Trong công việc, quan hệ xã hội, tác kinh doanh, mọi người cần phải có chữ tín, trách nhiệm với lời nói và việc làm của mình. Để hiểu hơn về biểu hiện và ý nghĩa của việc giữ chữ tín, mời các các em cùng tham khảo bài giảng Bài 4: Giữ chữ tín trong bộ sách Kết Nối Tri Thức dưới đây, từ đó có ý thức giữ lời hứa trong mọi trường hợp cuộc sống. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!
Tóm tắt bài
Giữ chữ tín là giữ niềm tin - một phẩm chất đạo đức cao quý, là sợi dây bền chặt liên kết con người với nhau, giúp mỗi người thành công hơn trong công việc và cuộc sống, góp phần xây dựng xã hội ổn định và phát triển. |
---|
Câu hỏi:
Trong cuộc sống, có khi nào em cam kết hoặc người khác cam kết với em một điều gì đó mà không thực hiện được chưa? Lúc đó, em cảm thấy thế nào?
Trả lời:
- Tuần vừa qua, em hứa với mẹ sẽ chăm chỉ học tập và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới. Nhưng do còn mải chơi và lười biếng nên kết quả bài kiểm tra không được như mong đợi. Em cảm thấy vô cùng áy náy và có lỗi với mẹ.
- Bạn Lan hứa nhưng không trả truyện em đúng hẹn. Em cảm thấy khá bực mình vì bạn không giữ chữ tín.
1.1. Chữ tín và biểu hiện của giữ chữ tín
Chữ tín là gì?
Câu hỏi: Em hãy đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:
Đọc câu chuyện CẬU BÉ ĐÁNH GIÀY, SGK GDCD 7 - Kết Nối Tri Thức trang 18, 19.
a) Việc cậu bé cố gắng tìm cách trả lại tiền cho vị đạo diễn đã thể hiện điều gì?
b) Theo em thế nào là chữ tín?
Trả lời:
a) Việc cậu bé cố gắng tìm cách trả lại tiền cho vị đạo diễn thể hiện cậu bé là người biết trung thực, thật thà và giữ chữ tín.
b) Theo em, chữ tín là niềm tin của con người đối với nhau. Giữ chữ tín chính là giữ gìn niềm tin của người khác dành cho mình.
Biểu hiện của giữ chữ tín
Câu hỏi: Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:
a) Nêu những biểu hiện của việc giữ chữ tín và không giữ chữ tín trong các bức tranh.
b) Hãy kể thêm một số biểu hiện của việc giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
Trả lời:
a)
Tranh 1: Biểu hiện của việc giữ chữ tín: Bố mẹ giữ lời hứa khi con đạt danh hiệu Học sinh Giỏi. Dù cần tiết kiệm tiền để sửa nhà nhưng vẫn tặng con một chiếc xe đạp mới như đúng lời hứa.
Tranh 2: Biểu hiện của việc giữ chữ tín: Bạn đến đúng hẹn mặc dù trời mưa.
Tranh 3: Biểu hiện của việc không giữ chữ tín: Bạn không trung thực, không thống nhất giữa lời nói và việc làm vì không muốn tốn thời gian mà mặc kệ những hậu quả về sau.
Tranh 4: Biểu hiện của việc giữ chữ tín: Bạn Thành đã thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của bản thân vì thế bạn nhận được sự tin tưởng của thầy cô và các bạn bè trong lớp.
b) Một số biểu hiện của việc giữ chữ tín
+ Bạn A luôn nhận lỗi khi làm sai.
+ Bạn K thực hiện đúng nội quy, quy định của trường lớp.
+ Bạn T xin nghỉ 1 hôm do gia đình có việc. Sau đó T đã mượn vở bạn chép bài và làm bài tập đầy đủ như lời hứa trong giấy xin phép nghỉ học.
Một số biểu hiện không giữ chữ tín:
+ Bạn M hứa với cha, mẹ sẽ học xong bài tập mới đi ngủ, nhưng bạn M vẫn đi ngủ dù chưa làm xong bài.
+ Bạn P mượn bạn quyển truyện và hứa sẽ trả lại vào ngày hôm sau, nhưng do chưa đọc xong nên bạn không trả đúng như đã hẹn.
1.2. Ý nghĩa của giữ chữ tín
Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
(1) Một Công ty ở Nhật Bản đã hẹn giao 3 triệu chiếc dao, nĩa cho một công ty thực phẩm ở Mỹ vào ngày cố định. Một sự cố thiết bị xảy ra khiến lô hàng chỉ được hoàn tất vào trước hạn giao đúng một ngày. Công ty ở Nhật Bản đã quyết định thuê trọn gói một chiếc máy bay để chở toàn bộ lô hàng đến Mỹ đúng hạn như đã cam kết. Số tiền thuê máy bay vận chuyển cao gấp nhiều lần so với giá cước thuê tàu khiến cho lợi nhuận của công ty ở Nhật Bản bị sụt giảm nghiêm trọng. Việc làm này khiến lãnh đạo Công ty thực phẩm ở Mỹ vô cùng cảm động. Những năm sau đó, họ tiếp tục đặt mua dao, nĩa của đối tác ở Nhật Bản với số lượng tăng gấp nhiều lần và trở thành khách hàng thân thiết của hãng trong suốt thời gian dài.
(Theo Giữ chữ tín để xây dựng thương hiệu, báo điện tử Đài Truyền hình Việt Nam, ngày 13-9-2017)
(2) Một số bạn học sinh có thói quen vay tiền, mượn đồ của bạn rồi “quên” không trả hứa rất nhiều rồi lại quên ngay bi đã hứa; kí cam kết với nhà trường rồi lại vi phạm cam kết;...Những điều đó dẫn làm mất niềm tin của thầy cô, bạn bè, gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ. Người thất tín rất khó thành công trong công việc và cuộc sống.
a) Việc giữ chữ tín đã đem lại điều gì cho công ty ở Nhật Bản?
b) Hãy nêu hậu quả của việc không giữ chữ tín. Vì sao chúng ta cần giữ chữ tín?
Trả lời:
a) Việc giữ chữ tín đã đem cho công ty ở Nhật Bản sự tôn trọng, tin tưởng của các công ty ở Mỹ. Chữ tín là tài sản vô giá trong sự hợp tác giữa các công ty. Nhờ vậy mà công ty ở Mỹ đã quyết định coi công ty ở Nhật Bản là một đối tác thân thiết và hợp tác với công ty ở Nhât Bản trong thời gian dài.
b) Việc không giữ chữ tín khiến chúng ta làm mất niềm tin của những người xung quanh. Chúng ta cần giữ chữ tín để nhận được sự tin tưởng, tôn trọng, hợp tác dễ thành công hơn trong cuộc sống và góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
1. Chữ tín là niềm tin của con người đối với nhau. Giữ chữ tín là coi trọng, giữ gìn niềm tin của mọi người đối với mình. 2. Biểu hiện của giữ chữ tín là: biết trọng lời hứa, đúng hẹn, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của bản thân, trung thực, thống nhất giữa lời nói và việc làm. 3. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng, hợp tác, dễ thành công hơn trong công việc, cuộc sống và góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn. |
---|
Bài tập minh họa
Bài tập:
Trong những tình huống sau, theo em, tình huống nào biểu hiện hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) và giải thích tại sao?
a) Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo chủ nhiệm là sẽ giúp đỡ Quang học tập tiến bộ. Vì thế, những bài tập nào mà Quang không làm được thì Minh đều làm hộ và đưa cho Quang chép.
b) Bố Trung hứa đến sinh nhật Trung sẽ đưa em đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình.
c) Nam cho rằng, nếu có khuyết điểm thì cần phải thật thà nhận lỗi và cứ hứa sửa chữa, còn làm được đến đâu lại là chuyện khác.
Hướng dẫn giải:
Dựa vào nội dung bài học và hiểu biết cá nhân để phân biệt và giải thích tình huống
a) Minh không giữ đúng lời hứa là giúp đỡ Quang tiến bộ mà chỉ làm cho Quang lười.
b) Bố Trung không phải là người không giữ lời hứa nhưng không phải cố ý mà do hoàn cảnh khách quan mang lại.
c) Nam không giữ đúng lời hứa, đã nhận lỗi và hứa sữa chữa lỗi nhưng không thực hiện.
Lời giải chi tiết:
Câu a) Minh không giữ đúng lời hứa.
Việc làm hộ bài của Minh là sai vì Minh không giữ đúng lời hứa là giúp đỡ Quang tiến bộ mà chỉ làm cho Quang lười, ỉ lại và học tập sẽ không tiến bộ lên được.
Câu b) Bố Trung không giữ đúng lời hứa do hoàn cảnh khách quan mang lại.
Bố Trung không phải là người không giữ lời hứa nhưng vì có việc đột xuất, như vậy bố Trung không phải cố ý không giữ lời hứa mà do hoàn cảnh khách quan mang lại.
Câu c) Nam không giữ đúng lời hứa.
Ý kiến của Nam là sai, vì nếu đã nhận lỗi và hứa sữa chữa lỗi thì phải thực hiện phải quyết tâm làm được mới tiến bộ.
3. Luyện tập và củng cố
Qua bài học Bài 4: Giữ chữ tín, các em cần:
- Trình bày được chữ tín là gì, biểu hiện của gió dữ tín và vì sao phải giữ chữ tín
- Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín
- Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm
- Phê phán những người không biết giữ chữ tín
3.1. Trắc nghiệm Bài 4: Giữ chữ tín - Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 4 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Lòng chung thủy.
- B. Lòng trung thành.
- C. Giữ chữ tín.
- D. Lòng vị tha.
-
- A. Làm tốt chức trách, nhiệm vụ.
- B. Giữ đúng lời hứa.
- C. Đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh.
- D. Cả A ,B ,C đều đúng.
-
- A. Bà P là người rộng lượng.
- B. Bà P là người thật thà.
- C. Bà P là người giữ chữ tín.
- D. Bà P là người tốt bụng.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Luyện tập 1 trang 22 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức
Luyện tập 2 trang 22 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức
Luyện tập 3 trang 22 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức
Luyện tập 4 trang 23 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức
Vận dụng 1 trang 23 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức
Vận dụng 2 trang 23 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức
Giải Bài tập 1 trang 14 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải Bài tập 2 trang 14 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải Bài tập 3 trang 14 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải Bài tập 4 trang 15 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải Bài tập 5 trang 15 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT
4. Hỏi đáp Bài 4: Giữ chữ tín - Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức
Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.