OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 7 Kết Nối Tri Thức Bài 3: Học tập tự giác, tích cực


Tự giác, tích cực trong học tập sẽ giúp các em chủ động hơn trong việc tiếp cận kiến thức và áp dụng vào thực tiễn. Để hiểu được biểu hiện và vai trò của việc tự giác trong học tập, mời các các em cùng tham khảo bài giảng Bài 3: Học tập tự giác, tích cực trong bộ sách Kết Nối Tri Thức dưới đây, từ đó, biết góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

  Học tập là nhiệm vụ rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Học tập tự giác, tích cực chính là chìa khoá giúp mỗi chúng ta thành công trong cuộc sống.

Câu hỏi: 

Em hãy cùng các bạn nghe/ hát bài "Hổng dám đâu" và cho biết bạn nhỏ trong bài hát đã tự giác học tập như thế nào?

"Trên cành cao chim hót mời em chơi giữa vườn xuân

Bao bạn thân lấp ló gọi em tung tăng sân nhà

Đá bóng với đá cầu, nhảy dây, bắn bi, trốn tìm

Ôi hấp dẫn tuyệt vời nhưng mà em hổng dám đâu

Hổng dám đâu, em còn phải học bài [...]

Hổng dám đâu." 

(Sáng tác: Nguyễn Văn Huyên)

Trả lời:

Trong bài hát, bạn nhỏ đã tự giác học tập bằng cách từ chối các lời mời gọi đi chơi của bạn bè dù các trò chơi rất hấp dẫn, thú vị.

1.1. Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực

Câu hỏi: Em hãy đọc câu chuyện, quan sát các bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:

- Đọc câu chuyện BÁC HỒ TỰ HỌC NGOẠI NGỮ, SGK GDCD 7 - Kết Nối Tri Thức trang 14, 15.

- Quan sát các bức tranh:

a) Bác Hồ đã tự học ngoại ngữ như thế nào?

b) Em hãy nêu những biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực và chưa tự giác, tích cực qua các bức tranh trên.

c) Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của học tập tự giác, tích cực và chưa tự giác, tích cực mà em biết.

Trả lời: 

a) Bác Hồ đã tự học ngoại ngữ:

- Cố gắng giành thêm hai giờ đồng hồ nữa để học, trong khi những người bạn khác đi ngủ hoặc đánh bài.

- Nhờ thủy thủ người Pháp giảng lại những từ không hiểu

- Mỗi ngày viết mười từ tiếng Pháp vào cánh tay để vừa làm việc vừa nhẩm đọc.

- Mang sách, bút ra vườn hoa học vào buổi sáng sớm và buổi chiều mỗi ngày.

- Bác còn chủ động học hỏi từ các chuyên gia, từ những người thành thạo ngoại ngữ.

b) 

- Bức tranh 1: Các bạn học sinh cùng nhau bàn luận cách giải quyết để tìm ra lời giải cho bài tập, tuy nhiên một ban nữ bên trái chưa tích cực làm việc nhóm.

- Bức tranh 2: Bạn học sinh tự giác làm bài tập.

- Bức tranh 3: Bạn học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

- Bức tranh 4: Các bạn học sinh rất tích cực, hăng hái ý kiến phát biểu xây dựng bài.

c) Biểu hiện học tập tập tự giác, tích cực:

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập phù hợp với bản thân.

- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức.

- Tự giác học bài, làm bài tập mà không cần bố mẹ, thầy cô nhắc nhở

- Gặp bài khó thì chủ động nghiên cứu cách làm, không ngồi đợi người khác làm hộ

Biểu hiện học tập chưa tự giác, tích cực:

- Không chịu ôn bài, đến kì thi tìm cách quay cóp, chép bài bạn.

- Mượn bài tập của bạn khác để chép mà không tự làm.

1.2. Ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

(1) Bố mẹ có ý định cho Tuấn theo học ở trung tâm luyện thi với mong muốn bạn đỗ vào trường chuyên của thành phố nhưng Tuấn cho rằng không cần thiết vì bạn muốn tự rèn luyện tính tích cực, tự giác học tập. Không chỉ hoàn thành tốt cả các bài tập thầy cô giáo, Tuấn còn tìm cách để giải được những bài toán khó, say mê với bài tập thực hành ở các mòn học. Mới đây, bạn đã giành giải Nhất ở cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp Quốc gia dành cho học sinh trung học.

(2) Yến là một học sinh không chỉ có ý thức học tập tốt mà còn tích cực tham gia các hoạt động tập thể để khám phá bản thân, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử,... Yến đã xây dựng được hình ảnh một học sinh năng động, tự tin, gần gũi, thân thiện được thầy cô và bạn bè yêu mến.

a) Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại điều gì cho Tuấn và Yến

b) Em hãy cho biết ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực.

Trả lời: 

a) Sự tự giác, tích cực học tập đem lại cho:

-Tuấn: giải Nhất cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp Quốc gia dành cho học sinh trung học.

-Yến: sự năng động, tự tin, gần gũi, thân thiện cũng như niềm yêu mến của bạn bè, thầy cô.

Việc tự giác, tích cực học tập, rèn luyện đã giúp cho Tuấn và Yến gặt hái thành công trong học tập đồng thời rèn luyện được tính kỷ luật đối với bản thân, giúp nâng cao tinh thần học hỏi, tự giác học tập để thu được nhiều kiến thức mới.

b)  Ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực:

- Giúp chúng ta không ngừng tiến bộ, học hỏi được thêm nhiều kiến thức mới, điều hay và đạt kết quả cao trong học tập.

- Rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, kiên cường, bền bỉ, có kỷ luật với bản thân.

- Được bạn bè mọi người xung quanh yêu mến tin tưởng.

- Đạt được thành công trong cuộc sống và trở thành người công dân có ích cho xã hội.

  1. Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở, khuyên bảo.

  2. Học tập tự giác, tích cực biểu hiện ở:

  - Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn;

  - Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập (học và làm bài đầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực hợp tác khi học nhóm,...);

  - Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập;

  - Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực của bản thân.

  3. Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta:

  - Không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập;

  - Rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ;

  - Thành công trong cuộc sống và được mọi người tin yêu, quý mến.

  4. Cần góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập để các bạn đạt kết quả tốt hơn.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, em phải làm gì?

Hướng dẫn giải:

Dựa vào nội dung bài học và hiểu biết cá nhân để đề xuất những việc cần làm:

+ Xây dựng kế hoạch học tập

+ Quyết tâm thực hiện

+ ...

Lời giải chi tiết:

Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập em cần phải:

+ Xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân theo từng mốc thời gian cụ thể.

+ Có ý thức rõ ràng và đúng đắn về vai trò của việc học đối với cuộc sống con người.

+ Thực hiện việc học một cách nghiêm túc và hiệu quả.

+ Quyết tâm thực hiện các mục tiêu đề ra.

+ Tự giác học tập, không cần ai nhắc nhở.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 3: Học tập tự giác, tích cực, các em cần:

- Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực

- Giải thích được Vì sao phải học tập tự giác, tích cực

- Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực

- Biết góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục, hạn chế

3.1. Trắc nghiệm Bài 3: Học tập tự giác, tích cực - Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 3 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 16 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 2 trang 17 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 3 trang 17 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 1 trang 17 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 2 trang 17 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Giải Bài tập 1 trang 11 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 2 trang 11 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 3 trang 11 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 4 trang 12 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 5 trang 13 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

4. Hỏi đáp Bài 3: Học tập tự giác, tích cực - Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF