OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

Tổng ôn Quá trình phiên mã và dịch mã Sinh học 12

27/07/2021 512.97 KB 538 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210727/409468024891_20210727_100206.pdf?r=2252
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về quá trình phiên mã và dịch mã trong chương trình Sinh học 12 thông qua nội dung tài liệu Tổng ôn Quá trình phiên mã và dịch mã Sinh học 12. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

A. Lý thuyết

I. Cơ chế phiên mã:

1. Khái niệm:

- Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn là quá trình phiên mã (còn gọi là sự tổng hợp ARN).

- Quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tế bào, ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào, lúc NST đang giãn xoắn.

2. Diễn biến của cơ chế phiên mã 

Gồm 3 giai đoạn: khởi đầu, kéo dài và kết thúc.

- Phiên mã ở SV nhân thực tạo ra mARN sơ khai gồm các exon và intron. Sau đó các intron bị loại bỏ chỉ còn lại các exon tạo thành mARN trưởng thành.

II. Cơ chế dịch mã.

1. Khái niệm:

- Là quá trình chuyển mã di truyền chứa trong mARN thành trình tự các aa trong chuỗi polipeptit của prôtêin.

2. Diễn biến:

a. Hoạt hoá aa:

- Trong tb chất nhờ các enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, các aa đựơc hoạt hoá và gắn với tARN tạo nên phức hợp aa - tARN.

b. Dịch mã và hình thành chuỗi polipeptit:

*Giai đoạn mở đầu

- tARN mang aa mở đầu tiến vào vị trí codon mở đầu sao cho anticodon trên tARN của nó khớp bổ sung với codon mở đầu trên mARN.

*Giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit

- tARN mang aa thứ nhất đến codon thứ nhất sao cho anticodon của nó khớp bổ sung với codon thứ nhất trên mARN. Enzim xúc tác tạo liên kết péptit giữa aa 1 và aa mở đầu

- Ribôxôm dịch chuyển đi 1 bộ ba đồng thời tARN mang aa mở đầu rời khỏi RBX. 

- tARN mang aa thứ hai đến codon thứ hai sao cho anticodon của nó khớp bổ sung với codon thứ hai trên mARN. Enzim xúc tác tạo liên kết péptit giữa aa 2 và aa 1.

- Sự dịch chuyển của RBX lại tiếp tục theo từng bộ ba trên mARN.

*Giai đoạn kết thúc chuỗi pôlipeptit

- Quá trình dịch mã tiếp diễn cho đến khi RBX gặp codon kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại.

- RBX tách khỏi mARN và chuỗi polipeptit được giải phóng, aa mở đầu cũng rời khỏi chuỗi polipeptit để trở thành prôtêin hoàn chỉnh.

3. Poliriboxom:

- Trên mỗi phân tử mARN thường có một số RBX cùng hoạt động được gọi là poliriboxom. Như vậy, mỗi một phân tử mARN có thể tổng hợp được từ 1 đến nhiều chuỗi polipeptit cùng loại rồi tự huỷ.

- RBX có tuổi thọ lâu hơn và đa năng hơn.

4. Mối liên hệ ADN – mARN – tính trạng:

- Cơ chế của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử:

ADN ==> m ARN ==> Prôtêin ==> tính trạng.

B. Luyện tập

Câu 1: Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong

A. ribôxôm.                       B. tế bào chất.                   C. nhân tế bào.                  D. ti thể.

Câu 2: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của

A. mạch mã hoá.               B. mARN.                         C. mạch mã gốc.                D. tARN.

Câu 3: Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là

A. anticodon.                     B. axit amin.                      B. codon.                           C. triplet.

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

A. mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

D. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

Câu 5: Quá trình phiên mã xảy ra ở

A. sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn.                               B. sinh vật có ADN mạch kép.

C. sinh vật nhân chuẩn, vi rút.                                     D. vi rút, vi khuẩn.

Câu 6: Các prôtêin được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều

A. bắt đầu bằng axit amin Met.

B. bắt đầu bằng axit amin foocmin mêtiônin.

C. Có Met ở vị trí đầu tiên bị cắt bởi enzim.

D. Cả A và C.

Câu 7: Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là

A. anticodon.                     B. axit amin.                      B. codon.                           C. triplet.

Câu 8: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là

A. codon.                           B. axit amin.                      B. anticodon.                     C. triplet.

Câu 9: Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là

A. rARN.                           B. mARN.                         C. tARN.                           D. ADN.

Câu 10: Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều

A. kết thúc bằng Met.                                                  B. bắt đầu bằng axit amin Met.

C. bắt đầu bằng axit foocmin-Met.                              D. bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN

Câu 11: Dịch mã thông tin di truyền trên bản mã sao thành trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit là chức năng của

A. rARN.                           B. mARN.                         C. tARN.                           D. ARN.

Câu 12: Cho mạch mã gốc của gen có trinh tự 3’ AGG GGT TXX TTX AAA 5’. Trình tự các nuclêôtit trên mARN là

A. 5’ UXX XXA AGG AAG UUU 3’.         B. 3’ UXX XXA AGG AAG UUU 5’.

C. 5’ TXX XXA AGG AAG TTT 3’.            D. 3’ TXX XXA AGG AAG TTT 5’.

Câu 13: Một đoạn mạch đơn của gen có trình tự nuclêôtit là: 3’ …AGATTXAAG…5’. Trình tự nuclêôtit trong phân tử mARN như thế nào, nếu biết chiều phiên mã từ trái qua phải?

A. 5’ … AGAUUXAAG …3’.                      B. 3’ … AGAUUXAAG …5’.

C. 5’ … UXUAAGUUX …3’.                      D. 3’ … UXUAAGUUX …5’.

Câu 14 : Một đoạn mạch đơn của gen có trình tự nuclêôtit là: 5’ …AGATTXAAG… 3’. Trình tự nuclêôtit trong phân tử mARN như thế nào, nếu biết chiều phiên mã từ phải qua trái?

A. 5’ … AGAUUXAAG …3’.                      B. 3’ … AGAUUXAAG …5’.

C. 5’ … UXUAAGUUX …3’.                      D. 3’ … UXUAAGUUX …5’.

Câu 15: Giả sử mạch mã gốc của gen có bộ ba 3’ TAG 5’ thì bộ ba mã sao tương ứng trên mARN là

A. 5’ XUA 3’.             B. 5’ AUX 3’.             C. 5’ UGA 3’.             D. 5’ TAG 3’.

Câu 16: Trên mạch mang mã gốc của gen có bộ ba 5’ ATX 3’ thì bộ ba mã sao (côđon) tương ứng trên mARN là

A. 5’ UAG 3’.             B. 5’ XAU 3’.             C. 5’ GAT 3’.             D. 5’ GAU 3’.

Câu 17: Một đoạn gen có trình tự các nuclêôtit như sau:

3‘ XGA GAA TTT XGA 5‘ (mạch mã gốc)

5‘ GXT XTT AAA GXT 3‘

a, Hãy xác định trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ đoạn gen trên.

b, Một đoạn phân tử prôtêin có trình tự axit amin như sau:

– lơxin – alanin – valin – lizin –

Hãy xác định trình tự các cặp nuclêôtit trong đoạn gen mang thông tin quy định cấu trúc đoạn prôtêin đó.

Hướng dẫn giải

a, mARN có: 5‘ GXU XUU AAA GXU 3‘

trình tự axit amin trong prôtêin Ala – Leu – Lys – Ala

b, Vì có nhiều bộ ba cùng mã hóa một axit amin nên đây là một trường hợp.

trình tự axit amin trong prôtêin – lơxin – alanin – valin – lizin –

mARN UUA GXU GUU AAA

ADN 3‘ AAT XGA XAA TTT 5‘ (mạch mã gốc)

5‘ TTA GXT GTT AAA 3‘

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn Quá trình phiên mã và dịch mã Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF