OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vật Lý 10 KNTT Bài 28: Động lượng


Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta khảo sát về đồng lực, xung lượng của lực thông qua nội dung Bài 28: Động lượng môn Vật Lý 10 chương trình SGK Kết nối tri thức.

Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung được HOC247 trình bày chi tiết bên dưới đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Động lượng

- Để xác định trạng thái chuyển động của một vật về mặt động lực học, người ta đưa vào một đại lượng vật lí liên quan đến khối lượng và vận tốc của vật, đại lượng này gọi là động lượng.

- Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) là đại lượng được xác định bởi công thức:

\(\overrightarrow P \) = m.\(\overrightarrow v \)      (28.1)

- Động lượng là một đại lượng vectơ có cùng hướng với vận tốc của vật

- Đơn vị động lượng là: kg.m/s.

⇒ Vật có khối lượng và vận tốc càng lớn thì sự truyền chuyển động trong trong tác với các vật khác càng mạnh. Vậy động lượng là đại lượng đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật tương tác với nhau.

1.2. Xung lượng của lực

a. Xung lượng

- Khi một lực \(\overrightarrow F \) tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian ngắn \(\Delta t\) thì tích \(\overrightarrow F .\Delta t\) được định nghĩa là xung lượng của lực \(\overrightarrow F \) trong khoảng thời gian At ấy (Lực \(\overrightarrow F \) được xem là không đổi trong khoảng thời gian tác dụng ngắn \(\Delta t\)).

- Đơn vị xung lượng của lực là N.s.

b. Liên hệ giữa xung lượng của lực và độ biến thiên động lượng

- Giả sử có một lực \(\overrightarrow F \) (không đổi) tác dụng lên một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow {{V_1}} \) . Trong khoảng thời gian tác dụng \(\Delta t\), vận tốc của vật biến đổi thành \(\overrightarrow {{V_2}} \) nghĩa là vật đã có gia tốc:

\(a = \frac{{\overrightarrow {{V_2}}  - \overrightarrow {{V_1}} }}{{\Delta t}}\)

- Theo định luật II Newton:

\(\overrightarrow F  = m.\overrightarrow a  = m.\frac{{\overrightarrow {{V_2}}  - \overrightarrow {{V_1}} }}{{\Delta t}}\)

Suy ra:

\(\overrightarrow F .\Delta t = m.\overrightarrow {{v_2}}  - m.\overrightarrow {{v_1}}  = \overrightarrow {{p_2}}  - \overrightarrow {{p_1}} \)     (28.2)

- Về trái của (28.2) chính là xung lượng của lực trong khoảng thời gian \({\Delta t}\), còn về phải là độ biến thiên động lượng của vật.

- Từ (28.2), ta có thể viết: \(\overrightarrow F .\Delta t = \Delta \overrightarrow p \) (28.3)

- Công thức (28.3) cho thấy: Xung lượng của lực tác dụng lên vật trong một khoảng thời gian bằng độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó.

c. Dạng tổng quát của định luật II Newton

- Từ (28.3), ta có thể viết: \(\overrightarrow F  = \frac{{\Delta \overrightarrow p }}{{\Delta t}}\)       (28.4)

- Công thức (28.4) cho thấy: Lực tổng hợp tác dụng lên vật bằng tốc độ thay đổi động lượng của vật.

- Phát biểu trên được xem như một cách diễn đạt khác của định luật II Newton.

- Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) là đại lượng được xác định bởi công thức: \(\overrightarrow p  = m.\overrightarrow v \).

- Động lượng là đại lượng đặc trưng cho sự truyền trong tác giữa các vật.

- Tích \(\overrightarrow F .\Delta t\) được gọi là xung lượng của lực tác dụng trong khoảng thời gian ngắn \(\overrightarrow F .\Delta t\) và bằng độ biến thiên động lượng của vật trong thời gian đó: \(\overrightarrow F .\Delta t = \Delta \overrightarrow p \)

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Quan sát hình dưới đây.

- Hình a: Khi đèn tín hiệu màu đỏ bật sáng thì xe nào muốn dừng lại cần phải có một lực hãm lớn hơn? Tại sao?

- Hình b: Cầu thủ bóng đá sút phạt 11 m. Thủ môn khó bắt bóng khi bóng bay tới có tốc độ lớn hay nhỏ? Tại sao?

Hướng dẫn giải

- Hình a: Khi đèn tín hiệu màu đỏ bật sáng thì xe ô tô tải cần phải có một lực hãm lớn hơn xe ô tô con để dừng lại. Ô tô tải có khối lượng lớn hơn nên cần phải có lực hãm lớn hơn để dừng lại so với ô tô con

- Hình b: Vận tốc của quả bóng lớn sẽ khó bắt bóng hơn so với vận tốc của quả bóng nhỏ. Tại vì nếu vận tốc lớn thì quả bóng sẽ bay rất nhanh, thủ môn khó nắm bắt hướng di chuyển của quả bóng.

Bài 2: Khi nói về động lượng của một vật phát biểu đúng là:

A. Động lượng là một đại lượng vô hướng, luôn dương.

B. Động lượng là một đại lượng vô hướng, có thể dương hoặc âm.

C. Động lượng là một đại lượng có hướng, ngược hướng với vận tốc.

D. Động lượng là một đại lượng có hướng, cùng hướng với vận tốc.

Hướng dẫn giải

Chọn D

Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) là đại lượng được xác định bởi công thức: \(\overrightarrow {\rm P}  = m.\overrightarrow v \)

Động lượng là một đại lượng vectơ cùng hướng với vận tốc của vật.

Động lượng có đơn vị đo là kilôgam mét trên giây (kg.m/s).

Bài 3: Hai vật có khối lượng m1 = 5 kg, m2 = 10 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 4 m/s và v2 = 2 m/s. Tìm tổng động lượng (phương, chiều và độ lớn) của hệ trong các trường hợp:

a. \(\overrightarrow {{v_1}} \) và \(\overrightarrow {{v_2}} \) cùng hướng.

b. \(\overrightarrow {{v_1}} \) và \(\overrightarrow {{v_2}} \) cùng hướng, ngược chiều.

c. \(\overrightarrow {{v_1}} \) và \(\overrightarrow {{v_2}} \) vuông góc nhau.

Hướng dẫn giải

a. Động lượng của hệ:

\(\overrightarrow p  = {\overrightarrow p _1} + {\overrightarrow p _2}\)

Độ lớn: p = p1 + p2 = m1 v1 + m2 v2 = 5.4 + 10.2 = 40 kg.m/s.

b. Động lượng của hệ:

\(\overrightarrow p  = {\overrightarrow p _1} + {\overrightarrow p _2}\)

Độ lớn: p = p1 - p2 = m1 v1 - m2 v2 = 0.

c. Động lượng của hệ: \(\overrightarrow p  = {\overrightarrow p _1} + {\overrightarrow p _2}\)

Độ lớn: \(p = \sqrt {{p_1}^2 + {p_2}^2} \)  = 28,284 kg.m/s.

ADMICRO

Luyện tập Bài 28 Vật Lý 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh có thể:

- Định nghĩa được động lượng, xung lượng của lực nêu được đơn vị của xung lượng

- Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng.

- Viết được biểu thức về độ biến thiên động lượng và nắm được ý nghĩa của độ biến thiên động lượng với xung lượng của lực.

3.1. Trắc nghiệm Bài 28 môn Vật Lý 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật Lý 10 KNTT Bài 28 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 28 môn Vật Lý 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 KNTT Bài 28 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Hoạt động trang 110 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu trang 110 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 1 trang 111 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 2 trang 111 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 3 trang 111 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 4 trang 111 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 5 trang 111 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 6 trang 111 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 7 trang 111 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 8 trang 111 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 1 trang 112 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 112 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 3 trang 112 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 4 trang 112 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 28.1 trang 54 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 28.2 trang 54 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 28.3 trang 54 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 28.4 trang 54 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 28.5 trang 54 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 28.6 trang 54 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 28.7 trang 55 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 28.8 trang 55 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 28 môn Vật Lý 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 10 HỌC247

NONE
OFF