OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Thuyết minh về trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê

31/03/2021 1015.65 KB 3680 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210331/372199612758_20210331_135150.pdf?r=4234
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em biết cách viết bài văn Thuyết minh về trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê Học247 xin gửi đến các em tài liệu dưới đây. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm.

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu về trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê.

b. Thân bài:

- Nguồn gốc của trò chơi bịt mắt bắt dê.

- Giải thích cái tên của trò chơi: Tại sao gọi là "bịt mắt bắt dê"?

- Đối tượng tham gia chơi.

- Các dịp tổ chức trò chơi (lễ hội, thi đấu...).

- Cách thức tổ chức trò chơi.

- Cách thức chơi.

c. Kết bài:

- Cảm nghĩ về trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê

- Vị trí của trò chơi dân gian này trong truyền thống văn hóa, tâm hồn của con người Việt Nam.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy thuyết minh về trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện qua rất nhiều hình thức, một trong những hình thức đó là các trò chơi dân gian. Từ xưa đến nay, chúng ta được biết đến với rất nhiều những trò chơi dân gian mang đậm nét truyền thống của dân tộc. Bịt mắt bắt dê được xem là một trong các trò chơi có từ lâu đời và vô cùng độc đáo.

Bịt mắt bắt dê là trò chơi đã xuất hiện từ rất lâu. Ngay từ trong những bức tranh cổ, chúng ta còn lưu lại những hình ảnh về một miền kí ức xưa kia với những cô bé, cậu bé chơi trò chơi hay những người lớn cùng nhau đứng trong một vòng tròn, bịt mắt để bắt dê. Như chính cái tên của trò chơi này, đây là trò chơi nhiều người cùng tham gia, bịt mắt để bắt được dê. Chúng ta đặt ra câu hỏi tại sao là "bắt dê" chứ không phải bắt một con vật nào khác. Điều này được lí giải bởi loài dê là loài có tính hiền lành, nhút nhát, linh hoạt và rất thích vận động. Chính vì thế, người bắt được nó đòi hỏi phải có sự tinh ý, nhanh nhẹn, thậm chí là cả chiến thuật nhất định. Mở mắt để bắt dê đã khó, bịt mắt để bắt được dê lại càng khó khăn hơn. Chính vì thế, đây được coi là trò chơi khá khó khăn nhưng lại vô cùng thú vị, hấp dẫn.

Nhiều người vẫn nghĩ rằng “Bịt mắt bắt dê” là trò chơi trẻ em, tuy nhiên, từ thời xa xưa nó là trò vui chủ yếu dành cho người lớn, hay chính xác hơn là trò chơi của trai thanh gái lịch trong các dịp vui như Hội đầu xuân, Tết Trung thu… Bức tranh dân gian Đông Hồ miêu tả trò chơi “Bịt mắt bắt dê” gồm có hai người tham gia, một thanh niên và một thiếu nữ, cùng với một con dê, ở trong một vòng rào gỗ không khép kín.

Hai người chơi bị bịt mắt và con dê đều mang áo tơi lá để khi chuyển động vang lên tiếng sột soạt dễ tìm bắt, hai người chơi còn đeo thêm lục lạc ở chân, dê đeo lục lạc ở cổ để khi di chuyển vang lên tiếng lanh canh cho dễ phán đoán, định hướng đuổi bắt hơn. Dường như bức tranh thể hiện cảnh hai người chơi không cố tình tìm bắt con dê, mà chỉ mượn trò chơi làm cơ hội để “bịt mắt bắt …nhau”! Con dê đứng ở khoảng cách an toàn, ngoảnh đầu lại… (ngơ ngác, ngạc nhiên) quan sát hai người chơi (ê, ê, tớ ở đây này; ơ kìa, sao họ không chịu bắt mình nhỉ?)!

Sau này, trò chơi bịt mắt bắt dê có rất nhiều những biến thể khác nhau. Có khi là hai hay nhiều người cùng chơi, họ vẫn bịt mắt nhưng điều khác biệt là không có con dê nào được bắt cả. Một người chơi chính sẽ bắt những người còn lại, những người còn lại hóa thân thành những chú dê, có thể phát ra những tiếng động để người chơi chính dễ tìm thấy. Vì thế, với biến thể này, nhiều đối tượng có thể tham gia chơi, ngay cả trẻ em cũng có thể chơi trò chơi này để rèn luyện tính phán đoán, sự nhanh nhạy và linh hoạt, rèn luyện các giác quan khác nhau. Cũng chính vì tính phổ biến của trò chơi, bịt mắt bắt dê được tổ chức ở rất nhiều địa điểm, những dịp khác nhau. Trong nhà trường, các hội thi, các lễ hội đều có thể tổ chức trò chơi này.
Ngày nay, khi xã hội hiện đại phát triển, khi nhu cầu giải trí, đời sống tinh thần của con người ngày một cao, có rất nhiều những trò chơi hiện đại, tiên tiến ra đời. Vậy nhưng, những trò chơi dân gian, trong đó có trò chơi bịt mắt bắt dê luôn là một phần kí ức của tuổi thơ, luôn là một mảnh kí ức đẹp trong tâm hồn người Việt. Cũng chính vì nét đẹp văn hóa này, chúng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh của trò chơi này trong các tác phẩm nghệ thuật như tranh ảnh hay thơ ca.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Trong những vật nuôi quen thuộc với con người (Lục súc: Dê, gà, chó, lợn, ngựa, trâu), có lẽ dê là loài ít gần gũi nhất. Vậy tại sao người xưa lại không chọn một con vật nuôi nào khác gần gũi hơn tham gia vào trò chơi mà lại chọn con dê? Lý do có lẽ là do dân gian dựa vào tập tính và đặc điểm sinh học của loài dê.

Dê là loài vật có tính khí hiền lành, nhút nhát, ưa chạy nhảy và hiếu động. Chúng khá linh hoạt và di chuyển rất nhanh trong khi kiếm ăn. Chiều cao trung bình của dê khoảng trên dưới một mét.

Trò chơi bịt mắt bắt dê được diễn ra trên một sân cỏ, người chơi vây xung quanh để tạo ra một vòng tròn. Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp. Có ai đó muốn ra chơi cùng thì phải vào làm luôn, người đang bị bịt mắt lúc này được ra ngoài hoặc là phải oẳn tù tì xem ai thắng. Kết thúc mỗi cuộc chơi là bầu không khí sôi động, rạo rực tinh thần đua tranh đem đến cho người tham dự sự phấn khích, đầy ắp tiếng cười vui vẻ.

Bịt mắt bắt dê thể hiện tính an toàn, gần gũi với con người Việt Nam và ích lợi cho việc phát triển thể chất cũng như trí tuệ của trẻ. Để chơi được trò chơi này thì người chơi không những phải rèn luyện thể chất mà còn phải tăng thêm kỹ năng phán đoán, định hướng của mình để đảm bảo sự chính xác, phản ứng linh hoạt nhanh nhẹn, hoạt bát trong mỗi lần chơi. Không chỉ là trò chơi dành riêng cho trẻ con mà bịt mắt bắt dê còn thu hút được nhiều người lớn tham gia và có mặt ở các dịp Tết và Lễ hội quan trọng của người Việt Nam trong nhiều năm. Thành công của trò chơi này mang lại chính là bầu không khí sôi động, rạo rực tinh thần đua tranh đã mang lại cho người tham dự sự phấn khích, tiếng cười sau khi kết thúc trò chơi.

Trò chơi này không giới hạn số lượng người tham gia, càng đông càng vui. Tuy nhiên để đảm bảo tính trật tự cho trò chơi, số lượng đề xuất là từ 3 - 15 người chơi. Do số lượng người lớn và người chơi phải chạy nhảy di chuyển vì vậy nên chọn sân chơi bằng phẳng, rộng rãi. Tuy nhiên không gian chơi không nên quá rộng khiến trò chơi khó kết thúc.

Cần chuẩn bị một khăn buộc hoặc vải che đủ kín để che mắt. Những người tham gia chơi tiến hành chơi Oẳn tù tì để loại ra hai người chơi. Hai người chơi tiếp tục oẳn tù tìm, người thắng làm dê và người thua bị bịt mắt để đi tìm dê.

Ngày nay, khi xã hội càng phát triển với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại cũng là lúc các trò chơi dân gian ngày càng bị mai một và quên lãng. Trẻ em của một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc, điện tử và không có thời gian để chơi cũng là một thiệt thòi. Trẻ em ngày nay đã không còn cơ hội được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi thuở trước. Vì thế mà bịt mắt bắt dê đã không còn được nhiều người biết đến nữa.

Bịt mắt bắt dê không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Bịt mắt bắt dê không chỉ nâng cánh ước mơ cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo, nhanh nhẹn mà còn giúp các em hiểu thêm về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF