OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Tổng hợp các bài toán trọng tâm Sóng âm Vật lý 12

17/08/2018 837.38 KB 1717 lượt xem 29 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180817/49223283617_20180817_132852.pdf?r=8502
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Tổng hợp các bài toán trọng tâm Sóng âm chương Sóng cơ học môn Vật lý 12. Đây là một tài liệu tham khảo rất có ích cho quá trình học tập, rèn luyện kĩ năng giải bài tập, ôn tập chuẩn bị cho các kì thi, kiểm tra môn Vật lý. Chúc các em học tốt!

 

 
 

TỔNG HỢP CÁC BÀI TOÁN TRỌNG TÂM

SÓNG ÂM VẬT LÝ 12

Phần 1: Bài tập cơ bản

Câu 1: Cho cường độ âm chuẩn I0 = 10-12  W/m2. Tính cường độ âm của một sóng âm có mức cường độ âm 80 dB.

            A.10-2W/m2.    B. 10-4W/m2.   C. 10-3W/m2.  D. 10-1W/m2.

Câu 2: Cường độ âm tăng gấp bao nhiêu lần nếu mức cường độ âm tương ứng tăng thêm 2 Ben.

     A. 10 lần       B. 100 lần       C. 50 lần       D. 1000 lần

Câu 3: Khi cường độ âm tăng gấp 100 lần thì mức cường độ âm tăng:

    A. 20 dB    B. 50 dB         C. 100 dB       D.10000 dB.

Câu 4: Khi cường độ âm tăng gấp 1000 lần thì mức cường độ âm tăng:

    A.100dB     B.30dB                       C.20dB                       D.40dB

Câu 5: Khi mức cường độ âm tăng 20dB thì cường độ âm tăng:

   A. 2 lần.               B. 200 lần.      C. 20 lần.         D. 100 lần.

Câu 6: Một nguồn âm O, phát sóng âm theo mọi phương như nhau. Tại điểm B cách nguồn một đoạn rB có mức cường độ âm bằng 48dB. Tại điểm A, cách nguồn đoạn rA = ¼ rB có mức cường độ âm bằng:

            A. 12dB          B. 192dB        C. 60dB          D. 24dB

Câu 7: Một nguồn S có công suất là P truyền đẳng hướng theo mọi phương. Mức cường độ âm tại một điểm cách nguồn S 10m là 106dB. Cường độ âm tại một điểm cách S 2m là:

            A. 1W/m2        B. 0,5W/m2     C. 1,5W/m2     D. 2W/m2

Câu 8 (ĐH2011): Một nguồn điểm O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường truyền âm đẳng hướng và không hấp thụ âm. Hai điểm A, B cách nguồn âm lần lượt là r1 và r2. Biết cường độ âm tại A gấp 4 lần cường độ âm tại B. Tỉ số r2/r1 bằng

            A. 4.                B. ½ .              C. ¼ .              D. 2.

Câu 9: Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 40 dB và 80 dB. Biết cường độ âm tại M là  0,05 W/m2. Tính cường độ âm tại N.

     A. 400 W/m2          B. 450 W/ m2  C. 500 W/ m2  D. 550 W/ m2

Câu 10: Một người áp tai vào đường ray tàu hỏa nhe tiếng búa gỏ vào đường ray cách đó 1 km. Sau 2,83 s người đó nghe tiếng búa gỏ truyền qua không khí. Tính tốc độ truyền âm trong thép làm đường ray. Cho biết tốc độ âm trong không khí là 330 m/s.

            A. 4992 m/s.    B. 3992 m/s.    C. 2992 m/s.    D. 1992 m/s.

Câu 11: Tại một điểm A nằm cách nguồn âm N (Nguồn điểm) một khoảng NA = 1 m, có mức cường độ âm là  LA = 90 dB. Biết ngưỡng nghe của âm đó là  W/m2. Cường độ của âm đó tại A là:

           A. IA = 0,1 nW/m2.                  B. IA = 1 mW/m2.      

C. IA = 1 W/m2.                        D. IA = 0,1 GW/m2.

Câu 12: Tại một điểm trên mặt phẳng chất lỏng có một nguồn dao động tạo ra sóng ổn định trên mặt chất lỏng. Coi môi trường tuyệt đối đàn hồi. M và N là 2 điểm trên mặt chất lỏng, cách nguồn lần lượt là R1 và R2. Biết biên độ dao động của phần tử tại M gấp 4 lần tại N. Tỉ số R1/R2bằng

                A. ¼               B. 1/16                     C. ½                D. 1/8

Câu 13: Người ta đo được mức cường độ âm tại điểm A là 90 dB và tại điểm B là 70 dB. Hãy so sánh cường độ âm tại A (IA) với cường độ âm tại B (IB).

    A. IA = 9IB/7         B. IA = 30 IB               C. IA = 3 IB                  D. IA = 100 IB     

Câu 14: Vận tốc truyền âm trong không khí là 336m/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng phương truyền sóng dao động vuông pha là 0,2m. Tần số của âm là 

            A. 400Hz        B. 840Hz     C. 420Hz           D. 500Hz. 

Câu 15: Gọi Io là cường độ âm chuẩn. Nếu mức cường độ âm là 1(dB) thì cường độ âm

  1. Io = 1,26 I.   B. I = 1,26 Io.   C. Io = 10 I.   D. I = 10 I0.

Câu 16: Trong môi trường truyền âm, tại hai điểm A và B có mức cường độ âm lần lượt là 90 dB và 40 dB với cùng cường độ âm chuẩn. Cường  độ âm tại A lớn gấp bao nhiêu lần so vớ cường độ âm tại B?

A. 2,25 lần    B. 3600 lần      C. 1000 lần     D. 100000 lần

Câu 17: Chọn câu trả lời đúng. Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10-5W/m2. Biết cường độ âm chuẩn là I0 = 10-12 W/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó bằng:

        A. 60dB.     B. 80dB.     C. 70dB.           D. 50dB.

Câu 18: Một máy bay bay ở độ cao h1 = 100 mét, gây ra ở mặt đất ngay phía dưới một tiếng ồn có mức cường độ âm L1 = 120dB. Muốn giảm tiếng ồn tới mức chịu được L2 = 100 dB thì máy bay phải bay ở độ cao:

A. 316 m.     B. 500 m.        C. 1000 m.        D. 700 m.

Câu 19 (ĐH _2007): Một sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và trong nước với vận tốc lần lượt là 330 m/s và 1452 m/s. Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó sẽ

     A. giảm 4,4 lần                   B. giảm 4 lần              

C. tăng 4,4 lần                         D. tăng 4 lần

Câu 20: Một ống khí có một đầu bịt kín, một đầu hở tạo ra âm cơ bản có tần số 112Hz. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 336m/s. Bước sóng dài nhất của các họa âm mà ống này tạo ra bằng:

     A. 1m.                   B. 0,8 m.               C. 0,2 m.                  D. 2m.

Câu 21: Một ống có một đầu bịt kín tạo ra  âm cơ bản của nốt Đô có tần số 130,5Hz. Nếu người ta để hở cả đầu đó thì khi đó âm cơ bản tạo có tần số bằng bao nhiêu?

A. 522 Hz;             B. 491,5 Hz;                C. 261 Hz;                      D. 195,25 Hz;

Câu 22: Vận tốc truyền âm trong không khí là 336m/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng phương truyền sóng dao động vuông pha là 0,2m. Tần số của âm là 

A. 400Hz               B. 840Hz             C. 420Hz               D. 500Hz 

Câu 23: Một cái sáo (một đầu kín , một đầu hở ) phát âm cơ bản là nốt nhạc La tần số 440 Hz . Ngoài âm cơ bản, tần số nhỏ nhất của các họa âm do sáo này phát ra là 
     A . 1320Hz                        B . 880 Hz                         C . 1760 Hz                      D .440 Hz

Câu 24: Một ống khí có một đầu bịt kín, một đầu hở tạo ra âm cơ bản có tần số 112Hz. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 336m/s. Bước sóng dài nhất của các họa âm mà ống này tạo ra bằng:

A. 1m.                    B. 0,8 m.         C. 0,2 m.                      D. 2m.

Câu 25: Trên sợi dây đàn dài 65cm sóng ngang truyền với tốc độ 572m/s. Dây đàn phát ra bao nhiêu hoạ âm (kể cả âm cơ bản) trong vùng âm nghe được ?

 A. 45.            B. 22.                C. 30.                         D. 37.

Câu 26: Một nhạc cụ phát ra âm có tần số âm cơ bản là f = 420(Hz). Một người có thể nghe được âm có tần số cao nhất là 18000 (Hz). Tần số âm cao nhất mà người này nghe được do dụng cụ này phát ra là:

A.  17850 (Hz)           B.  18000 (Hz)           C.  17000 (Hz)             D.17640 (Hz)

Câu 27: Gọi Io là cường độ âm chuẩn. Nếu mức cường độ âm là 1(dB) thì cường độ âm

A. Io = 1,26 I.            B. I = 1,26 Io.          C. Io = 10 I.             D. I = 10 Io.

Câu 28: Chọn câu trả lời đúng. Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10-5W/m2. Biết cường độ âm chuẩn là I0 = 10-12 W/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó bằng:

     A. 60dB.                 B. 80dB.         C. 70dB.                   D. 50dB.

Câu 29 (ĐH_2009): Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 40 dB và 80 dB. Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M.

A. 10000 lần          B. 1000 lần               C. 40 lần                            D. 2 lần

Câu 30 (CĐ 2010): Tại một vị trí trong môi trường truyền âm, khi cường độ âm tăng gấp 10 lần giá trị cường độ âm ban đầu thì mức cường độ âm

    A. giảm đi 10 B.          B. tăng thêm 10 B.       

C. tăng thêm 10 dB.     D. giảm đi 10 dB.

Câu 31 (CĐ_2012): Xét điểm M ở trong môi trường đàn hồi có sóng âm truyền qua. Mức cường độ âm tại M là L (dB). Nếu cường độ âm tại điểm M tăng lên 100 lần thì mức cường độ âm tại điểm đó bằng

    A. 100L (dB).               B. L + 100 (dB).            

C. 20L (dB).                  D. L + 20 (dB).

 Phần 2: Bài tập nâng cao

Câu 32: Hai điểm M và N nằm ở cùng 1 phía của nguồn âm O, trên cùng 1 phương truyền âm có LM = 30 dB, LN = 10 dB, nếu nguồn âm đó đặt tại M thì mức cường độ âm tại N khi đó là
     A 12 dB                      B 7 dB               C 9 dB                   D 11 dB

Câu 33: Một nguồn âm là nguồn điểm phát âm đẳng hướng trong không gian. Giả sử không có sự hấp thụ và phản xạ âm. Tại một điểm cách nguồn âm 10m thì mức cường độ âm là 80dB. Tại điểm cách nguồn âm 1m thì mức cường độ âm bằn  

A. 90dB          B. 110dB        C. 120dB        D. 100dB  

Câu 34: Nguồn âm tại O có công suất không đổi. Trên cùng đường thẳng qua O có ba điểm A, B, C cùng nằm về một phía của O và theo thứ tự xa có khoảng cách tới nguồn tăng dần. Mức cường độ âm tại B kém mức cường độ âm tại A là a (dB), mức cường độ âm tại B hơn mức cường độ âm tại C là 3a (dB). Biết OA = 2OB/3. Tỉ số OC/OA là

            A. 81/16                      B. 9/4              C. 27/8                        D. 32/27

Câu 35: Một người đứng giữa hai loa A và B. Khi loa A bật thì người đó nghe được âm có mức cường độ 76dB. Khi loa B bật thì nghe được âm có mức cường độ 80 dB. Nếu bật cả hai loa thì nghe được âm có mức cường độ bao nhiêu?

A. 77 dB         B. 81,46 dB    C. 84,36 dB    D. 86,34 dB

Câu 36: Trong một phòng nghe nhạc, tại một vị trí: Mức cường độ âm tạo ra từ nguồn âm là 80dB, mức cường độ âm tạo ra từ phản xạ ở bức tường phía sau là 74dB. Coi bức tường không hấp thụ năng lượng âm và sự phản xạ âm tuân theo định luật phản xạ ánh sáng. Mức cường độ âm toàn phần tại điểm đó là

A. 77 dB         B. 80,97 dB    C. 84,36 dB    D. 86,34 dB

Câu 37: Tại một điểm nghe được đồng thời hai âm: âm truyền tới có mức cường độ âm là 65dB, âm phản xạ có mức cường độ âm là 60dB. Mức cường độ âm toàn phần tại điểm đó là?

A. 5dB                        B. 125dB        C. 66,19dB     D. 62,5dB

Câu 38: Một nguồn âm phát sóng âm đẳng hướng theo mọi phương. Một người đứng cách nguồn âm 50m nhận được âm có mức cường độ 70dB. Cho cường độ âm chuẩn 10-12W/m2, π = 3,14.Môi trường không hấp thụ âm.  Công suất phát âm của nguồn

A. 0,314W                  B. 6,28mW      C. 3,14mW      D. 0,628W

Câu 39: Công suất âm thanh cực đại của một máy nghe nhạc gia đình là 10W. Cho rằng cứ truyền trên khoảng cách 1m, năng lượng âm bị giảm 5 % so với lần đầu do sự hấp thụ của môi trường truyền âm. Biết I0 = 10-12 W/m2, Nếu mở to hết cỡ thì mức cường độ âm ở khoảng cách 6 m là

            A. 102 dB                   B. 107 dB                   C. 98 dB         D. 89 dB

Câu 40: Cho 3 điểm A, B, C thẳng hàng, theo thứ tự xa dần nguồn âm. Mức cường độ âm tại A, B, C lần lượt là 40dB; 35,9dB và 30dB. Khoảng cách giữa AB là 30m và khoảng cách giữa BC là

A. 78m                        B. 108m          C. 40m                        D. 65m

Câu 41: Một nguồn âm S phát ra âm có tần số xác định. Năng lượng âm truyền đi phân phối đều trên mặt cầu tâm S bán kính d. Bỏ qua sự phản xạ của sóng âm trên mặt đất và các vật cản. Tại điểm A cách nguồn âm S 100 m, mức cường độ âm là 20 dB. Xác định vị trí điểm B để tại đó mức cường độ âm bằng 0.

     A. 10 m.                 B. 100 m.        C. 1km.                       D. 10km.

Câu 42: Trong một bản hợp ca, coi mọi ca sĩ đều hát với cùng cường độ âm và coi cùng tần số. Khi một ca sĩ hát thì mức cường độ âm là 68 dB  Khi cả ban hợp ca cùng hát thì đo được mức cường độ âm là 80 dB . Số ca sĩ có trong ban hợp ca là

A. 16 người.                B. 12 người.                C. 10 người.        D. 18 người

Câu 43: Tại O có 1 nguồn phát âm thanh đẳng hướng với công suất ko đổi.1 người đi bộ từ A đến C theo 1 đường thẳng và lắng nghe âm thanh từ nguồn O thì nghe thấy cường độ âm tăng từ I đến 4I rồi lại giảm xuống I. Khoảng cách AO bằng:

A. AC /2            B. AC /2              C. AC/3                D. AC/2

Câu 44: Một nguồn âm được coi là nguồn điểm phát sóng cầu và môi trường không hấp thụ âm.Tại một vị trí sóng âm biên độ 0,12mm có cường độ âm tại điểm đó bằng 1,8 W.m-2. Hỏi tại vị trí sóng có biên độ bằng 0,36mm thì sẽ có cường độ âm tại điểm đó bằng bao nhiêu ?

       A. 0,6 W.m-2          B. 2,7 W.m-2          C. 5,4 W.m-2               D. 6,2 W.m-2

Câu 45 (CĐ_2012):  Một nguồn âm điểm truyền sóng âm đẳng hướng vào trong không khí với tốc độ truyền âm là v. Khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau nhất trên cùng hướng truyền sóng âm dao động ngược pha nhau là d. Tần số của âm là

    A.  v/(2d).                     B. 2v/d.                C. v/(4d).                       D. v/d

Câu 46 (ĐH2012): Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm, có 2 nguồn âm điểm, giống nhau với công suất phát âm không đổi. Tại điểm A có mức cường độ âm 20 dB. Để tại trung điểm M của đoạn OA có mức cường độ âm là 30 dB thì số nguồn âm giống các nguồn âm trên cần đặt thêm tại O bằng

            A. 4.                B. 3.                C. 5.                D. 7.

Câu 47: Một máy bay bay ở độ cao h1= 100 mét, gây ra ở mặt đất ngay phía dưới một tiếng ồn có mức cường độ âm L1=120 dB. Muốn giảm tiếng ồn tới mức chịu được L2 = 100 dB thì máy bay phải bay ở độ cao:

A. 316 m.            B. 500 m.                 C. 1000 m.                 D. 700 m.    

Câu 48: Một nguồn âm là nguồn điểm phát âm đẳng hướng trong không gian. Giả sử không có sự hấp thụ và phản xạ âm. Tại một điểm cách nguồn âm 10m thì mức cường độ âm là 80dB. Tại điểm cách nguồn âm 1m thì mức cường độ âm bằng     

     A. 90dB                 B. 110dB                    C. 120dB                    D. 100dB 

Câu 49 (ĐH_2010) Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60 dB, tại B là 20 dB. Mức cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là

    A. 26 dB.         B. 17 dB.                    C. 34 dB.                          D. 40 dB.

Câu 50: Hai điểm A, B nằm trên cùng một đường thẳng đi qua một nguồn âm và ở hai phía so với nguồn âm. Biết mức cường độ âm tại A và tại trung điểm của AB lần lượt là 50 dB và 44 dB. Mức cường độ âm tại B là

A. 28 dB               B. 36 dB                       C. 38 dB                          D. 47 dB

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong tài liệu Tổng hợp các bài toán trọng tâm Sóng âm Vật lý 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt ,nâng cao kỹ năng giải bài tập và đạt thành tích cao hơn trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF