OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Phân tích “Thị Mầu Lên Chùa” ( Trích Quan Âm Thị Kính)

07/11/2022 1014.97 KB 1817 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221107/920062597077_20221107_083240.pdf?r=5878
ADMICRO/
Banner-Video

Học 247 giới thiệu đến các em tài liệu văn mẫu Phân tích “Thị Mầu Lên Chùa” ( Trích Quan Âm Thị Kính). Bên cạnh bài giảng Thị Mầu Lên Chùa, Học 247 còn hệ thống những kiến thức trọng tâm về hình ảnh Thị Mầu với tính cách lẳng lơ, buông thả, cho thấy đặc trưng của nhân vật này qua lời nói, cử chỉ và hành động đối với tiểu Kính Tâm. Qua đó cho thấy niềm cảm thông, thương cảm với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ và ngợi ca trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ cũng như gợi ý cho các em dàn bài chi tiết để các em dựa trên sự hiểu biết, kiến thức đã học có thể tự mình hoàn thành bài viết theo cách nhìn nhận của riêng mỗi cá nhân. Chúc các em có thêm một tài liệu bổ ích.

 

 
 

PHÂN TÍCH “THỊ MẦU LÊN CHÙA” ( TRÍCH QUAN ÂM THỊ KÍNH)

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn ý chi tiết

  1. Mở bài
  • Giới thiệu đoạn trích và tác giả.
  • Nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
  1. Thân bài
  • Nhân vật Thị Mầu:
    • Lời nói:
      • "Đây rồi nhé"
      • "Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!"
      • "Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn"

=> Phóng khoáng, táo bạo, khác biệt với hình ảnh người phụ nữ truyền thống xưa.

  • Quan niệm về tình yêu:
  • Qua lời thoại của Thị Mầu, có thể thấy nhân vật này khá phóng khoáng, tự do suy nghĩ về tình yêu. Thị Mầu nghĩ rằng chỉ cần là mong nhớ, tương tư về người ta là mình có thể tư do đến bên người đó, không ngại quy giáo, lễ nghĩa. Là duyên thì mình đến ''Phải duyên thời lấy/ Chớ nghe họ hàng''.
  • Nét đặc sắc, nổi bật:
  • Nhân vật này có thể nói là mang một nét mới lạ so với hình ảnh người phụ nữ truyền thống.
  • Thị Mầu đi ngược hăn với đạo lí, lễ nghĩa ngày xưa, thể hiện cái tôi rất mạnh.
  • Điều này đã gây ấn tượng không nhỏ đến những người biết đến vở chèo.
  • Nhân vật chú tiểu:
  • Ngoại hình:
  • Đẹp như sao băng
  • Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang
  • Lời nói:
  • "A di đà Phật! Cô cho tôi biết tên để ghi vào lòng sớ"
  • "A di đà Phật"
  • "Một nén cũng biên"
  • "Một đồng cũng kể"
  • "Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc"

=> Trầm ổn, dịu dàng, hơi buồn, hình ảnh đậm vẻ truyền thống của người phụ nữ thời phong kiến dù đã quy y cửa Phật.

  • Tính cách:
  • Kiệm lời, không muốn nói chuyện nhiều với Thị Mầu, luôn tránh né.
  • Tổng kết:
  • Về nội dung:
  • Đoạn trích thể hiện thành công hình ảnh Thị Mầu với tính cách lẳng lơ, buông thả, cho thấy đặc trưng của nhân vật này qua lời nói, cử chỉ và hành động đối với tiểu Kính Tâm. Qua đó cho thấy niềm cảm thông, thương cảm với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ và ngợi ca trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ.
  • Về nghệ thuật:
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình
  • Tình huống truyện đặc sắc lôi cuốn hấp dẫn
  1. Kết bài
  • Khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích “Thị Mầu Lên Chùa” ( Trích Quan Âm Thị Kính)

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

Có bao giờ chúng ta tự hỏi, điều gì đã làm nên một cuộc sống đầy màu sắc như ngày hôm nay? Có phải là những giai điệu du dương êm tai giúp ta thư giãn sau ngày dài mệt mỏi. Hay những con chữ nối dài trên cuốn sách mà ta hay đọc…. đã bồi dưỡng nên đời sống tinh thần phong phú của con người. Nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng, được sinh ra là để con người giãi bày tâm tư, nhìn nhận về cuộc đời, từ đó rút ra những bài học chiêm nghiệm cho bản thân. Là một hình thức nghệ thuật độc đáo và lâu đời, Chèo không mấy xa lạ với chúng ta. Chèo bắt buồn từ kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian, lấy âm nhạc làm nền, ngôn từ ví von cùng cách diễn tả trực tiếp, đa dạng mà Chèo được coi là loại hình sân khấu của hội hè đặc sắc. Có một vở chèo kinh điển mà cho đến ngày nay chiều sâu tư tưởng và câu hỏi mà vở chèo đặt ra là vấn đề mà mọi thời đại đều hướng đến. Đó là vở chèo Quan âm thị kính.  Đoạn trích Thị mầu lên chùa sẽ cho t hiểu hơn về xã hội, về con người lúc bấy giờ. 

Lễ chùa cúng vái có lẽ là một nét đẹp trong phong tục của người Việt, là truyền thống mà mọi nhà đều gìn giữ. Và thị mầu cũng lễ chùa để khấn vái. Được biết đến là một cô gái lẳng lơ, hình ảnh Thị Mầu lên gợi cho ta ấn tượng về một cô gái xinh đẹp, lả lướt có phần lẳng lơ, thiếu sự thành tâm, nghiêm túc nơi cửa chùa. Thị Mầu lên chùa khác với lệ thường là: Người ta lên chùa vào mười tư, rằm; còn Thị Mầu lên chùa mười ba. 

---(Để xem tiếp nội dung của Bài văn mẫu số 1 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Nhắc đến hình tượng nhân vật Thị Mầu, chúng ta cảm thấy động lòng khi đọc lại bài thơ “Thị Mầu” của nhà thơ Anh Ngọc:

“…Những xiềng xích phết màu sơn đạo đức

Mấy trăm năm không khóa nổi Thị Mầu,

Những cánh màn đã khép lại đàng sau

Táo vẫn rụng sân đình không ai nhặt,

Bao Thị Mầu trở về với đời thực

Vị táo còn chua mãi ở đầu môi.”

Thị Mầu là người con gái có cá tính riêng, dám vượt qua khuôn khổ vốn có của Nho Giáo để bày tỏ và thể hiện mình, Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa. Tuy những hành động của Mầu trong chùa là điều không nên làm nhưng bởi sự hối thúc, khao khát của tình yêu mà lí trí bị lu mờ.

Nhân vật Thị Mầu trong chèo cổ biểu hiện cho một phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam đó là khát khao yêu đương. Đây là quyền cơ bản của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung. Khi lớn lên phải được tự do tìm hiểu, yêu đương và phải lấy người mình yêu. Nhưng đối lập với quyền ấy trong xã hội phong kiến là một lớp sơn đạo đức giả tạo của chế độ hà khắc để trói buộc bao người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Cô ý thức tự do trong tình yêu bộc lộ ở lời nhủ mình và khuyên chị em chớ nghe họ hàng. Thị Mầu là con người của nghệ thuật.

Bài văn mẫu 2

Hồ Xuân Hương người con gái đã hạ  mình xuống lắng nghe tiếng lòng của thời đại trái gió trở trời, để rồi động lòng xót thương biết bao cho thân phận người nữ nhi đẹp đẽ như bồ công anh, mà cũng tan biến nhanh dù phu bạc mệnh, để rồi từ ấy bà đã viết: 

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non”

Trong thời đại ngự trị của xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công, nơi nhân quyền được xem là rẻ rách, không bằng một đồng xu, thì thân phận nữ quyền cũng không đáng bằng cắc bạc. Dù “tài hoa bạc mệnh” như vậy, nhưng người phụ nữ xưa vẫn làm tròn  bổn phận “công dung ngôn hạnh” của mình, chính vì thế người ta luôn nhớ tới hình ảnh người phụ nữ ấy qua nét đẹp thướt tha dịu dàng,và có thể ví thành “Bàn bàn nhập họa”, “Băng thanh ngọc khiết” tức là vừa đẹp như tranh vẽ vừa thuần khiết trong sáng như băng. Nhưng không thể đánh đồng tất cả bởi vì làm quan còn có người tốt kẻ tham, làm vật còn có giống cái giống đực, thì làm người mấy ai được như bụt trong truyện, như cô tiên trên trời, và người phụ nữ cũng vậy, ngoài cái vẻ đẹp ở thể xác và tâm hồn như nhân vật nàng Thị Kính thì người ta còn nhắc về những cô gái đi trái lại với “quan điểm về cái đẹp” đó là lẳng lơ, buông thả mình, thể hiện qua nhân vật Thị Mầu. Tất cả những tiêu biểu nhất đã được khắc họa qua đoạn trích “Thị Mầu Lên chùa” trích “Quan âm Thị Kính”:

“ này chị em ơi

  ….

 Chính chuyên cũng chẳng son để thờ”

Đoạn trích “Thị Mầu lên chùa” trích trong “Quan Âm Thị Kính” được lưu truyền theo nhiều hình thức khác nhau đa dạng và phong phú về thể loại dựa trên một nội dung như hát chèo, cải lương, kịch, thơ và văn xuôi. Đến ngày nay các nhà khảo cổ nghiên cứu văn học vẫn chưa tìm được thi sĩ nào đã sáng tác nên tác phẩm ấy, chỉ biết bảng in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh ấn hành vào năm 1911. Sau này có nhiều dị bản khác được tìm thấy, hay người ta còn phát triển nó trở thành một vỡ diễn chèo để biểu diễn trên sân khấu và phân bố rộng rãi khắp mọi nơi. Nói về 4 chữ nhan đề “Quan âm” thì theo nghĩa cứu đời tức là một vị bồ tác coi nghe tiếng đời kêu tên mình mà cứu cho, là một người tâm sáng phúc hậu, nhìn thấy được nổi thống khổ của nhân loại không kiềm được mà ra tay giúp đỡ, phù hộ, đây cũng là vị bồ tát trong phật pháp, được người đời ca tụng, thờ phượng và biết ơn. Kề bên hai chữ Quan Âm chính là “Thị Kính” trong đó từ Thị tức để phân biệt khác với lối đặt tên của người đàn ông. Trong một số quan niệm xa xưa người ta còn cho rằng chữ Thị trong tên tức là để chỉ nữ nhi yếu mền,không làm ra trò trống gì. Đồng thời  họ coi chữ Thị như một cách khinh mạc, miệt thị, phân biệt để giơ cao cái quan niệm “Trọng quyền nam khinh thế nữ” cổ hữu, ngốc nghếch của mình. Và song đó “kính” có nghĩa là giữ gìn nghiêm cẩn, không phóng túng buông lung, luôn phải giữ gìn cái tâm trong sạch, phúc khí ở đời. Làm tròn được chữ Kính chính là tiến được nữa đường vào đạo vậy. Khi bà Thị Kính đến Chùa Vân mà sư phụ đặt cho là Kính Tâm, cũng một ý ấy vậy. 

---(Để xem tiếp nội dung của Bài văn mẫu số 1 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Nhà văn Nga Aimatôp có nhận định: “Tác phẩm văn học chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện” qua tác phẩm trên, tác giả muốn khẳng định vẻ đẹp truyền thống, đứt tính tốt đẹp của người con gái xưa qua nhân vật Thị Kính, nàng vừa đẹp nết lại đẹp người, lại có tấm lòng nhẫn nhịn, bao dung, chính chắn vô cùng, tuy cũng giống bao người phụ nữ khác “hồng nhan nhưng bạc mệnh”, nhưng họ chưa bao giờ đánh mất sự thuần khiết, thanh cao trong mình. Nguyễn Du cũng vì thương xót cho nàng Tiểu Thanh, một người con gái tài sắc vẹn toàn song lại có cuộc đời lận đận và qua đời tuổi 18. Chính vì vậy, mà ông đã viết nên bài thơ “Độc Tiểu Thanh Ký” bằng những thương xót,tiếc nuối , đồng cảm , thấu hiểu và căm hờn nhất khi ông đọc được từ mãnh giấy nhật ký  cháy nát vụn đã một nữa. Ông đã từng viết “đau xót thay phận đàn bà, lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Dù người phụ nữ xưa chịu nhiều khổ cực, bất hạnh, thân xác họ bị đời xé giằng ra từng mảnh. Nhưng những phẩm chất mà họ tạo ra và gìn giữ sẽ mãi còn nguyên vẹn. Song văn bản cũng lên án, phản ánh những người phụ nữ mưu mô, xảo quyệt, lơ như Thị Mầu. Đáng lẽ ra cái cốt yếu “thân xác” phải gìn giữ của người con gái là quan trọng, mà nàng lại hành động như muốn dâng hiến nó cho người khác một cách miễn phí, nàng làm theo cái mình thích nhưng lại không biết phân biệt điều thích đó là đúng hay sai. Để lại hậu quả đau lòng cho mình và người khác.

Vừa rồi, Học247 đã giới thiệu đến các em sơ đồ tư duy, dàn ý và bài văn mẫu Phân tích “Thị Mầu Lên Chùa” ( Trích Quan Âm Thị Kính). Mong rằng, với tài liệu này, các em sẽ nắm được những nội dung chính của tác phẩm, ôn tập và củng cố, mở rộng những kiến thức đã học. Chúc các em có thêm tài liệu hay để tham khảo.

Bên cạnh đó, các em có thể xem thêm Bài giảng Thị Mầu Lên Chùa và hướng dẫn Soạn bài Thị Mầu Lên Chùa để nắm vững hơn kiến thức về loại thể văn học. Hơn nữa, với tài liệu trên, Học247 mong rằng các em sẽ có thêm một tài liệu hay hỗ trợ tốt các em trong quá trình học tập và mở rộng kiến thức. 

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF