OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vật Lý 10 KNTT Bài 29: Định luật bảo toàn động lượng


Nội dung bài học Bài 29: Định luật bảo toàn động lượng môn Vật Lý 10 chương trình SGK Kết nối tri thức được HOC247 trình bày bên dưới đây sẽ giúp các em tìm hiểu về Động lượng và định luật bảo toàn động lượng. Nội dung chi tiết mời các em cùng tham khảo bên dưới đây nhé!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Định luật bảo toàn động lượng

a. Hệ kín (hay hệ cô lập)

- Một hệ nhiều vật được gọi là hệ kín khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các lực ấy cân bằng nhau. Trong một hệ kín, chỉ có các nội lực (các lực tác dụng giữa các vật trong hệ) tương tác giữa các vật. Các nội lực này theo định luật 3 Newton thực đối nhau từng đổi một.

b. Định luật bảo toàn động lượng

- Xét một hệ kín gồm hai vật trượt trên một đệm khí đến va chạm với nhau. Vì các lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) là cặp nội lực trực đối nhau, nên theo định luật III Newton, ta viết:

\(\overrightarrow {{F_1}} \) = - \(\overrightarrow {{F_2}} \)            (29.1)

- Dưới tác dụng của các lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \), trong khoảng thời gian \(\Delta t\), động lượng của mỗi vật có độ biến thiên lần lượt là \(\Delta \overrightarrow {{p_1}} \) và \(\Delta \overrightarrow {{p_2}} \)

- Áp dụng công thức \(\overrightarrow {{F}} \Delta t = \Delta \overrightarrow p \) cho từng vật, ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}
\overrightarrow {{F_1}} \Delta t = \Delta \overrightarrow {{p_1}} \\
\overrightarrow {{F_2}} \Delta t = \Delta \overrightarrow {{p_2}} 
\end{array} \right.\)    (29.2)

- Từ (29.1) và (29.2), suy ra:

\(\Delta \overrightarrow {{p_1}}  =  - \Delta \overrightarrow {{p_2}} \) hay \(\Delta \overrightarrow {{p_1}}  + \Delta \overrightarrow {{p_2}}  = \overrightarrow 0 \)

- Gọi \(\Delta \overrightarrow {{p_1}}  + \Delta \overrightarrow {{p_2}}  = \overrightarrow 0 \) là động lượng toàn phần của hệ. Ta có biến thiên động lượng toàn phần của hệ bằng tổng các biến thiên động lượng của mỗi vật: \(\Delta \overrightarrow p  = \Delta \overrightarrow {{p_1}}  + \Delta \overrightarrow {{p_2}}  = \overrightarrow 0 \)

- Biến thiên động lượng của hệ bằng không, nghĩa là động lượng toàn phần của hệ không đổi.

\(\overrightarrow p  = {\overrightarrow p _1} + {\overrightarrow p _2}\) = không đổi

- Kết quả này có thể mở rộng cho hệ kín gồm nhiều vật.

- Từ đó, ta có thể phát biểu: Động lượng toàn phần của hệ kín là một đại lượng bảo toàn.

- Phát biểu trên được gọi là định luật bảo toàn động lượng.

- Định luật bảo toàn động lượng có nhiều ứng dụng thực tế: giải các bài toán va chạm, làm cơ sở cho nguyên tắc chuyển động phản lực.

- Một hệ nhiều vật tác dụng lẫn nhau được gọi là hệ kín (hay hệ cô lập) khi không có ngoại lực tác dụng vào hệ hoặc khi các ngoại lực cân bằng nhau.

- Định luật bảo toàn động lượng: “Động lượng toàn phần của hệ kín là một đại lượng bảo toàn”.

1.2. Va chạm mềm và va chạm đàn hồi

Có hai kiểu va chạm thường gặp là va chạm đàn hồi và va chạm mềm.

a. Va chạm đàn hồi

Hình 29.1 mô tả một thí nghiệm về va chạm đàn hồi.

Hình 29.1. Va chạm đàn hồi

- Dùng hai xe A và B giống nhau, ở đầu mỗi xe có gắn một quả cầu kim loại nhỏ, cho xe A chuyển động với vận tốc vA = v tới va chạm với xe Bđang đứng yên. Kết quả của va chạm làm xe A đang chuyển động thì dừng lại, còn xe B đang đứng yên thì chuyển động với đúng vận tốc V'B = v.

- Va chạm như thế gọi là va chạm đàn hồi.

b. Va chạm mềm

- Hình 29.2 mô tả một thí nghiệm về va chạm mềm.

Hình 29.2. Va chạm mềm

- Dùng hai xe A và B giống nhau, ở đầu mỗi xe có gắn một miếng nhựa dính. Cho xe A chuyển động với vận tốc vA = v tới va chạm với xe kia đang đứng yên. Sau va chạm, cả hai xe dính vào nhau và chuyển động với vận tốc bằng VAB = v/2. Kiểu va chạm “dính” này gọi là va chạm mềm.

Có hai kiểu va chạm thường gặp là va chạm đàn hồi và va chạm mềm.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Một lực 50 N tác dụng vào một vật có khối lượng m = 0,1 kg ban đầu nằm yên; thời gian tác dụng là 0,01 s. Xác định vận tốc của vật.

Hướng dẫn giải

*Cách 1:

Ta có, biến thiên động lượng thì bằng xung lượng của lực:

\(\Delta \overrightarrow p  = \overrightarrow F \Delta t \Leftrightarrow m\overrightarrow v  - m\overrightarrow {{v_0}}  = \overrightarrow F \Delta t\) 

Mặt khác, theo đầu bài ta có: \({v_0} = 0m/s\) (do ban đầu nằm yên)

Ta suy ra:

\(\begin{array}{l}m\overrightarrow v  - \overrightarrow 0  = \overrightarrow F \Delta t \Rightarrow m\overrightarrow v  = \overrightarrow F \Delta t\\ \Rightarrow mv = F.\Delta t\\ \Rightarrow v = \dfrac{{F.\Delta t}}{m} = \dfrac{{50.0,01}}{{0,1}} = 5m/s\end{array}\)

*Cách 2:

Theo định luật II Newton ta có:

\(a = \frac{F}{m} = \frac{{50}}{{0,1}} = 500(m/s^2)\)

Lại có: \(v = {v_0} + at = 0 + 500.0,01 = 5(m/s)\)

(vật ban đầu nằm yên nên \({v_0}=0\))

Bài 2: Một vật khối lượng 0,7 kg đang chuyển động theo phương ngang với tốc độ 5 m/s thì va chạm vào bức tường thẳng đứng. Nó nảy ngược trở lại với tốc độ 2 m/s. Chọn chiều dương là chiều bóng nảy ra. Độ thay đổi động lượng của nó là:

A. 3,5 kg.m/s  

B. 24,5 kg.m/s   

C. 4,9 kg.m/s  

D. 1,1 kg.m/s

Hướng dẫn giải

Độ biến thiên động lượng: Δp = p2 - p1 = mv2 - (-mv1)= 4,9 kg.m/s.

Bài 3: Một quả bóng có khối lượng m = 300g va chạm vào tường và nảy trở lại với cùng vận tốc. Vận tốc của bóng nước va chạm là + 5m/s. Độ biến thiên động lượng của bóng là:

A. 1,5 kg.m/s               

B. -3 kg.m/s    

C. -1,5 kg.m/s      

D. 3 kg.m/s

Hướng dẫn giải

Độ biến thiên động lượng:

Δp = p2 - p1 = - mv - mv = -2mv = -3 kg.m/s.

ADMICRO

Luyện tập Bài 29 Vật Lý 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh có thể:

- Nêu được khái niệm hệ cô lập và lấy ví dụ về hệ cô lập.

- Phát biểu được định luật bảo toàn động lượng đối với hệ cô lập.

- Viết được biểu thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ gồm hai vật.

3.1. Trắc nghiệm Bài 29 môn Vật Lý 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật Lý 10 KNTT Bài 29 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 29 môn Vật Lý 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 KNTT Bài 29 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải câu hỏi trang 113 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 1 trang 114 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 114 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 1 trang 115 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 115 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 29.1 trang 55 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 29.2 trang 55 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 29.3 trang 55 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 29.4 trang 55 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 29.5 trang 55 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 29.6 trang 55 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 29.7 trang 56 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 29.8 trang 56 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 29.9 trang 56 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 29.10 trang 56 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 29.11 trang 56 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 29 môn Vật Lý 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 10 HỌC247

NONE
OFF