OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Suy nghĩ về truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường

13/05/2021 1021.62 KB 1632 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210513/686143747547_20210513_112438.pdf?r=660
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường sẽ mang lại nhiều bài học quý giá cho các em, nhằm giúp các em hiểu hơn về những bài học đó Học247 mời các em cùng tham khảo bài văn mẫu Suy nghĩ về truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường dưới đây. Chúc các em sẽ có được những bài văn thật hay nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Suy nghĩ của em về vấn đề giữ gìn truyền thống dân tộc của thế hệ trẻ.

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu về truyện ngụ ngôn " Đẽo cày giữa đường" và bài học về thái độ kiên định của con người trong cuộc sống

b. Thân bài:

* Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện: Câu chuyện kể về một anh nông dân, ban đầu ông ta hoàn toàn có thể hoàn thiện một cái cày theo ý muốn của mình nhưng vì không có chủ kiến, mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cái cày ban đầu chỉ còn là một mẩu gỗ bé xíu không bán được, mất thời gian phí công sức lại bị thiên hạ chê cười.

* Bài học mà câu chuyện mang lại:

- Câu chuyện muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình

- Đứng trước một quyết định của bản thân , chúng ta không nên giao động trước ý kiến của người khác và phải biết lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.

* Chứng minh:

- Trong cuộc sống, ai cũng có những công việc , những dự định riêng của chính mình .

- Quan điểm của mỗi người khác nhau vì thế cái nhìn của mỗi người trước sự việc cũng không giống nhau.

- Lòng tốt của mọi người là đáng quý nhưng không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ phù hợp , vì vậy, mỗi người phải có chính kiến của mình.

- Mặc dù ta vẫn tiếp thu ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc để những ý kiến đó bổ trợ cho ý tưởng của mình chứ đừng để nó chi phối hay lấn át những lý tưởng của bản thân.

- Một khi ta đã có và giữ vững được chính kiến của mình thì ta sẽ cảm thấy tự tin và quyết tâm hơn để thực hiện dự định mình đã đề ra.

- Chỉ cần ta giữ vững được lập trường cộng thêm vốn tri thức và bản lĩnh ta chắc chắn đạt được mục tiêu một cách dễ dàng .

* Phản đề:

- Phê phán những con người không có lập trường , không có chính kiến

- Cần phân biệt : Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại.

c. Kết bài:

- Khẳng định lại bài học sâu sắc mà câu chuyện mang lại.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy viết bài văn suy nghĩ về truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Có rất nhiều người ban đầu rất hăm hở bắt tay ngay vào việc thực hiện một mục tiêu hay kế hoạch nào đó nhưng do những tác động khách quan nhiều khi khiến họ chao đảo, lung lay, thay đổi lập trường, mất đi sự bền gan lập trí dẫn đến thất bại. Nói về vấn đề này, ông cha ta đã có câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” để khuyên dạy chúng ta về sự kiên định, tin tưởng vào chính bản thân mình.

Câu chuyện kể về một anh nông dân, ban đầu ông ta hoàn toàn có thể hoàn thiện một cái cày theo ý muốn của mình nhưng vì không có chủ kiến, mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cái cày ban đầu chỉ còn là một mẩu gỗ bé xíu không bán được, mất thời gian phí công sức lại bị thiên hạ chê cười. Thông qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động và lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.

Trong cuộc sống không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ phù hợp. Vì vậy, mỗi người phải có chính kiến của mình. Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại. Mặc dù ta vẫn tiếp thu ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc để những ý kiến đó bổ trợ cho ý tưởng của mình chứ đừng để nó chi phối hay lấn át những lý tưởng của bản thân.

Nếu có chủ kiến thì vốn trí thức và bản lĩnh sẽ giúp anh phần tích cái lợi và cái hại cho mình, Tri thức là sự hiểu biết, trình độ nhận thức để giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả dựa trên những cơ sở sẵn có trong mỗi con người. Bản lĩnh sống không được là ngu ngốc, thiếu logic của từng ý kiến để chắt lọc thật chính các những điều hay, đưa tới kết luận và hành động. Một khi đã quyết định làm thì dám chịu trách nhiệm với bản thân rồi rút kinh nghiệm chứ không bạ đâu làm đấy.

Trong cuộc sống hiện đại mà không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ thân thuộc. Vì vậy mỗi con người phải có chính kiến của mình. Mặc dù ta vẫn phải tiếp nhận ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc, không thể để ý kiến đó chi phối và lấn át lý tưởng của bản thân. Anh chàng trong chuyện chẳng những thiếu lập trường mà còn thiếu hiểu biết về công việc mình đang làm nên ai nói gì cũng nghe thành ra thất bại. Câu chuyện khuyên mọi người phải biết học hỏi một cách chủ động và phải có chủ kiến của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào và lĩnh vực nào.

Nếu phải làm một công việc mang tính tập thể có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi trình độ cao, ta cũng không nên quá đề cao ý kiến của bản thân và đây là việc có ý nghĩa không phải cho riêng mình. Xong không vì thế mà ta yên lặng, hãy mạnh dạn nói lên ý kiến suy nghĩ của mình vì có thể nó có ích cho kết quả chung, giúp ta nhẹ nhõm và tự tin hơn vào bản thân năng lực, trí tuệ cũng như hoàn thiện hơn và điều quan trọng hơn là được mọi người yêu quý, tin cậy và thán phục. Nhưng ngược lại kết quả xấu làm ảnh hưởng đến bản thân và cuộc sống.

Cuộc đời chúng ta chỉ sống được một lần duy nhất n hên phải đẽo một cái cày thật hoàn hảo để không cảm thấy hối tiếc. Hãy học từ những sai lầm của người khác, bạn sẽ không bao giờ hối hận.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Trong cuộc sống con người bất kể làm việc gì dù lớn hay nhỏ, dù đại sự hay chuyện vặt vãnh nếu không có chính kiến thì sớm muộn cũng thất bại. Và chẳng nói đâu xa câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” chính là một ví dụ điển hình về chính kiến khiến nhiều người phải suy ngẫm.

Câu chuyện ngụ ngôn kể về một anh chàng có được một khúc gỗ lớn. Anh ta định đẽo nó thành một chiếc cày để tăng năng suất lao động hay bán đi kiếm lời. Thế nhưng chẳng biết do chủ quan hay yếu tố nào đó anh ta quyết định ngồi giữa đường để đẽo cày. Nhưng cũng chính vì không biết giữ chính kiến của mình mà từ một khúc gỗ to anh có đã biến thành một cục gỗ vô dụng. Mỗi người qua đường một ý kiến, và ý kiến nào anh chàng cũng thấy đúng và làm theo. Rồi đến lúc chẳng còn lại gì nữa, và thất bại.

Câu chuyện nói về một anh chàng ngồi đẽo cày bên đường, mỗi người đi qua đều góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, kết quả bị hỏng cày không bán được, mất thời gian phí công sức lại bị thiên hạ chê cười. Đẽo cày theo ý người ta sẽ thành khúc gỗ chả ra việc gì. Thông qua câu chuyện ông cha ta đã khuyên hay giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu cho mình, không giao động và lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn: ” Dù ai nói ngả nói nghiêng/ lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Tư tưởng qua câu chuyện ngụ ngôn trên là hoàn toàn đúng đắn bởi quá trình để hướng tới thành công ta phải chịu tác động của cá yếu tố chủ quan nhưng nhiều khi tác động bởi các yếu tố khách quan, phải kiên định mới đến đích. Nếu bền chí, kiên định, có nghị lực chịu gian khổ, vượt qua khó khăn, luôn luôn sáng tạo thì cuộc sống trở lên tốt đẹp, đó là biểu hiện đầu tiên quyết định thành công. Tuy nhiên những tác động của bên ngoài là rất lớn. Nó có thể làm lung lay, mài mòn nghị lực của ta. Vậy trước những tác động đó ta phải làm gì, ta phải phân biệt được lời khuyên đó là đúng hay sai, có phù hợp với tư tưởng quan điểm của ta hay không?

Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại. Chúng ta hãy học tập lắng nghe ý kiến của những người xung quanh, ở bạn bè, thầy cô, ở những người thân trong gia đình ngay từ những việc làm, những tư tưởng tưởng như đơn giản nhất nhưng lại cần thiết cho tương lai. Ví dụ: chúng ta lựa sức mình chọn trường thì không được gió chiều nào xoay chiều ấy rồi sẽ đi đến thất bại như anh chàng trong câu chuyện ” Đẽo cày giữa đường”.

Thế mới biết rất chính kiến có vai trò vô cùng quan trọng đối với bất cứ ai và bất cứ việc gì. Con người có chính kiến và bảo vệ chính kiến của mình đến cùng thì mới có thể thành công được. Bởi lẽ trong cuộc sống có rất nhiều ý kiến trái chiều, mới người yêu thì cũng có đến chín người ghét...nếu bạn không giữ vững tư tưởng dễ bị lung lay thì chẳng mấy chốc mà suy sụp.

Quay trở lại câu chuyện anh đẽo cày trên giá như anh có chính kiến của mình không chịu tác động của người này người kia thì rất có thể thành quả của anh đã vô cùng ngọt ngào rồi. Con người sinh ra không phải ai cũng có một trí tuệ siêu phàm, một cái nhìn bao quát tất cả. Thế nhưng dù có ở trong bất kì hoàn cảnh nào thì kiên định phải đứng đầu. Phải biết bảo vệ ý kiến của mình đến cùng. Sự bảo vệ ý kiến này không phải mang tính tiêu cực là bảo thủ mà nên biết tiếp thu cái đúng, sửa chữa cho hoàn hảo đồng thời loại bỏ cái sai lệch.

Như vậy chỉ với một câu chuyện ngụ ngôn ngắn” Đẽo cày giữa đường” đã đem đến bài học sâu sắc, quý giá cho chúng ta, phải biết giữ vững quan điểm lập trường, ý kiến mới thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên cũng đừng bảo thủ mà hãy sẵn sàng tiếp thu cái mới, cái đúng phù hợp cho cuộc sống.

------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------

ADMICRO
NONE
OFF