OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp giải dạng bài toán về số dòng thuần chủng trong quần thể Sinh học 12

05/05/2021 1.06 MB 3434 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210505/315299425146_20210505_170219.pdf?r=9639
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Ban biên tập HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Phương pháp giải dạng bài toán về số dòng thuần chủng trong quần thể Sinh học 12 nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về số dòng thuần chủng. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

CÔNG THỨC VỀ SỐ DÒNG THUẦN CHỦNG

I. Phương pháp

- Gen A có x alen thì sẽ tạo ra x dòng thuần về gen A.

- Gen A có x alen, gen B có y alen, gen D có z alen thì quá trình tự phối liên tục sẽ tạo ra số dòng thuần = x.y.z.

Chứng minh:

a) Gen A có x alen thì sẽ tạo ra x dòng thuần về gen A.

- Dòng thuần là tập hợp các cá thể có kiểu gen giống nhau và đồng hợp về tất cả các cặp gen. Vì vậy, số dòng thuần bằng số loại kiểu gen đồng hợp.

- Khi gen A có x alen thì số kiểu gen đồng hợp = x số dòng thuần = x.

b) Gen A có x alen, gen B có y alen, gen D có z alen thì quá trình tự phối liên tục sẽ tạo ra số dòng thuần = x.y.z.

- Các gen A, B và D cùng nằm trên một NST hay nằm trên các NST khác nhau thì số kiểu gen đồng hợp = tích số kiểu gen đồng hợp của các gen A, B, D.

- Gen A có x alen thì sẽ có số kiểu gen đồng hợp = x.

- Gen B có y alen thì sẽ có số kiểu gen đồng hợp = y.

- Gen D có z alen thì sẽ có số kiểu gen đồng hợp = z.

→ Số dòng thuần về cả 3 gen = x.y.z.

II. Bài tập minh họa:

Câu 1: Gen A nằm trên NST thường có 10 alen. Trong quần thể tự thụ phấn, sẽ có tối đa bao nhiêu dòng thuần về gen A?

Hướng dẫn giải:

10 dòng thuần.

Câu 2: Trong một quần thể tự phối, xét 4 gen A, B, c và D nằm trên 4 cặp NST thường khác nhau. Trong đó, gen A có 2 alen, gen B có 3 alen, gen C có 4 alen, gen D có 7 alen. Trong quần thể này sẽ có tối đa bao nhiêu dòng thuần về cả 4 gen?

Hướng dẫn giải:

2×3×4×7 = 168 dòng thuần.

Câu 3: Trong một quần thể tự phối, xét 5 gen A, B, C, D và E cùng nằm trên một cặp NST thường. Trong đó, gen A có 2 alen, gen B có 3 alen, gen C có 4 alen, gen D có 10 alen, gen E có 6 alen. Trong quần thể này sẽ có tối đa bao nhiêu dòng thuần về cả 5 gen?

Hướng dẫn giải:

2×3×4×5×10 = 1200 dòng thuần.

III. Bài tập tự luyện

Câu 1: Một cơ thể có kiểu gen Aa tự thụ phấn. Theo lí thuyết, số dòng thuần chủng tối đa có thể được tạo ra là

A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2.

Hướng dẫn giải

Với bài này, chúng ta có tính đơn giản bằng cách liệt kê các kiểu gen được tạo thành ở đời con của một có thể có kiểu gen Aa như sau: AA, Aa và aa. Trong 3 kiểu gen đó thì:

+ Kiể gen Aa: là dị hợp (không thuần chủng)

+ AA và aa: là thuần chủng → có 2 dòng thuần

Câu 2: Một cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, số dòng thuần chủng tối đa có thể được tạo ra là

A. 8.

B. 4.

C. 1.

D. 2.

Hướng dẫn giải

Cơ thể AaBb tự thụ phấn (được hiểu là phép lai AaBb × AaBb). Đây là một phép lai 2 cặp tính trạng, thực chất là 2 phép lai như sau:

+ Phép lai 1: Aa × Aa → 2 dòng thuần

+ Phép lai 2: Bb × Bb → 2 dòng thuần

Vậy xét chung cả 2 phép lai sẽ có: 2×2 = 4 dòng thuần. Chúng ta có thể viết ra 4 dòng thuần đó là: AABB, AAbb, aaBB và aabb.

Câu 3: Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả 3 cặp gen có thể được tạo ra là

A 1

B 6

C 8

D 3

Hướng dẫn giải

Cơ thể AaBbDd tự thụ phấn (được hiểu là phép lai AaBbDd × AaBbDd). Đây là một phép lai 3 cặp tính trạng, thực chất là 3 phép lai như sau:

+ Phép lai 1: Aa × Aa → 2 dòng thuần

+ Phép lai 2: Bb × Bb → 2 dòng thuần

+ Phép lai 3: Dd × Dd → 2 dòng thuần

Vậy xét chung cả 2 phép lai sẽ có: 2×2×2= 8 dòng thuần. Chúng ta có thể viết ra 4 dòng thuần đó là: AABB, AAbb, aaBB và aabb.

Tóm tại: Một cơ thế gồm n cặp gen phân li độc lập → Số dòng thuần tối đa có thể được tạo ra ở đời con là: 2n

Câu 4: Cho phép lai sau: P: AaBbDdff × AabbDdFf. Số loại dòng thuần về tất cả các cặp gen tạo ra ở đời con của phép lai trên.

A. 4

B. 6

C. 8

D. 16

Hướng dẫn giải

Phân tích tương tự, phép lai 4 cặp tính trạng AaBbDdff × AabbDdFf, thực chất là 4 phép lai 1 cặp tính trạng như sau:

+ Phép lai 1: Aa × Aa → 2 dòng thuần

+ Phép lai 2: Bb × bb → 1 dòng thuần

+ Phép lai 3: Dd × Dd → 2 dòng thuần

+ Phép lai 4: ff × Ff → 1 dòng thuần

Vậy xét chung cả 4 phép lai sẽ có: 2×1×2×1= 4 dòng thuần

Câu 5: Người ta tiến hành nuôi các hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDDEeGg thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa để tạo ra các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, quá trình này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần có kiểu gen khác nhau?

A. 32.

B. 5.

C. 8.

D. 16

Hướng dẫn giải

Có thể có kiểu gen AabbDDEeGg, giảm phân sẽ cho ra 23 = 8 loại giao tử đơn bội. Qua lưỡng bội hóa sẽ tạo ra 8 dòng thuần khác nhau.

Câu 6: Một cá thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}}\). Nếu các gen liên kết hoàn toàn trong giảm phân ở cả 2 cặp NST tương đồng thì qua tự thụ có thể tạo tối đa bao nhiêu loại dòng thuần ở thế hệ sau?

A. 4

B. 2

C. 8

D. 16

Hướng dẫn giải

Có thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}}\) tự thụ (phép lai: \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}}\)×\(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}}\)), chúng ta tách thành 2 phép lai:

+ Phép lai 1: \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\) (liên kết hoàn toàn) → cho ra 2 dòng thuần: \(\frac{{AB}}{{AB}}\) và \(\frac{{ab}}{{ab}}\)

+ Phép lai 2: \(\frac{{DE}}{{de}} \times \frac{{DE}}{{de}}\) (liên kết hoàn toàn) → cho ra 2 dòng thuần: \(\frac{{DE}}{{DE}}\) và \(\frac{{de}}{{de}}\)

Xét chung 2 phép lai sẽ có 2×2 = 4 dòng thuần

Câu 7: Một cá thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}}\). Nếu xảy ra hoán vị gen trong giảm phân ở cả hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì qua tự thụ có thể tạo tối đa bao nhiêu loại dòng thuần ở thế hệ sau? 

A. 32

B. 9

C. 8

D. 16

Hướng dẫn giải

Có thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}}\) tự thụ (phép lai: \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}}\)× \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}}\)), chúng ta tách thành 2 phép lai:

+ Phép lai 1: \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\) (có hoán vị) → cho ra 4 dòng thuần: \(\frac{{AB}}{{AB}}\), \(\frac{{ab}}{{ab}}\)\(\frac{{Ab}}{{Ab}}\) và \(\frac{{aB}}{{aB}}\)

+ Phép lai 2: \(\frac{{DE}}{{de}} \times \frac{{DE}}{{de}}\) (có hoán vị) → cho ra 4 dòng thuần: \(\frac{{DE}}{{DE}}\), \(\frac{{de}}{{de}}\), \(\frac{{De}}{{De}}\) và \(\frac{{dE}}{{dE}}\) 

Xét chung 2 phép lai sẽ có 4×4 = 16 dòng thuần

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải dạng bài toán về số dòng thuần chủng trong quần thể Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF