Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập 1 trang 213 SGK Vật lý 10
Độ ẩm tuyệt đối là gì? Độ ẩm cực đại là gì? Nói rõ đơn vị đo của các đại lượng này.
-
Bài tập 2 trang 213 SGK Vật lý 10
Độ ẩm tỉ đối là gì? Viết công thức và nêu ý nghĩa của đại lượng này.
-
Bài tập 3 trang 213 SGK Vật lý 10
Viết công thức tính gần đúng của độ ẩm tỉ đối dùng trong khí tượng học ?
-
Bài tập 4 trang 213 SGK Vật lý 10
Khi nói về độ ẩm tuyệt đối, câu nào dưới đây là đúng?
A. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng (tính ra kilôgam) của hơi nước có trong 1m3 không khí.
B. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng (tính ra gam) của hơi nước có trong 1cm3 không khí.
C. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng (tính ra gam) của hơi nước có trong 1m3 không khí.
D. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng (tính ra kilôgam) của hơi nước có trong 1cm3 không khí.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 213 SGK Vật lý 10
Khi nói về độ ẩm cực đại, câu nào dưới đây không đúng?
A. Khi làm nóng không khí, lượng hơi nước trong không khí tăng và không khí có độ ẩm cực đại.
B. Khi làm lạnh không khí đến một nhiệt độ nào đó, hơi nước trong không khí trở nên bão hòa và không khí có độ ẩm cực đại.
C. Độ ẩm cực đại là độ ẩm của không khí bão hòa hơi nước.
D. Độ ẩm cực đại có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí tính theo đơn vị g/m3.
-
Bài tập 6 trang 214 SGK Vật lý 10
Ở cùng một nhiệt độ và áp suất, không khí khô nặng hơn hay không khí ẩm nặng hơn? Tại sao? Cho biết khối lượng mol của không khí là μ = 29 g/mol
A. Không khí khô nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí có khối lượng lớn hơn.
B. Không khí ẩm nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì nước có khối lượng lớn hơn.
C. Không khí khô nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí khô có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của không khí ẩm.
D. Không khí ẩm nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí ẩm có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của không khí khô.
-
Bài tập 7 trang 214 SGK Vật lý 10
Mặt ngoài của một cốc thủy tinh đang đựng nước đá thường có nước đọng thành giọt và làm ướt mặt cốc. Giải thích tại sao?
-
Bài tập 8 trang 214 SGK Vật lý 10
Không khí ở 300C có độ ẩm tuyệt đối là 21,53 g/m3. Hãy tính độ ẩm cực đại và suy ra độ ẩm tỉ đối của không khí ở 300C.
-
Bài tập 9 trang 214 SGK Vật lý 10
Buổi sáng, nhiệt độ không khí là 230C và độ ẩm tỉ đối là 80%. Buổi trưa, nhiệt độ không khí là 300C và độ ẩm tỉ đối là 60%. Hỏi vào buổi nào không khí chứa nhiều hơi nước hơn?
-
Bài tập 39.1 trang 93 SBT Vật lý 10
Khi nhiệt độ không khí tăng thì độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối của nó thay đổi như thế nào ?
A. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối đều tăng như nhau.
B. Độ ẩm tuyệt đối giảm, còn độ ẩm tỉ đối tăng.
C. Độ ẩm tuyệt đối tăng, còn độ ẩm tỉ đối giảm.
D. Độ ẩm tuyệt đối không thay đổi, còn độ ẩm tỉ đối tăng.
-
Bài tập 39.2 trang 93 SBT Vật lý 10
Không khí ở 28°C có độ ẩm tuyệt đối là 20,40 g/m3. Cho biết khối lượng riêng của hơi nước bão hoà ở 28°C là 27,20 g/m3. Xác định độ ẩm tỉ đối của không khí ở nhịêt độ này.
A. f = 75%. B. f = 65%.
C. f = 80%. D.f = 70%.
-
Bài tập 39.3 trang 93 SBT Vật lý 10
Nhiệt độ không khí trong phòng là 25°C và độ ẩm tỉ đối của không khí là 70%. Xác định khối lượng m của hơi nước trong căn phòng có thể tích 100 m3. Khối lượng riêng của hơi nước bão hoà ở 20°C là 23,00 g/m3.
A. m = 16,1 kg.
B. m = 1,61 kg.
C. m = 1,61 g.
D. m = 161 g.
-
Bài tập 39.4 trang 93 SBT Vật lý 10
Xác định áp suất riêng phần p (theo đơn vị mmHg) của hơi nước trong không khí ẩm ở 28°C. Cho biết độ ẩm tỉ đối của không khí là 80% và áp suất nước bão hoà ở nhiệt độ này gần đúng bằng 28,35 mmHg.
A. p = 226,8 mmHg.
B. p ≈ 35,44 mmHg.
C. p = 22,68 mmHg.
D.p ≈ 354,4 mmHg.
-
Bài tập 39.5 trang 93 SBT Vật lý 10
Nước nặng hơn không khí. Tại sao trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất không khí khô lại nặng hơn không khí ẩm ?
-
Bài tập 39.6 trang 93 SBT Vật lý 10
Tại sao khi nhiệt độ không khí ẩm tăng lên thì độ ẩm tuyệt đối lại tăng và ẩm tỉ đối của không khí lại giảm ?
-
Bài tập 39.7 trang 94 SBT Vật lý 10
Tại sao khi dùng máy bay để phun chất ôxit cacbon rắn (tuyết cacbônic) vào những đám mây, người ta lại có thể gây ra "mưa nhân tạo" ?
-
Bài tập 39.8 trang 94 SBT Vật lý 10
Căn cứ các số đo dưới đây của trạm quan sát khí tượng, hãy cho biết khô khí buổi sáng hay buổi trưa mang nhiều hơi nước hơn ? Giải thích tại sao ?
- Buổi sáng : nhiệt độ 20°C, độ ẩm tỉ đối 85 %.
- Buổi trưa : nhiệt độ 30°C, độ ẩm tỉ đối 65%
Khối lượng riêng của hơi nước bão hoà ở 20°C là 17,30 g/m3 và ở 30°C 30,29g/m3.
-
Bài tập 39.9 trang 94 SBT Vật lý 10
Nhiệt độ của không khí trong phòng là 20°C. Nếu cho máy điều hoà nhiệt chạy để làm lạnh không khí trong phòng xuống tới 12°C thì hơi nước trong không khí của căn phòng trở nên bão hoà và tụ lại thành sương. Nhiệt 12°C được gọi là "điểm sương" của không khí trong căn phòng. Hãy tính độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối của không khí trong căn phòng này. Kích thước của căn phòng là 6 x 4 x 5 m. Khối lượng riêng của nước bão hoà trong không khí ở 12°C là 10,76 g/m3 và ở 20°C là 17,30 g/m3.
-
Bài tập 39.10 trang 94 SBT Vật lý 10
Một đám mây thể tích 1,4.1010 m3 chứa hơi nước bão hoà trong khí quyển ở 20°C. Khi nhiệt độ của đám mây giảm xuống tới 10°C thì hơi nước bão hoà trong đám mây tụ lại thành các hạt mưa. Xác định lượng nước mưa xuống. Khối lượng riêng của hơi nước bão hoà trong không khí ở 10°C 9,40 g/m3 và ở 20°C là 17,30 g/m3.