OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Phân tích tiếng cười trong truyện Tam đại con gà

06/01/2022 1.1 MB 735 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220106/8441797428_20220106_112234.pdf?r=8826
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Qua truyện Tam đại con gà nhân dân muốn phê phán chê bai một tật xấu trong nội bộ nhân dân phê phán những người không chịu học hỏi mà lúc nào cũng tự cho ta đây là tài giỏi mặc dù không biết gì. Để hiểu hơn về ý câu chuyện này, Học247 mời các em cùng tham khảo bài văn mẫu Phân tích tiếng cười trong truyện Tam đại con gà dưới đây. Chúc các em học tập thật tốt nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn về nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tam đại con gà.

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về thể loại truyện cười: Là sản phẩm của khối óc hài hước và là vũ khí đấu tranh hữu dụng của nhân dân ta.

- Giới thiệu về truyện Tam đại con gà: Là truyện cười trào phúng, dùng tiếng cười để phê phán bản chất dốt nát nhưng lại thích khoe chữ của thầy đồ.

b. Thân bài:

* Cách giới thiệu nhân vật

- Một anh chàng dốt nát nhưng đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt

- Có người tưởng anh ta hay chữ mời về làm thầy.

→ Mâu thuẫn trái tự nhiên, dốt nát, khoe khoang nhưng được làm thầy. Tiếng cười bật ra.

* Hành động gây cười

- Đi dạy học, thấy mặt chữ nhiều nét, không biết chữ gì, lại bị học trò hỏi gấp, thầy cuống nói liều.

- Bảo học trò đọc khẽ vì sợ sai, thận trọng để giấu dốt

- Khấn đài âm dương để thổ công giúp đỡ.

- Nhận được cả ba đài của thổ công, thầy đắc chí bệ vệ ngồi trên giường bảo học trò gân cổ đọc to

→ Tiếng cười bật ra từ sự ngu dốt lại mê tín của thầy. Thầy coi chuyện dạy học như một cuộc đánh bạc cầu may. Thầy còn tự đắc chí, khoe khoang về những hành động ngốc nghếch của mình.

→ Phê phán sự ngu dốt nhưng lại giấu dốt của thầy đồ.

* Lời nói gây cười

- Thầy giảng về chữ “kê” – đây là kiến thức rất cơ bản của người học chữ Nho. Nhưng thầy đồ lại giảng chữ “kê” nghĩa là “dủ dỉ là con dù dì”: tối nghĩa, vô nghĩa.

→ Lời giải thích của thầy đem lại tiếng cười cho người đọc. Thầy là một kẻ dốt nát nhưng lại biết che đậy cái dốt ấy.

- Khi bị người nhà học trò phát hiện lại thầm nghĩ “mình đã dốt, thổ công nhà nó còn dốt hơn mình”

→ Lời tự nhủ vô cùng hài hước, biết mình sai, ngu dốt nhưng không chịu thừa nhận.

- Lời ngụy biện của thầy: Dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà, “Dù dì là chị con công, con công là ông con gà”. Lấy ý từ bài đồng dao “lúa ngô là cô đậu nành, đậu nành là anh dưa chuột, dưa chuột là ruột dưa gang, dưa gang là nàng dưa hấu” để gỡ bí, lí sự cùn.

→ Tiếng cười cất lên từ lời giải thích vô căn cứ, láu cá của thầy

→ Qua đó cho thấy sự xảo biện, ma lanh ngoan cố, láu của ông thầy đồ.

⇒ Tiếng cười cất lên từ hành động và lời nói của thầy đồ có sự tăng tiến bởi mức độ phi lí của lời nói và hành động của nhân vật ngày càng cao.

⇒ Thầy đồ bộc lộ bản chất của một kẻ ngu dốt, sĩ diện, huênh hoang, láu cá.

* Ý nghĩa của tiếng cười

- Phê phán những kẻ ngu dốt nhưng lại thích khoe khoang.

- Phê phán hiện thực xã hội: Kẻ dốt làm thầy

- Khuyên mọi người không nên giấu dốt mà hãy mạnh dạn học hỏi

c. Kết bài:

- Khái quát lại nội dung và nghệ thuật xây dựng những tiếng cười trong câu chuyện tam đại con gà.

- Thể hiện suy nghĩ của bản thân về những tiếng cười ấy: Tiếng cười trong truyện vừa đem lại những cảm giác sảng khoái, vừa là những bài học để mỗi người phải tự ngẫm lại, tự suy nghĩ.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy viết một bài văn ngắn phân tích tiếng cười trong truyện Tam đại con gà.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Tam đại con gà là câu chuyện dân gian vô cùng nổi tiếng mà bất kì người nào yêu thích thể loại trào phúng đem lại tiếng cười đều biết, câu chuyện được tác giả xây dựng dưới góc nhìn sâu sắc, chân thực về cuộc sống tại thời điểm bây giờ, một mặt tập trung vào lột tả những chuyện ngược đời, những thói xấu trong xã hội, mặt khác là từ những vấn đề đó đẩy câu chuyện lên cao trào gây tiếng cười hả hê và đưa người đọc tới chân lí đúng đắn của cuộc sống

Câu chuyện trở nên vô cùng hấp dẫn khi những mâu thuẫn trong nội dung cốt truyện tạo nên tiếng cười. Một người thầy dốt nát, kiến thức nông cạn nhưng luôn luôn muốn mọi người công nhận mình là tài năng, có học thức sâu rộng, và chính người thầy đó đã dùng vẻ bên ngoài của mình để che giấu đi sự tối tăm mù mịt ở bên trong con người, một người học hành không ra gì nhưng dám liều lĩnh đừng ra dạy dỗ bọn trẻ, dám tự tay mình vun đắp những mầm sống tương lai của đất nước mà không hay biết rằng mình đang tự hại chúng.

Và sự hào nhoáng bên ngoài của người thầy đã nhận được sự đồng ý cho thầy dạy dỗ lũ trẻ của chủ nhà, sự hiểu lầm rằng người thầy này văn hay chữ tốt đã vô tình làm bàn đạp cho những tình huống gây cười tiếp theo của câu chuyện. Mọi thứ bắt đầu diễn ra khi trong giờ dạy học người thầy gặp chữ “Kê” những loại phân vân không biết là chữ gì vì không nhận ra mặt chữ, lại bị chính những người học trò nhỏ bé của mình hỏi dồn dập, không muốn mất mặt trước những đứa nhỏ. Nếu trả lời rằng thầy không biết sẽ bị lũ nhỏ cười nhạo và cho rằng mình dốt nát nên người thầy đã liều lĩnh mà trả lời “dủ dỉ là con dù dì”, mà đâu biết rằng trong từ điển hán tự đâu có từ nào là từ dù dì, và trong số trăm nghìn loài đâu có loài nào mang tên là con dủ dỉ đâu, đến đây người đọc đã tự rõ được sự ngu dốt đến mức độ tột cùng của người thầy mà phá lên cười, một con người đã học đâu vào đâu lại còn thiếu hiểu biết thực tế.

Như vậy ta thấy được đây là một truyện cười làm cho người đọc cười sảng khoái và có ý nghĩa giáo dục con người sâu sắc. Chúng ta cần phải biết lắng nghe, biết tiếp thu và biết chọn lọc cho mình những gì gọi là tinh hoa đáng quý về những kiến thức trong cuộc sống. Không nên vì bản thân mình dốt mà dốt cái dốt của bản thân đi bởi điều đó chỉ làm cho chúng ta dốt nát thêm chứ không làm cho chúng ta phát triển được. Hình ảnh người thầy trong truyện đó là một minh chứng rõ ràng về sự dốt nát của con người và qua những tình huống đó làm cho chúng ta càng thấy rõ tác hại của cái dốt mà thích đi khoe khoang không chịu học hỏi và lắng nghe.

Và trong xã hội cần phải nên tiếng phê phán đả kích và loại trừ những con người như vậy bởi đã đốt không có kiến thức lại đi làm thầy giáo rồi dạy cho những thế hệ mầm non tương lai của đất nước lại càng dốt thêm. Một người dốt không sao nhưng nhiều người lại là một vấn đề lớn trong xã hội. Làm cho xã hội thiếu người tài giỏi lại ít kiến thức làm cho xã hội mãi lạc hậu không thể phát triển được.

Qua câu chuyện này muốn thể hiện cho người đọc thấy được những điều mà họ nhận thức được để thay đổi mình. Khi chúng ta không biết thì chúng ta nên học hỏi và trau dồi cho kiến thức của bản thân để khi có đủ kiến thức thì chúng ta mới nên nói lại với người khác. Như vậy không những chúng ta đang phát triển mà làm cho cả xã hội phát triển theo. Chúng ta hãy mang câu chuyện này chia sẻ rộng rãi để cho mọi người đọc và thấy được khả năng thực sự của bản thân mình từ đó nên thay đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh sống để cho mọi người yêu quý và tôn trọng.

Bằng tiếng cười, truyện tập trung phê phán thói giấu dốt phổ biến ở nhiều đối tượng trong cuộc sống. Bản thân cái dốt và sự thiếu hiểu biết chưa phải là cái đáng cười, cái đáng phê phán, đả kích. Cái đáng cười, đáng phê phán mà nhân dân đề cập ở đây là khi người ta dốt mà biết mình dốt mà vẫn khoe là mình giỏi, lại dám nhận làm thầy dạy người khác, đặc biệt là cố tìm mọi cách để giấu đi cái dốt, che đậy cái dốt của mình. Cố giấu dốt để đề cao mình, bảo vệ mình, thực chất đưa đến một kết cục ngược lại. Tự mình hại chính mình, tự mình lật tẩy chính mình. Đó cũng là bài học mà Tam đại con gà muốn nhắc nhở tất cả mọi người.

Như vậy truyện đã thể hiện thành công tư tưởng chủ đề của truyện cùng tiếng cười để người đọc thấy hơn về sự dốt nát và thiếu hiểu biết của bản thân để thay đổi bản thân cho tốt hơn. Chỉ có thay đổi ở trong tâm thì con người ta mới có những hành động đúng đắn về cuộc sống.

3.2. Bài văn mẫu số 2

"Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ", trong suốt chiều dài lịch sử văn học dân gian, nhân dân ta đã sáng tạo và truyền miệng rất nhiều những câu chuyện, bài hát mang tính giải trí nhằm đem lại những "thang thuốc bổ" sảng khoái, vui vẻ. Những tình huống, hành động trái với tự nhiên được cải biên thành những mẩu truyện hài hước mang tinh thần châm biếm, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội. Truyện cười "Tam đại con gà" là một trong số vô vàn những tác phẩm dân gian chứa đựng ý nghĩa sâu sắc, trong tiếng cười có cả tiếng chê trách, lên án sự dốt nát của một tầng lớp người trong xã hội phong kiến xưa.

Truyện cười là một thể loại văn học dân gian lâu đời, thường được truyền miệng từ người này qua người khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác, mang tính hài hước, giải trí nhưng lại có hàm ý sâu cay, thường phê phán những hiện được trái tự nhiên, mâu thuẫn, đối lập với chuẩn mực xã hội. Một truyện cười thành công là vừa gây được tiếng cười, vừa khiến độc giả suy nghĩ về cách đối nhân xử thế, lối sống sao cho đúng đắn, phù hợp với quy tắc ứng xử. Trong truyện "Tam đại con gà", tiếng cười được tạo nên bởi hiện tượng đi ngược với tự nhiên, mâu thuẫn trong tình huống truyện và sự ngu dốt còn tỏ ra mình tài giỏi, giấu dốt của nhân vật. Câu chuyện kể về một anh học trò dốt nát nhưng cũng đua đòi làm thầy, không biết chữ nên khi dạy sai bị gia chủ vặn vẹo, anh ta đã đáp trả bằng câu nói vừa bộc lộ hết cái dốt của mình, vừa nực cười, lố bịch. Một xã hội kệch cỡm, lố lăng, lừa đảo lẫn nhau mang đến tiếng cười sâu cay cho người đọc.

Tiếng cười của truyện được bộc lộ trong mâu thuẫn tình huống và nhân vật. Một xã hội mà kẻ dốt đặc cán mai lại được tôn làm "thầy" dạy chữ cho trẻ con, đi đâu cũng huênh hoang khoe mình hay chữ. Thậm chí lố bịch hơn nữa là lại có người tin rằng anh này hay chữ thật để mời về dạy cho con mình. Tình huống truyện được xây dựng rất khéo léo khi để nhân vật tự bộc lộ tính cách của mình. Khi gặp chữ "kê" nghĩa là "gà", vì có quá nhiều nét chữ phức tạp nên anh chàng không biết là chữ gì, lại bị học trò hỏi gấp nên đành liều tặc lưỡi trả lời rằng, "Dủ dỉ là con dù dì". Đây là một câu nói hoàn toàn vô nghĩa do anh chàng bịa ra trong lúc túng quẫn, cho thấy anh này là một kẻ thiếu kiến thức sách vở, không có trình độ sư phạm. Tuy nhiên, cái kệch cỡm ở đây nằm ở chỗ, anh này tuy dốt chữ nhưng lại rất khôn lỏi, biết dặn học trò nói khe khẽ thôi kẻo gia chủ nghe thấy. Tức cười hơn cả là việc thắp hương xin thổ công để xem mình dạy có đúng "dủ dỉ là con dù dì" hay không. Một kẻ dốt nát đỉnh điểm, mê tín đã bộc lộ tất cả qua chuỗi những suy nghĩ, hành động của nhân vật, dốt nát cả về học vấn, kiến thức đến luân thường đạo lý trong đời sống. Chẳng có gia tiên, thổ công nào có thể giúp anh ta xác nhận đúng chữ kia là "dủ dỉ là con dù dì", niềm tin mơ hồ vào thế lực siêu nhiên, xin đồng tiền đài ba lần khiến tiếng cười bật ra một cách tự nhiên, sảng khoái trước sự "đã ngu còn giấu dốt" của anh học trò.

Với kết cấu ngắn gọn, chặt chẽ, ngay từ đầu mâu thuẫn gây cười đã được bộc lộ. Nhưng các tác giả dân gian đã khéo léo tăng kịch tính cho tình huống đó bằng cách dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, hợp lí. Kết hợp ngôn ngữ kể chuyện tài tình, ngôn ngữ nhân vật đặc sắc. Nghệ thuật phóng đại, cường điệu cho thấy rõ hơn cái dốt, và thói sĩ diện hão của ông thầy đồ.

Tác phẩm lên tiếng phê phán thói giấu dốt và sĩ diện hão. Thực ra bản thân cái dốt không đáng cười mà đáng cười sự che giấu cái dốt, khoe mẽ, sĩ diện. Qua tác phẩm các tác giả dân gian cũng ngầm gửi gắm, khuyên răn mỗi chúng ta hãy mạnh dạn học hỏi để tiến bộ hơn nữa, tránh thói giấu dốt, sĩ diện hão.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF