Những bài viết hay, phân tích sâu sắc về Đức tính giản dị của Bác Hồ được Học247 sưu tầm, tổng hợp và biên soạn thành tài liệu: Phân tích bài Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng. Thông qua tài liệu này các bạn sẽ có được một cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ. Đồng thời, còn giúp các bạn biết cách trình bày triển khai một đề văn phân tích tác phẩm theo yêu cầu. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Đức tính giản dị của Bác Hồ để nắm vững những kiến thức cần đạt khi học văn bản này.
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả
- Phạm Văn Đồng (1906-2000) - một cộng sự gần gũi của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Là thủ tướng chính phủ trên ba mươi năm.
- Là nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng.
- Các tác phẩm có tư tưởng sâu sắc, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng.
- Giới thiệu tác phẩm
- Trích từ diễn văn “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – đọc trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (1970).
b. Thân bài
-
Nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác
- Điều rất quan trọng... là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ Tịch.
- Sử dụng quan hệ từ đối lập có tác dụng bổ sung cho nhau.
- Cách lập luận ngắn gọn, sâu sắc.
→ Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân lỗi lạc, phi thường vừa là người bình thường, rất gần gũi thân thương với mọi người.
⇒ Ngợi ca cuộc đời và phong cách sống cao đẹp của Bác.
-
Chứng minh sự giản dị của Bác
-
Giản dị trong lối sống
- Trong sinh hoạt, làm việc
- Bữa cơm chỉ có vài ba món...
- Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng...
- Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc lớn... đến việc rất nhỏ...
- Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, rất đời thường, gần gũi với mọi người nên dễ hiểu, dễ thuyết phục.
- Bác là người giản dị trong sinh hoạt cũng như trong công việc.
- Trong quan hệ với mọi người
- Viết thư cho một đồng chí.
- Nói chuyện với các cháu miền Nam.
- Đi thăm nhà tập thể của công nhân.
- Liệt kê những dẫn chứng tiêu biểu.
- Thể hiện sự quan tâm, trân trọng và yêu quí tất cả mọi người.
- Trong sinh hoạt, làm việc
-
Giản dị trong cách nói và viết
- “Không có gì quí hơn độc lập tự do”.
- “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.”
-
→ Đây là những câu nói nổi tiếng của Bác, mọi người dân đều biết.
⇒ Có sức tập hợp, lôi cuốn, cảm hoá lòng người.
-
Đánh giá
-
Nghệ thuật
- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
- Lập luận theo trình tự hợp lí.
-
Ý nghĩa văn bản
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh
-
c. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị về nội dung và nghệ thuật tác phẩm: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” đã cho chúng ta hiểu thêm về phẩm chất tốt đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ cách mạng tài ba, người Cha kính yêu cuẩ dân tộc và nhà văn hóa lớn của nhân loại.
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Gợi ý làm bài
Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” trích từ diễn văn “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” do Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1970).
Phạm Văn Đồng là một trong những học trò xuất sắc và là người cộng sự gần gũi suốt mấy chục năm sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như: “Hồ Chí Minh, hình ảnh của dân tộc” (1948), “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” (1970) không chỉ nói về sự nghiệp và lí tưởng cách mạng cao cả mà còn phản ánh trung thực lối sống giản dị và phẩm chất đạo đức tốt đẹp của Bác Hồ.
Có thể coi đây là bài nghị luận chứng minh mà sức thuyết phục của nó toát lên từ tính cụ thể, chân thực và toàn diện của chứng cứ. Tác giả đã kết hợp giữa chứng minh với nhận xét, giải thích và bình luận để làm nổi bật đức tính giản dị của Bác Hồ và thể hiện sự thống nhất giữa đức tính ấy với các phẩm chất cao quý khác trong con người Bác.
- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --
Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, chúng ta hiểu rằng: cùng với nhiều phẩm chất cao quý khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Ở Bác Hồ, đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Viết bài văn này, tác giả không chỉ trình bày những điều mình biết về Bác Hồ mà còn biểu hiện biết bao tình cảm kính yêu, trân trọng Bác, những bài học đạo đức cao đẹp mà mình đã tiếp nhận từ tấm gương sáng ngời Hồ Chí Minh. Do đó, đọc bài văn này, chúng ta được thêm một phương diện nữa để hiểu Bác, nhớ Bác và noi gương Bác Hồ vĩ đại - vị lãnh tụ cách mạng tài ba, người Cha kính yêu của dân tộc và nhà văn hóa lớn của nhân loại.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn nghị luận phân tích bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Thủ tướng Phạm Văn Đồng sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024225 - Xem thêm