Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập 1 trang 209 SGK Vật lý 10
Sự nóng chảy là gì? Tên gọi của quá trình ngược với sự nóng chảy là gì? Nêu các đặc điểm của sự nóng chảy?
-
Bài tập 2 trang 209 SGK Vật lý 10
Nhiệt nóng chảy là gì? Viết công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn. Nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức này?
-
Bài tập 3 trang 209 SGK Vật lý 10
Sự bay hơi là gì? Tên gọi của quá trình ngược với sự bay hơi là gì?
-
Bài tập 4 trang 209 SGK Vật lý 10
Phân biệt hơi bão hòa với hơi khô. So sánh áp suất hơi bão hòa với áp suất hơi khô của chất lỏng ở cùng nhiệt độ?
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 209 SGK Vật lý 10
Sự sôi là gì? Nêu đặc điểm của sự sôi. Phân biệt sự sôi và sự bay hơi?
-
Bài tập 6 trang 209 SGK Vật lý 10
Viết công thức tính nhiệt hóa hơi của chất lỏng. Nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức này ?
-
Bài tập 7 trang 210 SGK Vật lý 10
Câu nào dưới đây không đúng khi nói về sự nóng chảy của các chất rắn?
A. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy ở một nhiệt độ xác định không đổi ứng với một áp suất bên ngoài xác định.
B. Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn kết tinh phụ thuộc áp suất bên ngoài.
C. Chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi.
D. Chất rắn vô định hình cũng nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi.
-
Bài tập 8 trang 210 SGK Vật lý 10
Nhiệt nóng chảy của đồng là 1,8.105J/kg. Câu nào dưới đây đúng?
A. Khối lượng đồng sẽ tỏa ta nhiệt lượng là 1,8.105J khi nóng chảy hoàn toàn.
B. Mỗi kilogam đồng cần thu nhiệt lượng là 1,8.105J để hóa lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy
C. Khối đồng cần thu nhiệt lượng là 1,8.105J để hóa lỏng.
D. Mỗi kilogam đồng tỏa ra nhiệt lượng là 1,8.105J khi hóa lỏng hoàn toàn.
-
Bài tập 9 trang 210 SGK Vật lý 10
Câu nào sau đây không đúng khi nói về sự bay hơi của các chất lỏng?
A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở bề mặt chất lỏng.
B. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng là sự ngưng tụ. Sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi.
C. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
D. Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở nhiệt độ bất kì.
-
Bài tập 10 trang 210 SGK Vật lý 10
Nhiệt hóa hơi của nước là 2,3.106J/kg. Câu nào dưới đây đúng?
A. Một lượng nước bất kì cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106J để bay hơi hoàn toàn.
B. Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106J để bay hơi hoàn toàn.
C. Mỗi kilôgam nước sẽ tỏa ra một lượng nhiệt là 2,3.106J khi bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi.
D. Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106J để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn.
-
Bài tập 11 trang 210 SGK Vật lý 10
Một bình cầu thủy tinh chứa (không đầy) một lượng nước nóng có nhiệt độ khoảng 80oC và được nút kín. Dội nước lạnh lên phần trên gần cổ bình, ta thấy nước trong bình lại sôi. Giải thích tại sao?
-
Bài tập 12 trang 210 SGK Vật lý 10
Ở áp suất chuẩn (1 atm) có thể đun nước nóng đến 120oC được không?
-
Bài tập 13 trang 210 SGK Vật lý 10
Ở trên núi cao người ta không thể luộc chín trứng trong nước sôi. Tại sao?
-
Bài tập 14 trang 210 SGK Vật lý 10
Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 4 kg nước đá ở 0oC để chuyển nó thành nước ở 20oC. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4 180 J/(kg.K).
-
Bài tập 15 trang 210 SGK Vật lý 10
Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho miếng khối lượng 100g ở nhiệt độ 20oC để nó hóa lỏng ở 658oC. Nhôm có nhiệt nóng chảy riêng là 3,9.105 J/kg và nhiệt dung riêng là 896J/(kg.K).
-
Bài tập 1 trang 270 SGK Vật lý 10 nâng cao
Thả một cục nước đá có khối lượng 30g ở 0oC vào cốc nước chứa 0,2l nước ở 20oC. Bỏ qua nhiệt dung của cốc. Hỏi nhiệt độ cuối của cốc nước?
A. 0oC
B. 5oC
C. 7oC
D. 10oC
Cho biết cnước = 4,2 J/kg; ρnước = 1 g/cm3; λnước đá = 334 J/kg
-
Bài tập 2 trang 270 SGK Vật lý 10 nâng cao
Có một tảng băng đang trôi trên biển. Phần nhô lên của tảng băng ước tính là 250.103 m3. Vậy thể tích phần chìm dưới nước biển là bao nhiêu? Cho biết thể tích riêng của băng là 1,11 l/kg và khối lượng riêng của nước biển là 1,05 kg/l.
-
Bài tập 3 trang 270 SGK Vật lý 10 nâng cao
Để xác định gần đúng nhiệt lượng phải cung cấp cho 1kg nước hóa thành hơi khi sôi (ở 100oC) một em học sinh đã làm thí nghiệm sau. Cho 1l nước (coi là 1kg nước) ở 10oC vào ấm rồi đặt lên bếp điện để đun. Theo dõi thời gian đun em học sinh có ghi chép số liệu sau đây:
- Để đun nóng từ 10oC đến 100oC cần 18 min.
- Để cho 200g nước trong ấm thành hơi khi đun sôi cần 23 min.
Từ thí nghiệm trên hãy tính nhiệt lượng cần phải cung cấp cho 1kg nước hóa thành hơi ở nhiệt độ sôi 100oC. Bỏ qua nhiệt dung của ấm, biết nhiệt dung riêng của nước là 4,18.103J/kg K.
-
Bài tập 1 trang 278 SGK Vật lý 10 nâng cao
Dùng ẩm kế khô-ướt để đo độ ẩm tỉ đối của không khí. Nhiệt kế khô chỉ 24℃, hiệu nhiệt độ giữa hai nhiệt kế là 4℃. Độ ẩm tỉ đối của không khí là bao nhiêu?
A. 77%
B. 70%
C. 67%
D. 61%
-
Bài tập 2 trang 278 SGK Vật lý 10 nâng cao
Không gian trong xilanh ở bên dưới pittong có thể tích V0 = 5,0 l chứa hơi nước bão hòa ở nhiệt độ t = 100oC. Nén hơi đẳng nhiệt đến thể tích V = 1,6 l. Tìm khối lượng nước ngưng tụ (có thể áp dụng phương trình Cla-pê-rôn-Men-đê-lê-ép cho hơi bão hòa).
-
Bài tập 3 trang 278 SGK Vật lý 10 nâng cao
Để xác định nhiệt hóa hơi của nước, người ta làm thí nghiệm sau: Đưa 10g hơi nước ở nhiệt độ 100oC vào một nhiệt lượng kế chứa 290g nước ở 20oC. Nhiệt độ cuối của hệ là 40oC. Hãy tính nhiệt hóa hơi của nước, cho biết nhiệt dung của nhiệt lượng kế là 46 J/độ, nhiệt dung riêng của nước là 4,18 J/g.độ
-
Bài tập 4 trang 278 SGK Vật lý 10 nâng cao
Nhiệt độ của không khí là 30oC. Độ ẩm tỉ đối là 64%. Hãy xác định độ ẩm tuyệt đối và độ sương.
Ghi chú: Tính các độ ẩm theo áp suất riêng phần.
-
Bài tập 38.1 trang 91 SBT Vật lý 10
Xác định lượng nhiệt Q cần cung cấp để làm nóng chảy 100 g nước đá ở 0°C. Cho biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg.
A. Q = 0,34.103J. B. Q = 340.105 J.
C. Q = 34.107J. D. Q = 34.103 J.
-
Bài tập 38.2 trang 91 SBT Vật lý 10
Xác định lượng nhiệt Q cần cung cấp để làm bay hơi 100 g nước ở 100°C. Cho biết nhiệt hoá hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg .
A. Q = 23.106J B. Q = 2,3.105J.
C. Q = 2,3.106J. D. Q = 0,23.104J.
-
Bài tập 38.3 trang 91 SBT Vật lý 10
Xác định lượng nhiệt Q cần cung cấp để làm nóng chảy cục nước đá khối lượng 50 g và đang có nhiệt độ - 20°C. Cho biết nước đá có nhiệt nóng chảy riêng là 3,4.105 J/kg và nhiệt dung riêng là 2,09.103 J/kg.K.
A. Q ≈36 kJ. B. Q ≈ 190 kJ.
C.Q ≈19 kJ. D. Q ≈ 1,9 kJ.
-
Bài tập 38.4 trang 92 SBT Vật lý 10
Nhiệt lượng cần để làm nóng chảy 8 kg nhôm ở 200C là:
A. 5.9.106J
B. 59.104J
C. 4.7.106J
D. 47.106J
-
Bài tập 38.5 trang 92 SBT Vật lý 10
Người ta thả một cục nước đá khối lượng 80 g ở 0°C vào một cốc nhôm đựng 0,4 kg nước ở 20°C đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng cốc nhôm là 0,2 kg. Xác định nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước đá vừa tan hết. Cho biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg , nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K và của nước là 4180 J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do truyền ra ngoài.
-
Bài tập 38.6 trang 92 SBT Vật lý 10
Xác định lượng nhiệt cần cung cấp cho cục nước đá khối lượng 0,2 kg ở 20°C biến hoàn toàn thành hơi nước ở 100°C. Cho biết nước đá có nhiệt nóng chảy riêng là 3,4.105 J/kg và nhiệt dung riêng là 2,09.103 J/kg.K ; nước có nhiệt dung riêng là 4,18.103 J/kg.K và nhiệt hoá hơi riêng là 2,3.106 J/kg.
-
Bài tập 38.7 trang 92 SBT Vật lý 10
Người ta thả cục nước đá ở 0°C vào chiếc cốc bằng đồng khối lượng 0,20 kg đặt ở trong nhiệt lượng kế, trong cốc đồng đựng 0,70 kg nước ở 25°C. Khi cục nước đá vừa tan hết thì nước trong cốc đồng có nhiệt độ là 15,2°C và khối lượng của nước là 0,775 kg. Xác định nhiệt nóng chảy của nước đá. Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K và của nước là 4180 J/kg. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do truyền ra bên ngoài.
-
Bài tập 38.8 trang 92 SBT Vật lý 10
Một thỏi sắt nóng có khối lượng 350 g và thể tích 45 cm3 được thả vào chiếc cốc đang đựng nước đá ở 0°C trong nhiệt lượng kế. Khối lượng riêng của sắt ở 0°C là 7800 kg/m3 và hệ số nở khối của sắt là 3,3.10-5 K-1. Nhiệt dung riêng của sắt là 550 J/kg.K. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/k Bỏ qua sự mất mát nhiệt do nhiệt truyền ra bên ngoài. Xác định :
a) Nhiệt độ của thỏi sắt nóng trước khi được thả vào cốc nước đá.
b) Khối lượng của phần nước đá tan thành nước trong cốc khi cân bằng nhiệt.
-
Bài tập 38.9 trang 92 SBT Vật lý 10
Hỏi phải đốt cháy bao nhiêu kilôgam xăng trong lò nấu chảy với hiệu suất 30% để nung nóng đến nhiệt độ nóng chảy và làm chảy lỏng 10 tấn đồng ? Cho biết đồng có nhiệt độ ban đầu là 13°C nóng chảy ở nhiệt độ 1083°C, nhiệt dung riêng là 380 J/kg.K, nhiệt nóng chảy riêng là 1,8.105 J/kg và lượng nhiệt toả ra khi đốt cháy 1 kg xăng là 4,6.107 J/kg.
-
Bài tập 38.10 trang 93 SBT Vật lý 10
Áp suất hơi nước bão hoà ở 25°C là 23,8 mmHg và ở 30°C là 31,8 mmHg. Nếu tách hơi nước bão hoà ở 25°C ra khỏi nước chứa trong bình kín và tiếp tục đun nóng đẳng tích lượng hơi nước này tới 30°C thì áp suất của nó sẽ bằng bao nhiêu ?