OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 7 Kết Nối Tri Thức Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ


Để xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp, mọi người sát lại gần nhau thì cuộc sống này cần nhiều hơn nữa sự quan tâm, thông cảm và chia sẻ. Để có thêm kiến thức về vấn đề này, mời các em cùng tham khảo bài giảng Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong bộ sách Kết Nối Tri Thức dưới đây, từ đó giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông với nhau và đề xuất những hành động cụ thể. Chúc các em có một tiết học thật bổ ích và hấp dẫn.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

  Trong cuộc sống, mỗi người đều cần sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Những lời nói động viên, cử chỉ ân cần, sự giúp đỡ chân thành, tấm lòng bao dung, sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp, ấm áp hơn.

Câu hỏi: Em cùng các bạn chơi trò chơi “Tiếp sức”: Các thành viên của mỗi đội lần lượt nếu một câu thành ngữ, tục ngữ về quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Trả lời:

Một số câu thành ngữ, tục ngữ về quan tâm, cảm thông, chia sẻ:

- Thương người như thể thương thân.

- Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

- Lá lành đùm lá rách.

- Yêu nhau chín bỏ làm mười.

- Nhường cơm, sẻ áp.

- Chia ngọt, sẻ bùi.

1.1. Biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Câu hỏi: Em hãy đọc câu chuyện, quan sát các bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:

- Đọc câu chuyện CHIẾC BĂNG GẠC CHO TRÁI TIM TAN VỠ, SGK GDCD 7 - Kết Nối Tri Thức trang 10, 11.

- Quan sát các bức tranh:

a) Nêu các biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong câu chuyện "Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ" và những bức tranh trên.

b) Trong các bức tranh trên, hành vi nào chưa thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? Em có suy nghĩ gì về hành vi đó?

c) Em hãy kể tên một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

Trả lời: 

a) Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ:

- Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm.

- Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn.

- Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

- Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

b) Ở bức tranh 3, hành vi từ chối đi thăm bạn ốm chưa thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Theo em hành vi đó thể hiện sự vô cảm, thờ ơ trước khó khăn đau khổ của người khác. Em nghĩ chúng ta cần phải luôn quan tâm đến bạn bè, biết cảm thông và chia sẻ cùng với bạn khi bạn gặp khó khăn.

c) Một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ:

- Cô giáo quan tâm và giúp đỡ các bạn học kém trong lớp.

- Các bạn học sinh dẫn người già qua đường.

- Nhà trường thầy cô và các bậc phụ huynh lập ra quỹ hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo vượt khó,

- Khi miền Trung gặp lũ lụt, nhiều quỹ từ thiện được lập ra để cùng nhau ủng hộ, quyên góp chung tay giúp đỡ.

1.2. Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

(1) Những ngày nghỉ cuối tuần, mọi người trong gia đình Mai thường cũng nhau dọn vệ sinh nhà cửa, nấu ăn, đi thăm ông bà và dạo chơi cùng nhau. Chị em Mai kể cho bố mẹ nghe chuyện ở trường, ở lớp. Mai cảm thấy thật vui, hạnh phúc và ấm áp trong tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ của gia đình.

(2) Chuyển về trường học mới, An cảm thấy rất hồi hộp, lo lắng. Nhưng cảm giác đó qua đi rất nhanh khi cô giáo ân cần nắm tay, giới thiệu An với cả lớp. Các bạn hát vang bài “Chào người bạn mới đến”. Bạn cùng bàn cười thân thiện, cho An mượn bút và nó sẽ về cùng đường với An.

(3) Nhờ phong trào “Áo ấm tặng bạn”, Thanh nhận được một chiếc áo khoác cũ nhưng dày dặn. Trong túi áo có mẫu giấy nhỏ với lời đề tặng dễ thương bằng nét bút mềm mại: “Chúc bạn có một mùa đông ấm áp!”. Dù ngoài trời lạnh giá, chưa mặc chiếc áo khoác ấy nhưng Thanh thấy lòng mình thật ấm.

a) Trong các trường hợp trên, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đã rang lại điều gì?

b) Theo em, vì sao phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

Trả lời: 

a) Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ mang lại :

Trường hợp 1: Niềm vui,hạnh phúc và ấm áp đối với Mai.

Trường hợp 2: Giúp An cảm thấy bớt hồi hộp, lo lắng.

Trường hợp 3: Giup Thanh cảm thấy ấm lòng trong mùa đông lạnh giá.

Ý nghĩa: Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nỗi buồn để có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn; các mối quan hệ gia đình, bạn bè trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

b) Theo em trong cuộc sống của chúng ta, xung quanh vẫn còn nhiều những mảnh đời bất hạnh. Họ cần sự giúp đỡ  rất nhiều, vì thế chúng ta cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Tình yêu thương, đồng cảm, sẻ chia luôn là bài ca ngọt ngào của cuộc sống, là những mầm non cho cây đời mãi xanh tươi. Cho đi và nhận lại luôn là hai kết quả trên một hành trình, mà ở đó kẻ cho và người nhận đều cảm thấy được sẽ chia, an lòng và hạnh phúc.

  1. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là sự chăm sóc bằng tình cảm chân thành đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của họ; san sẻ, giúp đỡ, trao gửi những điều tốt đẹp cho nhau.

  2. Chúng ta cần có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác như:

  - Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm;

  - Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn;

 - Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác; phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

  3. Nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực vượt qua khó khăn, thử thách. Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người. Nhờ đó, cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc, các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Nhà trường phát động đợt quyên góp ủng hộ người nghèo và đồng bào bị bão lụt. Ở lớp Nam, các bạn ủng hộ tiền và rất nhiều quần áo. Riêng Nam do thuộc diện hộ nghèo, không có tiền nên chỉ đóng góp được một số ít sách vở và quần áo cũ. Các bạn trong lớp phê bình Nam làm ảnh hưởng đến thành tích của lớp và cho rằng Nam không biết quan tâm, chia sẻ với người khác.

Theo em, các bạn phê bình Nam như vậy có đúng không ? Vì sao ?

Hướng dẫn giải:

Dựa vào nội dung khái niệm của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ và hiểu biết của các nhân để trả lời:

+ Quan tâm, cảm thông và chia sẻ được hiểu như thể nào?

+ Những biểu hiện của sự chia sẻ

+ Có cần tặng thật nhiều quà giá trị mới là quan tâm, cảm thông và chia sẻ hay không?

+ Từ đó dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là sự chăm sóc bằng tình cảm chân thành đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của họ; san sẻ, giúp đỡ, trao gửi những điều tốt đẹp cho nhau, xuất phát từ tấm lòng chân thành của mình, mong muốn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác, có thể chỉ là lời động viên, an ủi... chứ không phải cứ giúp đỡ nhiều về vật chất mới là yêu thương con người.

Theo em các bạn phê bình Nam như vậy là chưa đúng. Bởi Nam thuộc diện hộ nghèo, không có tiền nên chỉ đóng góp được một số ít sách vở và quần áo cũ và tấm lòng, như vậy là đã quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người nghèo và đồng bào bị bão lụt.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ, các em cần:

- Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác

- Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau

- Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người

- Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác; phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác

3.1. Trắc nghiệm Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 2 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 12 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 2 trang 13 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 3 trang 13 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 4 trang 13 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 1 trang 13 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 2 trang 13 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Giải Bài tập 1 trang 8 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 2 trang 8 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 3 trang 9 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 4 trang 10 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải Bài tập 5 trang 10 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT

4. Hỏi đáp Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF