em học sinh tham khảo Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa​ trong sách GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo dưới đây để dễ dàng hệ thống lại toàn bộ kiến thức trọng tâm của bài học về khái niệm di sản văn hóa, một số quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Chúc các em có một tiết học thật hay khi đến lớp!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

  Di sản văn hoá là tinh hoa, giá trị của dân tộc mà trải qua hàng nghìn năm, bao thế hệ cha ông đã tạo dựng, gìn giữ. Di sản văn hoá có sức mạnh thôi thúc chúng ta không ngừng phát triển, sảng tạo để tiếp tục bồi đắp thêm nhiều giá trị mới cho hôm nay và mai sau.

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 27 SGK GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

- Em cảm nhận như thế nào về Đờn ca tài tử Nam Bộ?

- Ngoài Đờn ca tài tử Nam Bộ, em còn biết những di sản văn hoá nào của nước ta?

Trả lời:

- Cảm nhận:

Đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, đã gắn bó với đời sống của người dân Nam B. Em cảm nhận được một một sức sống lớn mạnh, lan tỏa, thể hiện được tình yêu quê hương đất nước, con người dân đất phương Nam.

- Ngoài Đờn ca tài tử Nam Bộ, em còn biết những di sản văn hoá như:

+ Vịnh Hạ Long

+ Quần thể Di tích Cố đô Huế

+ Nhã nhạc cung đình Huế

+ Dân ca Quan họ Bắc Ninh

1.1. Khám phá 1

Câu hỏi: Em hãy nêu tên các di sản văn hoá tương ứng với các hình sau. Em biết gì về các di sản văn hóa đó?

Trả lời: 

- Các di sản văn hoá:

+ Hình 1: Quần thể di tích Cố đô Huế: nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Với những giá trị mang tính toàn cầu của mình, quần thể di tích Cố đô Huế trở thành di sản văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản thế giới năm 1993. 

+ Hình 2: Phố cổ Hội An: được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào tháng 12/1999; Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng công nhận Di tích cấp quốc gia đặc biệt vào đợt 1 (tháng 8/2009). Hiện nay, phố cổ Hội An vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn về cảnh quan, không gian kiến trúc , những phong tục, tập quán, nếp ứng xử, ẩm thực, sinh hoạt văn hóa truyền thống còn được giữ gìn, trân trọng.

+ Hình 3: Dân ca quan họ Bắc Ninh: được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là niềm tự hào và là động lực to lớn để Dân ca Quan họ tiếp tục phát triển vượt qua ranh giới quốc gia và lan toả rộng rãi.

+ Hình 4: Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên: là tài sản vô giá, được các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên sáng tạo và không ngừng phát huy, trao truyền lại bao đời nay, được trải rộng ở 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng.

1.2. Khám phá 2

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 28, 29 SGK GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

- Thế nào là di sản văn hoá?

- Có mấy loại di sản văn hoá? Cho ví dụ về mỗi loại.

- Di sản văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội?

Trả lời: 

- Di sản văn hóa: là kết tinh từ kinh nghiệm lao động sáng tạp mà ông cha ta đã dày công tạo dựng, là sự nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc.

- Có 2 loại di sản văn hoá:

+ Di sản văn hóa phi vật thể như: Phổ cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, …

+ Di sản văn hóa vật thể như: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, …

- Ý nghĩa: các di sản văn hóa đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.

1.3. Khám phá 3

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 29 SGK GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

Em hãy lấy ví dụ cụ thể về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn di sản văn hoá.

Trả lời:

Theo quy định của Luật di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009), quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa được chia làm 3 nhóm theo từng loại chủ thể khác nhau. Cụ thể như sau:

- Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nói chung đối với di sản văn hóa bao gồm:

+ Sở hữu hợp pháp di sản văn hóa;

+ Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa;

+ Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

+ Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;

+ Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa.

- Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hóa bao gồm:

+ Thực hiện các quyền và nghĩa vụ như đối với tổ chức, cá nhân nói chung;

+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp di sản văn hóa có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị hủy hoại, bị mất;

+ Gửi sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đủ điều kiện và khả năng bảo vệ hoặc phát huy giá trị;

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hóa;

+ Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Thứ ba, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hóa bao gồm:

+ Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa;

+ Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hóa;

+ Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di sản văn hóa bị mất hoặc có nguy cơ bị hủy hoại;

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hóa;

+ Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

1.4. Khám phá 4

Câu hỏi: Em hãy thảo luận về các hành vi sau theo yêu cầu dưới đây.                      

a) Giới thiệu cho khách nước ngoài về danh lam thắng cảnh của Việt Nam.

b) Phát hiện, đem nộp cổ vật cho cơ quan có trách nhiệm.

c) Lấy cắp cổ vật về nhà cất giấu theo mục đích cá nhân.

d) Buôn bán, trao đối, cho tặng cổ vật không có giấy phép.

e) Nhắc nhở bạn bè, người xung quanh giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá.

g) Tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử - văn hoá của quê hương.

- Nêu hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.

- Đề xuất những việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá.

Trả lời:

- Hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn đi sản văn hoá:

c) Lấy cắp cổ vật về nhà cất giấu theo mục đích cá nhân.

d) Buôn bán, trao đối, cho tặng cổ vật không có giấy phép.

- Chúng ta cần phản đối, lên án, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn đi sản văn hoá, đưa ra được các biện pháp xử lý đối với những hành vi đó.

- Những việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá là:

+ Giới thiệu cho khách nước ngoài về danh lam thắng cảnh của Việt Nam.

+ Không lấy cắp cổ vật, đồ vật quý tại các di tích lịch sử.

+ Giữ gìn sạch đẹp các di tích, danh lam thắng cảnh

+ Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.

 1. Khái niệm:

  - Di sản văn hoá là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

  - Di sản văn hoá bao gồm: di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.

  - Di sản văn hoá là tài sản của dân tộc; thể hiện công sức, kinh nghiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng vai trò rất quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần làm phong phủ kho tàng di sản văn hoá thế giới.

  2. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

  - Theo quy định của Luật Di sản văn hoá năm 2001, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ sau đây:

  + Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;

  + Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;

  + Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

  + Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh;giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;

  + Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá;

  - Mỗi học sinh cần phải tôn trọng, tự hào, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc; đồng thời chấp hành, tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Danh lam, thắng cảnh nổi tiếng của đất nước được UNESCO công nhận được gọi là di sản văn hóa.

b) Phải bảo tồn cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

c) Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể bảo vệ được các di sản văn hóa.

d) Việc giữ gìn, bảo tồn các di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

e) Chỉ bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng.

Hướng dẫn giải:

- Đọc ý kiến và nêu lên quan điểm của bản thân.

- Giải thích lí do vì sao đồng tình hay không đồng tình với ý kiến đó.

Lời giải chi tiết:

a) Em đồng tình.

Bởi vì một danh lam, thắng cảnh được UNESCO công nhận là một sản phẩm vật chất hoặc tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác, có giá trị nổi bật toàn cầu, có tầm ảnh hưởng vượt qua phạm vi quốc gia, và ảnh hưởng đến toàn thế giới, chứa đựng những nét riêng biệt, cho nên nó là di sản văn hóa của đất nước.

b) Em đồng tình.

Bởi vì mỗi một di sản văn hóa đều có giá trị riêng của nó, đều đem lại giá trị và có ý nghĩa đối với con người và xã hội. Vì vậy mọi di sản văn hóa đều cần được bảo tồn.

c) Em không đồng tình.

Bởi mỗi di sản văn hóa đều thuộc sở hữu của tất cả mọi người. Vậy nên tất cả mọi người đều có trách nhiệm phải bảo vệ di sản văn hóa, thực hiện những việc làm phù hợp với lứa tuổi và khả năng của bản thân để góp phần bảo tồn di sản văn hóa.

d) Em đồng tình.

Bởi các di sản văn hóa chứa đựng những nét tinh hoa và bản sắc dân tộc riêng của Việt Nam từ xa xưa đến nay. Phải bảo tồn và giữ gìn những nét tinh hoa ấy mới có thể gìn giữ được nét đặc trưng của Việt Nam, từ đó nâng tầm giá trị nền văn hóa.

e) Em không đồng tình.

Bởi vì mỗi một di tích lịch sử - văn hóa đều chứa đựng những câu chuyện riêng, những ý nghĩa lịch sử và văn hóa riêng, mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ mọi di tích lịch sử - văn hóa.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa, các em cần:

- Nêu được khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam.

- Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá.

- Nhận biết được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá.

- Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.

- Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi, để góp phần bảo vệ di sản văn hoá.

3.1. Trắc nghiệm Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 5 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

    • A. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
    • B. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
    • C. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    • D. sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    • A. di sản văn hoá tinh thần và di sản văn hoá vật thể.
    • B. di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.
    • C. di sản văn hoá vật chất và di sản văn hoá tinh thần.
    • D. di sản văn hoá thể chất và di sản văn hoá tinh thần.
    • A. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia với cơ quan chức năng.
    • B. Tự do mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
    • C. Sở hữu những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.
    • D. Cho, tặng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 31 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 2 trang 31 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 3 trang 31 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 4 trang 31 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 1 trang 31 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 2 trang 31 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Giải Bài tập 1 trang 24 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 2 trang 26 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 3 trang 28 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 4 trang 28 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 5 trang 28 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 6 trang 29 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 7 trang 30 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 8 trang 30 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

4. Hỏi đáp Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF