OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Thuyết minh về bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

05/04/2021 1.02 MB 1277 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210405/311867331112_20210405_144049.pdf?r=2187
ADMICRO/
Banner-Video

Xin giới thiệu đến các em bài văn mẫu Thuyết minh về bài thơ Đồng chí của Chính Hữu nhằm giúp các em nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản Đồng chí. Từ đó, các em sẽ dễ dàng phân tích tác bài thơ này hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn văn Đồng chí.

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm Đồng chí.

b. Thân bài:

* Tác giả:

- Chính Hữu (1926-2007), tên thật là Trần Đình Đắc, quê gốc ở huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô.

- Từng được giữ nhiều chức vụ quan trọng trong nhà nước, vinh dự nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật lần hai được trao tặng năm 2000.

- Bắt đầu sáng tác vào năm 1947, với đề tài chính là người lính và chiến tranh. Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông, trong đó có bài thơ Đồng chí (2/1948) là đặc biệt nổi tiếng.

- Phong cách sáng tác hàm súc, ngôn từ giản dị, linh hoạt, và hình ảnh được chọn lọc.

* Tác phẩm:

- Đồng chí được Chính Hữu sáng tác vào đầu năm 1948, in trong tập Đầu súng trăng treo (1966).

- Ra đời nhân dịp tác giả cùng đồng đội tham gia vào chiến dịch Việt Bắc Thu đông năm 1947.

- Đồng chí có thể xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu và xuất sắc nhất khi viết về đề tài người lính cách mạng giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954).

- Nội dung thể hiện hình tượng người chiến sĩ cách mạng những năm đầu kháng chiến chống Pháp, đồng thời bộc lộ và làm sáng rõ tình cảm gắn bó keo sơn giữa những người lính cùng chiến tuyến, điều kiện tiên quyết làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

- Bố cục:

+ Phần một (7 câu thơ đầu), nêu ra cơ sở chính để hình thành tình đồng chí.

+ Phần hai (11 câu thơ tiếp theo) thể hiện tình cảm gắn bó giữa những người lính và vẻ đẹp của hình tượng người lính.

+ Phần cuối (3 câu thơ còn lại) cảm hứng lãng mạn cách mạng, những hình tượng có ý nghĩa biểu trưng cho người lính chiến.

+ Nhan đề "Đồng chí": Là cách gọi hàm súc thể hiện những tình cảm gắn bó keo sơn, thắm thiết nghĩa tình của những người cùng chung một chiến tuyến, có cùng lý tưởng.

* Những nét chính về nội dung:

- "Quê hương anh nước mặn đồng chua...Đồng chí !":

+ Xuất thân người lính: Nghèo khó, đứng lên từ những vùng đất sỏi đá, khô cằn nơi miền trung nắng gió khắc nghiệt.

+ Họ đến từ những vùng quê khác nhau, chưa từng quen biết, thế nhưng trên cơ sở cùng chung một lý tưởng chiến đấu, cùng một niềm tin về đất nước ngày mai được tự do, độc lập.

+ Trong viễn cảnh chiến đấu khắc nghiệt, gian khổ, việc cùng sát cánh bên nhau chiến đấu, cùng ăn, cùng ngủ, đưa họ thành những người tri kỷ, thân thiết như anh em ruột thịt một nhà.

- "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày...Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!"

+ Chấp nhận rời bỏ quê hương, rời bỏ cuộc sống yên ấm, rời bỏ nhà cửa, người thân để bước ra chiến tuyến, đi theo tiếng gọi của Tổ quốc.

+ Phải chịu nhiều khó khăn vất vả, đó không chỉ là những hiểm nguy bom đạn, mà còn là sự thiếu thốn vật chất, tinh thần, quân nhu yếu phẩm.

+ Áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày, chịu đựng cái hoang lạnh khắc nghiệt của vùng núi rừng Việt Bắc để tiếp tục chiến đấu.

=> Sức mạnh phi thường, một nghị lực vượt bậc mà chỉ có những con người cách mạng, mang trong mình lý tưởng cao đẹp, phấn đấu vì đất nước mới có được, một vẻ đẹp của thời đại anh hùng.

- "Đêm nay rừng hoang sương muối...Đầu súng trăng treo"

+ Hiện thực khắc nghiệt "rừng hoang sương muối", sự mạnh mẽ, chủ động hơn trong hình ảnh "chờ giặc tới".

+ Hình ảnh "đầu súng trăng treo": Có ý nghĩa hình tượng sâu sắc. Trăng gắn liền với sự hòa bình, dịu êm, niềm vui sum họp đoàn tụ. Súng chính là biểu tượng của tinh thần chiến đấu bất diệt vì độc lập tự do.

=> Phản ánh hiện thực chiến trường khắc nghiệt nhưng vẫn len lỏi, cài cắm một chút tinh thần lãng mạn cách mạng, tạo thêm niềm tin và sức mạnh trong chiến đấu, cũng là một nét nghệ thuật độc đáo trong phong cách sáng tác của Chính Hữu.

c. Kết bài:

- Nêu cảm nhận chung.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy thuyết minh về bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh ngày 15/12/1926, tại thành phố Vinh, Nghệ An, quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Trước Cách mạng tháng Tám, ông học trung học ở Hà Nội; năm 1946 gia nhập Trung đoàn Thủ đô; 1950 phụ trách Đoàn văn công quân đội; 1953 - 1954 tham gia các chiến dịch Thượng Lào và Điện Biên Phủ; từ 1954 tiếp tục công tác văn nghệ trong quân đội.

Bài thơ đầu tiên được biết đến của ông là bài Ngày về (1947). Đó là bài thơ thể hiện ý chí của người chiến sĩ Hà Nội quyết trở về giành lại quê hương bị rơi vào tay giặc Pháp. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chính Hữu hầu như chỉ viết về người chiến sĩ và cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.ông sáng tác ít, nhưng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Tác phẩm chính là tập thơ Đầu súng trăng treo (1966).

Đồng chí được Chính Hữu sáng tác vào đầu năm 1948, in trong tập Đầu súng trăng treo (1966). Tác phẩm ra đời nhân dịp tác giả cùng đồng đội tham gia vào chiến dịch Việt Bắc Thu đông năm 1947, phá vỡ cuộc tấn công quy mô lớn của thực dân Pháp lên chiến khu Việt Bắc, bảo vệ an toàn cho cơ quan đầu não của Đảng. Đồng chí có thể xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu và xuất sắc nhất khi viết về đề tài người lính cách mạng giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954), và cả trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nội dung chính của tác phẩm tập trung thể hiện hình tượng người chiến sĩ cách mạng những năm đầu kháng chiến chống Pháp, trong những hoàn cảnh gian khổ ác liệt, đồng thời bộc lộ và làm sáng rõ tình cảm gắn bó keo sơn giữa những người lính cùng chiến tuyến, điều kiện tiên quyết làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

Có thể phân chia tác phẩm ra làm ba phần chính, phần một (7 câu thơ đầu), nêu ra cơ sở chính để hình thành tình đồng chí, phần hai (11 câu thơ tiếp theo) thể hiện tình cảm gắn bó giữa những người lính và vẻ đẹp của hình tượng người lính, phần cuối (3 câu thơ còn lại) cảm hứng lãng mạn cách mạng, những hình tượng có ý nghĩa biểu trưng cho người lính chiến.

Về bố cục bài thơ có thể chia làm 2 phần. Phần thứ nhất gồm 7 câu thơ đầu nói lên cơ sở hình thành tình đồng chí và phần thứ hai gồm 13 dòng thơ còn lại là biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí. Các câu thơ đã phản ánh chân thực và sâu sắc nội dung của bài thơ.

Bài thơ đã thể hiện tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Họ là những người nông dân từ miền quê nghèo có ra đi cùng chung nhiệm vụ mục đích và lý tưởng chiến đấu cùng chia sẻ những khó khăn gian khổ với nhau. Bên cạnh đó vượt lên trên những gian khổ khó khăn thiếu thốn là tình đồng chí đã vượt lên để chiến thắng kẻ thù.

Thêm vào đó bài thơ cũng thành công bởi sự phối hợp nghệ thuật một cách đặc sắc. Đó là thể thơ tự do hình ảnh thơ chân thực giản dị ngôn ngữ thơ giàu cảm xúc sử dụng các thành ngữ câu thơ sóng đôi đối xứng và một loạt các biện pháp liệt liệt kê ẩn dụ.

Đồng chí của Chính Hữu là một bài thơ hay và xuất sắc khi viết về đề tài người lính, bên cạnh chủ đề chính là tình đồng chí, đồng đội giữa những con người cùng chung chí hướng, lý tưởng trên mặt trận, tác phẩm còn thể hiện những vẻ đẹp rất chân thực giản dị của người lính trong những năm tháng chiến đấu đầy khó khăn gian khổ, thời kỳ đầu chống Pháp. Với cách thể hiện tự nhiên, bình dị mà sâu sắc, Đồng chí đã bộc lộ được vẻ đẹp tinh thần và sức mạnh vĩ đại của người lính cách mạng, một vẻ đẹp mang tính thời đại.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Những người lính trong thời kháng chiến chống Mỹ là đề tài quen thuộc trong thơ ca cách mạng. Chính Hữu cũng góp vào kho tàng ấy một tác phẩm tiêu biểu là bài thơ "Đồng chí"

Chính Hữu Sinh năm 1926 mất năm 2007 tên thật là Trần Đình Đắc quê ở huyện Cam Lộc tỉnh Hà Tĩnh. Ông vừa là nhà thơ vừa là người chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Chính Hữu chủ yếu viết về đề tài người lính và chiến tranh. Thơ của ông mộc mạc giản dị giàu chất hiện thực cảm xúc dồn nén hình ảnh và ngôn ngữ có chọn lọc hàm xúc. Năm 2000 ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật các tác phẩm tiêu biểu như "Đầu súng trăng treo", "Ngọn đèn đứng gác",..

Người chiến sĩ trên đường ra trận thì "ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Người lính đi phục kích giặc giữa một đêm đông "rừng hoang sương muối" thì có "đầu súng trăng treo". Cảnh vừa thực vừa mộng, về khuya trăng tà, trăng lơ lửng trên không như đang treo vào đầu súng. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp đất nước thanh bình. Súng mang ý nghĩa cuộc chiến đấu gian khổ hi sinh. "Đấu súng trăng treo” là một hình ảnh thơ mộng, nói lên trong chiến đấu gian khổ, anh bộ đội vẫn yêu đời, tình đồng chí thèm keo sơn gắn bó, họ cùng mơ ước một ngày mai đất nước thanh bình. Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" là một sáng tạo thi ca mang vẻ đẹp lãng mạn của thơ ca kháng chiến, đã được Chính Hữu lấy nó đặt tên cho tập thơ - Đóa hoa đầu mùa của mình. Trăng Việt Bắc, trăng giữa núi ngàn chiến khu,trăng trên bầu trời, trăng tỏa trong màn sương mờ huyền ảo. Mượn trăng để tả cái vắng lặng của chiến trường, để tô đậm cái tư thế trầm tĩnh "chờ giặc tới". Mọi gian nan căng thẳng của trận đánh sẽ diễn ra (?) đang nhường chỗ cho vẻ đẹp huyền diệu, thơ mộng của vầng trăng, và chính đó cũng là vẻ đẹp cao cả thiêng liêng của tình đồng chí, tình chiến đấu.

Bài thơ "Đồng chí" vừa mang vẻ đẹp giản dị, bình dị khi nói về đời sống vật chất của người chiến sĩ, lại vừa mang vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng, thơ mộng khi nói về đời sống tâm hồn, về tình đồng chí của các anh – người lính binh nhì buổi đầu kháng chiến.

Ngôn ngữ thơ hàm súc, mộc mạc như tiếng nói của người lính trong tâm sự, tâm tinh. Tục ngữ thành ngữ, ca dao được Chính Hữu vận dụng rất linh hoạt, tạo nên chất thơ dung dị, hồn nhiên, đậm đà. Sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và màu sắc lãng mạn chung đúc nên hồn thơ chiến sĩ.

Tác phẩm đã ghi dấu tên tuổi của Chính Hữu đó chính là bài thơ “Đồng chí”, bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh Chính Hữu đang cùng đồng đội tham gia Chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông, in trong tập thơ “Đầu súng trăng treo”. Bài thơ có bố cục rõ ràng gồm 2 phần, phần thứ nhất nói về cơ sở hình thành nên tình đồng chí giữa những người lính, phần thứ hai nói về tình đồng chí đồng đội, ý nghĩa của tình đồng chí với người lính. Cơ sở để hình thành nên tình đồng chí xuất phát từ sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân, các anh đều vác ba lô ra đi từ những miền quê nghèo “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”, tất cả đều là xuất thân từ nông dân, nghèo đói và lam lũ vất vả, mỗi người một phương để rồi chẳng hẹn trước mà trở thành đồng đội. Tình đồng chí của người lính là thứ tình cảm cao đẹp, ở họ có nhiều điểm chung tương đồng, đó là chung một mục đích và lý tưởng chiến đấu, chung một hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn, chung một ý chí vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ. Những người đồng chí không chỉ đồng cam cộng khổ với nhau mà còn chia sẻ, kề vai sát cánh bên nhau, ở nơi chiến trường họ là người thân ruột thịt của nhau, coi nhau như anh em để mà thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, trở thành tri kỉ của nhau “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Chỉ bằng những hiện thực giản dị từ cuộc sống người lính cũng như hiện thực tàn khốc của chiến tranh, bài thơ “Đồng chí” đã mang đến cho người đọc những rung cảm tuyệt vời nhất về tình đồng chí của những người lính, khơi gợi trong chúng ta sự biết ơn tới các chiến sĩ, nhớ về thời gian khổ và chiến đấu anh dũng của quân dân ta. Bài thơ nổi bật với những hình ảnh gần gũi, mộc mạc mang đầy chất hiện thực, kết hợp với giọng thơ tâm tình như kể chuyện, biện pháp sóng đôi cùng thành ngữ đã khiến cho bài thơ có sức ngân vang, để lại dư âm sâu lắng trong lòng độc giả.

Không phải ngẫu nhiên mà sau này Chính Hữu đặt tên cho một tập thơ của mình là Đầu súng trăng treo. Cũng không phải tự nhiên mà trên nhiều bìa sách, nhiều bức họa sách của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân thường xuất hiện hình ảnh này. Nhà thơ đã sáng tạo được một hình ảnh thật độc đáo, giàu sức khái quát. Đầu súng – thể hiện của chiến tranh, của khói lửa; trăng treo – hình ảnh của thiên nhiên trong mát, của cuộc sống thanh bình. Sự kết hợp tự nhiên giữa đầu súng và trăng treo làm toát lên tâm hồn trong sáng, bay bổng của người chiến sĩ, làm toát lên ý nghĩa chân chính, cao cả của cuộc chiến tranh yêu nước. Chúng ta bền gan chiến đấu, gian khổ hy sinh chính vì vầng trăng ấy, vì cuộc sống thanh bình. Hình ảnh và nhịp điệu thơ này lơ lửng, sóng sánh, vừa tạo hình vừa thật gợi cảm. “Đầu súng trăng treo” có gian khổ nhưng cũng có niềm vui, vừa là thực vừa mang tính biểu tượng. Nó toát lên chất lãng mạn cách mạng đậm đà thật khó phân tích hết bằng lời.

Nhanh chóng vượt ra khỏi những cảm xúc lạc lõng buổi đầu, đến Đồng chí, Chính Hữu đã đóng góp cho nền thơ kháng chiến một bài thơ xuất sắc về người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Nếu như trước đó chưa đầy một năm, anh bộ đội kháng chiến còn bước vào thơ Chính Hữu với “đôi giầy vạn dặm”, chiếc “áo hào hoa” thì giờ đây anh xuất hiện trong Đồng chí với chiếc áo rách vai, chiếc quần có vài mảnh vá, với đôi chân không giày và với tâm hồn mộc mạc, đằm thắm, đầy mến thương trong gian khổ. Đồng chí cũng thể hiện rõ phong cách thơ độc đáo của Chính Hữu: ít lời để gợi nhiều ý, ngòi bút biết tinh lọc, cô đúc trong từng chi tiết, từng hình ảnh để vừa cụ thể, vừa giàu tính khái quát, câu thơ chắc gọn bên ngoài lại ẩn chứa một tâm hồn thiết tha, da diết tự bên trong.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF