OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Phân tích Yêu và đồng cảm - Phong Tử Khải

07/11/2022 892.27 KB 665 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221107/956047953688_20221107_162945.pdf?r=1171
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Học 247 giới thiệu đến các em tài liệu văn mẫu Phân tích Yêu và đồng cảm. Bên cạnh bài giảng Yêu và đồng cảm, Học 247 còn hệ thống những kiến thức trọng tâm về quá trình sáng tạo nghệ thuật cần mẫn phải xuất phát từ tình cảm, từ trái tim của người nghệ sĩ, nó phải là những tình cảm đơn thuần như một đứa trẻ, để dễ dàng tiếp cận người đọc và gắn kết con người đến với nhau cũng như gợi ý cho các em dàn bài chi tiết để các em dựa trên sự hiểu biết, kiến thức đã học có thể tự mình hoàn thành bài viết theo cách nhìn nhận của riêng mỗi cá nhân. Chúc các em có thêm một tài liệu bổ ích.

 

 
 

PHÂN TÍCH YÊU VÀ ĐỒNG CẢM - PHONG TỬ KHẢI

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn ý chi tiết

  1. Mở bài:
  • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
  1. Thân bài:
  • Phân tích nhan đề của tác phẩm qua hai định nghĩa Yêu và Đồng cảm
  • Nhận định của tác giả Phong Tử Khải về định nghĩa này: Người ta thường nhầm lẫn giữa hai định nghĩa. Yêu và đồng cảm không giống nhau.
  • Phân tích nhận định của tác giả là đúng hay sai và lấy ví dụ. Tác giả đã đúng khi nói yêu và đồng cảm là hai khái niệm riêng biệt.
  • Bên cạnh đó, phân tích cốt lõi nghệ thuật mà tác giả thể hiện là tình yêu và lòng đồng cảm.
  • Nghệ thuật của bài khiến cho luận điểm được thể hiện rõ ràng: Lập luận rõ ràng, lý lẽ hùng hồn, sắc bén.
  1. Kết bài:
  • Khẳng định được cái nhìn của Phong Tử Khải và cảm nhận của bản thân.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích Yêu và đồng cảm của Phong Tử Khải

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

Văn chương là một thứ được tạo nên từ cảm xúc, nhưng cũng điều khiển và có thể chi phối cảm xúc của con người. Đó chính là một điểm đặc biệt mà bao người muốn đi tìm khi nói về những con chữ. Trong suốt quá trình làm nghệ thuật của mình, nhà văn Phong Từ Khải đã nhận ra được cốt lõi của nghệ thuật chính là yêu thương và sự đồng cảm. Hai phạm trù này được ông phân tích và làm rõ ở trong bài Yêu và đồng cảm.

Phong Tử Khải (1898 - 1975) là một nhà văn, dịch giả nổi tiếng của Trung Quốc và có hệ thống tác phẩm đồ sộ cống hiến cho nền văn học Trung Hoa. Ông am hiểu cả nền văn học phương Đông và phương Tây, có đầy đủ những trải nghiệm mà bao người làm văn mong muốn. Yêu và đồng cảm là một tác phẩm được trích trong tác phẩm “Sống vốn đơn thuần”, thể hiện quan điểm và cái nhìn của mình đối với văn chương, cái cốt lõi của nghệ thuật.

Ngay trong đoạn mở đầu, Phong Tử Khải đã xây dựng một tình huống qua câu chuyện nhỏ. Đó là sự đồng cảm của một cậu bé trai với những đồ vật nhỏ, đó là bài học đầu tiên về sự đồng cảm. Theo ông, mỗi nhà văn, nhà thơ phải hiểu được và đồng cảm với tất cả sự vật xung quanh, phải có tình cảm và yêu thương chúng. Ông cũng nhận định rằng, không chỉ những người làm nghệ thuật, mà bất cứ ai cũng cần có trong mình sự đồng cảm. Đó chính là thứ căn bản để xây dựng một thế giới, một xã hội công bằng, có sự yêu thương. Khái niệm về đồng cảm được nhắc tới là sự cảm thông trước những cảm xúc của người khác, đặt mình vào trường hợp đó và hiểu được cảm xúc của họ. Sự đồng cảm của cậu bé ở đầu bài chỉ ra việc cậu xếp lại những đồ vật về đúng vị trí của nó, đó cũng được coi là sự đồng cảm.

Người làm nghệ thuật khi hiểu được sự đồng cảm, ta cũng hiểu được hoạt động của nó. Và điều quan trọng thứ hai một nhà văn, nhà thơ cần phải có chính là tình cảm. Phong Tử Khải đề cao việc thể hiện những tình cảm của tác giả vào trong tác phẩm của mình. Nó giúp cho bài văn không còn khô khốc, tạo nên một sợi dây tinh thần để liên kết con người với con người. Một người nghệ sĩ chân chính phải luôn ở trong một quá trình sáng tạo mới mẻ. Họ có thể đóng vai vào nhiều nhân vật, nhưng bắt buộc phải có cảm xúc của mình trong đó, để tạo nên một cuộc sống thực thụ tách rời cuộc sống hiện tại. Qua đó, họ thể hiện được ước mơ, tình cảm và những trải nghiệm của một con người hoàn toàn khác. Đây chính là yêu cầu của một người nghệ sĩ. Phong Tử Khải cũng cho rằng, việc đặt tình cảm là một điều cần thiết khi xây dựng văn học, thiếu đi cả tình cảm và sự đồng cảm đều làm mất đi vẻ đẹp của tác phẩm.

Sử dụng những từ ngữ vô cùng giản dị, Phong Tử Khải đã giúp tác phẩm dễ dàng đi vào lòng người đọc và lấy được sự đồng tình một cách đầy tinh tế. Hệ thống lập luận chặt chẽ và sắc bén giúp cho tác phẩm thêm phần sâu sắc như một bài luận. Sự trải nghiệm của ông được thể hiện trong Yêu và đồng cảm, cũng trở thành một ví dụ tốt nhất để chứng minh cho luận điểm trong bài.

Trong cuộc sống bình thường, một con người cần phải có tình yêu và sự đồng cảm. Nó không chỉ giúp xây dựng một thế giới hòa bình, công bằng mà còn gắn kết những tâm hồn xa lạ. Văn học bắt đầu từ đời sống, vậy nên việc một người nghệ sĩ cần có sự đồng cảm và tình yêu là không thể nghi ngờ. Yêu và đồng cảm của Phong Tử Khải thể hiện rõ ràng quan điểm đó. Qua đó, ta cũng thấy được khát vọng quay lại những ngày thơ ấu để sống hồn nhiên và hạnh phúc như đã từng.

Bài văn mẫu 2

“Văn chương sẽ chẳng là gì nếu không vì cuộc đời mà có, cuộc đời là nơi đi tới cũng như đích đến cuối cùng của văn học” – Tố Hữu . Cuộc sống này là một mảnh đất trù phú, là nơi mà mọi thức nghệ thuật trên đời này bước ra từ đó, từ những bài thơ ngẫu hứng hay là một tiểu thuyết đồ sộ. Trên mảnh đất ấy, những người nghệ sĩ hoá thân thành những nông dân cần mẫn, họ lao động trí óc một cách sáng tạo và bằng cả con tim, gột rửa thế giới lộn xộn, đưa nó vào từng trang văn, nơi mà những vẻ đẹp của nó được thể hiện một cách nhân văn và đầy tính thẩm mĩ. Không những vậy, bên cạnh cái mĩ ấy còn là vô vàn những giá trị lớn lao của đời sống được chiết xuất qua quá trình lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ, mang đến cho cuộc đời nhiều bài học ý nghĩa về kiếp nhân sinh. Là một người nghệ sĩ chân chính, nhà văn Phong Từ Khải đã nhận ra được cái giá trị trong suốt quá trình đặt trái tim vào nghệ thuật của mình rằng : cái cốt lõi của nghệ thuật chính là tình yêu thương và lòng đồng cảm, đó cũng chính là yêu cầu đặt ra đối với bất kì một kẻ cầm bút nào trên đời này. Qua tác phẩm Yêu và Đồng cảm của ông, người đọc hiểu được rằng, nghệ thuật không chỉ là vẻ hào nhoáng bên ngoài mà nó còn phải xuất phát từ những điều chân thật bên trong con người.

---(Để xem tiếp nội dung của Bài văn mẫu số 1 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Bằng giọng điệu chân chất , giản dị không cầu kì nhưng dễ đi vào lòng người đọc, Phong Từ Khải đã thể hiện được những quan điểm về nghệ thuật trong đời sống của mình một cách đầy tinh tế. Qua những lời văn bình dị và lối viết dễ hiểu, ông cho rằng một tác phẩm đi ra từ quá trình sáng tạo nghệ thuật cần mẫn phải xuất phát từ tình cảm, từ trái tim của người nghệ sĩ, nó phải là những tình cảm đơn thuần như một đứa trẻ, để dễ dàng tiếp cận người đọc và gắn kết con người đến với nhau. Cùng những hệ thống lập luận sắc bén và lối tư duy trong văn viết đầy tính chiêm nghiệm, trải đời, ông đã đề cao việc hòa mình vào cuộc đời, và sự vật, … để từ đó giấy lên sự đồng cảm với chúng, đó là những đặc điểm cơ bản của một người nghệ sĩ thực thụ.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã viết rằng: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” Để làm được như vậy một người nghệ sĩ chân chính trước khi thực hiện một sản phẩm nào đó trước hết phải có một trái tim yêu thương và giàu lòng đồng cảm, phải biết đặt mình vào nhiều vị trí khác nhau để cho ra những tác phẩm chân thật với cảm xúc của chính mình, đó cũng chính là tôn trọng cái nghề ấy. Nhà văn phải học cách đồng cảm ở một đứa trẻ, bởi trẻ em ngây thơ hồn nhiên trong cách nhìn nhận cuộc đời, không bị môi trường xung quanh tác động đè nén, đó là điều vốn quý mà bất kì ai cũng nên học hỏi ở trẻ em chứ không riêng người nghệ sĩ. Tác giả ngưỡng mộ, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em, ông đã đưa sự ngợi ca ấy vào những sáng tác của mình để truyền tải suy nghĩ của mình đến người đọc, ông muốn được quay trở lại tuổi thơ, để có thể sống cuộc sống hồn nhiên, hạnh phúc, sống lại “thời hoàng kim” đã qua trong đời.

Vừa rồi, Học247 đã giới thiệu đến các em sơ đồ tư duy, dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Yêu và đồng cảm. Mong rằng, với tài liệu này, các em sẽ nắm được những nội dung chính của tác phẩm, ôn tập và củng cố, mở rộng những kiến thức đã học. Chúc các em có thêm tài liệu hay để tham khảo.

Bên cạnh đó, các em có thể xem thêm Bài giảng Yêu và đồng cảm và hướng dẫn Soạn bài Yêu và đồng cảm để nắm vững hơn kiến thức về loại thể văn học. Hơn nữa, với tài liệu trên, Học247 mong rằng các em sẽ có thêm một tài liệu hay hỗ trợ tốt các em trong quá trình học tập và mở rộng kiến thức. 

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF