OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Phân tích truyện Thần Trụ Trời

02/11/2022 757.89 KB 379 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221102/868298997002_20221102_111922.pdf?r=7982
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Thần Trụ Trời là một trong những bài học hay trong chương trình Ngữ văn 10. Để hiểu hơn về đoạn trích này, cũng như ôn tập, củng cố kiến thức đã học về bài học này, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu Phân tích truyện Thần Trụ Trời. Chúc các em có thêm tài liệu hay.

 

 
 

PHÂN TÍCH TRUYỆN THẦN TRỤ TRỜI

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài:

  • Giới thiệu về truyện kể: Truyện “Thần Trụ Trời” thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm.
  • Trình bày khái quát nội dung cần phân tích, đánh giá: Chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện “Thần Trụ Trời”.

b. Thân bài:

  • Giới thiệu chủ đề của truyện kể và ý nghĩa của chủ đề:
  • Truyện “Thần Trụ Trời” đã giải thích quá trình tạo lập thế giới: phân chia trời, đất và nguồn gốc hình thành các dạng địa hình như núi, đảo,... một cách sáng tạo qua các yếu tố kì ảo.
  • Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề của truyện kể:
  • Phân tích
  • Giải thích quá trình tạo lập thế giới:
  • Giải thích sự phân chia trời, đất thông qua sự kiện thần Trụ Trời xây cột đá chống trời.
  • Sự hình thành các dạng địa hình khác nhau: thần lại phá cột đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi...
  • Đánh giá:
  • Truyện “Thần Trụ Trời” đã cho thấy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của con người trong buổi đầu sơ khai.
  • Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể:
  • Truyện đã xây dựng nhân vật Thần Trụ Trời - vị thần sức mạnh siêu nhiên, thực hiện công việc phân chia trời và đất, tạo nên các dạng địa hình khác nhau.
  • Thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu tạo nên một câu chuyện đầy sức hấp dẫn và thuyết phục đối với người đọc.

c. Kết bài:

  • Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể.
  • Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích truyện Thần Trụ Trời

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

Truyện “Thần Trụ Trời” thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Truyện được coi là tác phẩm có nét đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.

“Thần Trụ Trời” kể về thần Thần Trụ Trời với sức mạnh phi thường đã phân chia bầu trời và mặt đất, dùng đất đá tạo nên núi, đảo,.. Qua đó, câu chuyện đã giải thích nguồn gốc của sự hình thành các sự vật trong tự nhiên một cách sáng tạo.

Mở đầu câu chuyện, tác giả dân gian mở ra không gian vũ trụ hoang sơ “một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo” và thời gian chưa được xác định rõ ràng. “Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người”. Trong khoảnh khắc tối tăm mù mịt ấy, Thần Trụ Trời đã xuất hiện với thân hình khổng lồ “Chân thần dài không thể tả xiết”. Mỗi bước chân của thần “có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác”. Nhờ sức mạnh phi thường ấy, thần đã tự mình đào đất, đập đá, tạo nên cái cột đá cao và to để chống trời. Cột càng đắp cao, tấm trời lại càng thêm rộng mở. Chẳng bao lâu sau, thần Trụ Trời đã đẩy vòm trời lên phía mây xanh, khoảng cách giữa đất trời được phân chia rõ ràng. Sau khi trụ trời xong, thần lại phá cột đá và dùng đất đá ném ra mọi nơi, tạo thành hòn núi, dải đồi cao,... Mượn các hình ảnh thiên nhiên, tác giả dân gian đã giải thích quá trình tạo lập thế giới một cách sáng tạo. Từ đây, chủ đề của truyện trở nên gần gũi và hấp dẫn với bạn đọc.

Chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm văn học luôn song hành và bổ sung cho nhau. Truyện “Thần Trụ Trời” cũng vậy, những sáng tạo hình thức nghệ thuật về cốt truyện, nhân vật đã đóng góp vào thành công trong việc làm nổi bật chủ đề truyện. Là truyện thần thoại, cốt truyện “Thần Trụ Trời” được xây dựng hết sức đơn giản và gần gũi, xoay quanh việc thần Trụ trời làm công việc phân chia đất, trời và tạo nên những dạng địa hình tự nhiên khác nhau. Dựa vào trí tưởng tượng của con người cùng những yếu tố kì ảo, truyện đã giải thích quá trình tạo lập vũ trụ và thế giới tự nhiên. Qua đó, ta cũng thấy được khát khao tìm hiểu và khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Đặc sắc nghệ thuật còn được thể hiện trong việc xây dựng nhân vật kết hợp sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu. Hình ảnh Thần Trụ trời có kích thước “khổng lồ” với những bước chân rộng lớn, sở hữu sức mạnh phi thường, đã giúp cho người đọc hình dung rõ ràng, sắc nét về một vị thần trong thần thoại.

“Thần Trụ Trời” với những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật đã mang đến cho bạn đọc câu chuyện thú vị lí giải về nguồn gốc các sự vật trong tự nhiên. Đồng thời truyện cũng phản ánh mong muốn, khát khao được tìm tòi, khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Mong rằng tác phẩm sẽ mãi để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc yêu thích văn học dân gian của dân tộc.

Trên đây là tài liệu Phân tích truyện Thần Trụ Trời. Tài liệu trên đã hệ thống những kiến thức cần thiết, trọng tâm về tác phẩm cũng như gợi ý cho các em những khía cạnh mới của tác phẩm này này. Mong rằng tài liệu sẽ trở thành tư liệu quan trọng trong quá trình học tập của các em. 

Ngoài ra, để có thể nắm vững hơn những kiến thức trọng tâm, cơ bản và cần thiết của bài học , các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Thần Trụ Trời cùng với  Bài giảng Thần Trụ Trời

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF