Học 247 giới thiệu đến các em tài liệu văn mẫu Phân tích tâm trạng Xúy Vân - Xúy Vân giả dại. Bên cạnh bài giảng Xúy Vân giả dại, Học 247 còn hệ thống những kiến thức trọng tâm về việc khắc họa thành công hình hóa điên của nhân vật Xúy Vân qua những câu từ, lời lẽ và hành động của nhân vật giúp người đọc hình dung được hoàn cảnh và thân phận của người phụ nữ xưa cùng những thiệt thòi của họ khi sống trong xã hội nam quyền, đồng thời thể hiện niềm cảm thông đối với người phụ nữ trong xã hội xưa cũng như gợi ý cho các em dàn bài chi tiết để các em dựa trên sự hiểu biết, kiến thức đã học có thể tự mình hoàn thành bài viết theo cách nhìn nhận của riêng mỗi cá nhân. Chúc các em có thêm một tài liệu bổ ích.
PHÂN TÍCH TÂM TRẠNG XÚY VÂN - XÚY VÂN GIẢ DẠI
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn ý chi tiết
- Mở bài
- Giới thiệu.
- Nêu khái quát nội dung cần phân tích.
- Thân bài
- Nguyên nhân giả dại của Xúy Vân:
- Nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân là khi nàng ở nhà chờ chồng cô đơn thì được một người đàn ông là Trần Phương tán tỉnh, hứa hẹn, Xúy Vân đã giả dại với hi vọng được thoát khỏi Kim Nham để đi theo Trần Phương.
- Diễn biến sự việc:
- Kim Nham - một học trò nghèo từ Nam Định lên Tràng An trọ học, đựơc huyện Tể gả con gái là Xúy Vân, một cô gái nết na, thùy mị
- Trong khi chờ đợi chồng “dùi mài kinh sử” xa nhà, Xúy Vân bị Trần Phương - một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình tán tỉnh và xui nàng giả dại để thoát khỏi Kim Nhan
- Thúy Vân giả điên, Kim Nham hết lòng chạy chữa không được đành trả tự do cho nàng. Trần Phương bội hứa, Xúy Vân đau khổ và điên thật
- Kim Nham thành đạt, được bổ làm quan. Nhận ra vợ cũ điên dại phải đi ăn xin, Kim Nham bỏ nén bạc và nắm cơm sai người đem cho, Xúy Vân nhận ra và xấu hổ nhảy xuống sông tự vẫn.
- Nhân vật Xúy Vân:
- Nhân vật Xúy Vân được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng:
- Con gái của huyện Tề, đảm đang, khéo léo, được gả cho Kim Nham - một học trò nghèo
- Nghe lời xui giả điên để giải thoát khỏi Kim Nham của Trần Phương - một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình -> bị Trần Phương bội hứa, Xúy Vân đau khổ, từ chỗ giả điên thành điên thật
- Xúy Vân đi ăn xin, Kim Nham bắt gặp bèn sai người đem nén bạc và nắm cơm cho nàng, biết được Xúy Vân xấu hổ, đau đớn, nhảy xuống sông tự vẫn.
- Tạo hình nhân vật Xuý Vân trong vở chèo Xuý Vân giả dại
- Các đặc trưng nhân vật sân khấu chèo:
- Nghệ thuật diễn tả tâm trạng phức tạp của Xúy Vân qua lời hát: Tâm trạng phức tạp của Xuý Vân thể hiện trong mâu thuẫn giữa hình thức bên ngoài với nội dung tâm trạng bên trong.
- Nội dung suy nghĩ, tâm trạng bên trong: Xuý Vân hoàn toàn tỉnh táo, cô luôn day dứt, oán hận, trách móc, cảm thấy cô đơn, lạc lõng...
- Hình thức bên ngoài cô phải đóng vai một người điên, hành động và lời nói giống như người điên dại.
- Nghệ thuật diễn tả: Tác giả đan xen các lời thật, lời điên để thể hiện sự mâu thuẫn trong tâm trạng. Sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu khác nhau để thể hiện sự thay đổi trong tâm lý, tâm trạng nhân vật.
- Tổng kết
- Về nội dung:
- Đoạn trích đã khắc họa thành công hình hóa điên của nhân vật Xúy Vân qua những câu từ, lời lẽ và hành động của nhân vật giúp người đọc hình dung được hoàn cảnh và thân phận của người phụ nữ xưa cùng những thiệt thòi của họ khi sống trong xã hội nam quyền, đồng thời thể hiện niềm cảm thông đối với người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Về nghệ thuật:
- Thể hiện được những đặc trưng của thể loại chèo ở nhiều khía cạnh như cách xưng danh, sự tương tác giữa người xem và người diễn,...
- Ngôn từ được thể hiện đa dạng theo nhiều cách như nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, điệu con gà rừng, điệu sử rầu, hát sắp, hát ngược
- Giàu tính bi kịch
- Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
3. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích tâm trạng Xúy Vân – Xúy Vân giả dại
Gợi ý làm bài
Bài văn mẫu 1
Chèo là một loại hình sân khấu dân gian kết hợp nghệ thuật hát, múa, diễn rất hài hoà. Các làn điệu chèo rất phong phú, đa dạng; lời chèo thấm quyện ca dao, dân ca một cách tài tình. Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian lâu đời của dân tộc ta.
Những vở chèo như "Quan Âm Thị Kính”, “Trương Viên”, “Chu Mãi Thần”, "Kim Nham”... rất nổi tiếng, được các thế hệ ông bà, cha mẹ chúng ta yêu thích. Sau mùa gặt bội thu hay đầu xuân, nhiều làng quê mở hội chèo, tiếng trống chèo rung lên sau luỹ tre xanh, gợi lên bao xao xuyến trong lòng người:
"Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay... ”
(Nguyễn Bính)
Chèo là một loại hình sân khấu dân gian kết hợp nghệ thuật hát, múa, diễn rất hài hoà. Các làn điệu chèo rất phong phú, đa dạng; lời chèo thấm quyện ca dao, dân ca một cách tài tình.
Những trích đoạn như "Thị Mầu lên chùa”, "Xuý Vân giả dại”, "Thị Phương dắt mẹ chồng chạy giặc”, “Tuần Ty gặp đào Huế”... được nhiều người yêu thích, xem mãi vẫn muốn xem, không chán.
Trích đoạn "Xuý Vân giả dại" nằm trong phần hai vở chèo “Kim Nhan”. Xa chồng lâu ngày, Xuý Vân dan díu với Trần Phương, bị dụ dỗ, nàng giả điên giả dại, lập mưu để Kim Nhan li dị. Với ánh mắt bốc lửa, tiếng hát đắm say, với bước đi, điệu lượn, cánh tay múa... như điên cuồng, nhân vật Xuý Vân từng để lại nhiều ấn tượng về lửa tình, về bi kịch tình yêu trong lòng khán giả. Nhiều nghệ sĩ chèo đã thành danh qua vai chèo “Xúy Vân giả dại”.
---(Để xem tiếp nội dung của Bài văn mẫu số 1 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
Trần Phương đã qua mụ quán xúi Xuý Vân giả dại để thoả tình giăng gió, gió giăng. Phải xem chèo và nghe chèo mới cảm thấy cái hay màn chèo “Xuý Vân giả dại”. Trích đoạn này đã làm nổi bật tâm trạng đau khổ của một cô gái đa tình mà thất tình, muốn dứt bỏ, đập phá mối quan hệ vợ chồng với Kim Nhan để chạy theo mối tình mới với Trần Phương - một Sở khanh mà nàng đâu biết.
Nỗi khát khao về tình yêu hạnh phúc lứa đôi, nỗi buồn cô đơn của ngư i vợ trẻ trong cảnh ngộ "thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây” của Xuý Vân là điều có thể cảm thông và thương cảm.
Xuý Vân giả dại là khởi đầu của một sự trượt dốc để không bao lâu thân tàn ma dại trở thành hành khất, rồi bị điên, rồi tự tử. Cái kết cục bi thảm đó đã làm cho cảm hứng nhân đạo thấm sâu vai chèo, màn chèo.
Cái bánh vẽ tình yêu mà Trần Phương trao cho Xuý Vân, nàng tưởng là ngọt ngào nhưng vô cùng cay đắng.
Màn chèo Xuý Vân giả dại đã thể hiện sâu sắc quan niệm của nhân dân về tình yêu lứa đôi, về sự đau khô dại khờ trong tình yêu lứa đôi. Câu hỏi được đặt ra: “Thế nào là tình yêu hạnh phúc gia đình chân chính?” cứ xoáy sâu mãi vào những người yêu thích chèo Kim Nham.
Bài văn mẫu 2
Vở chèo Kim Nham được bắt đầu bằng cuộc hôn nhân giữa Xuý Vân với cha nẹ Kim Nham. Cuộc gả bán vội vàng, không có tình yêu đó đã đưa đẩy Xuý Vân làm nên bi kịch của chính mình và trở thành một trong những nhân vật đào lệch đặc sắc của chèo cổ. Lấy chồng chẳng được gần chồng, thân thế nông dân lại bị gả vào gia đình chữ nghĩa, cô tự thấy mình lạc lõng, vô nghĩa trong gia đình Kim Nham, chẳng có ai bầu bạn, cũng không người chia sẻ. Tâm trạng đó được thể hiện qua câu hát của Xuý Vân “gà rừng ăn lẫn với công – Đắng cay chẳng có chịu được ức…”. Cô ví mình như con gà rừng ngu ngơ, lạc lõng, đành chịu cay đắng giữa bầy công cao sang, xa lạ.
Đang trong cảnh tù túng bế tắc đó, gặp Trần Phương là tay chơi nổi tiếng đất Đông Ngàn mà cô không biết, cô yêu hắn tưởng như túm được chiếc phao cứu đỡ cho cuộc đời. Nghe lời ngon ngọt của Trần Phương, Xuý Vân giả dại để được trả về nhà với hi vọng được sống với người mình yêu, được thoát khỏi cảnh tù túng để bay ra cuộc sống tự do. Những câu hát điên dại của Xuý Vân không phải tất cả đều là điên dại, ngược lại phần lớn nhũng câu nói và hát đó đều là những lời cay đắng tự trong tâm can cô, phản chiếu niềm khao khát mãnh liệt của một tâm hồn trẻ trung, muốn giao cảm với đời. Cô đã mượn lời nói khi điên dại, khi bóng gió để thể hiện nỗi lòng và bộc lộ tâm trạng của mình, điều mà khi tỉnh không một người phụ nữ nào trong xã hội phong kiến xưa đủ can đảm bộc lộ.
Xuý Vân vừa rối rít gọi đò “bớ đò, bớ đò”, lại vừa chán chường trong lời hát : “Tôi kêu đò, đò nọ không thưa – Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò”. Lời hát ấy bộc lộ tâm trạng tự thấy mình đã dở dang, lỡ làng. Dường như chẳng có ai đợi cô ở bên này, cũng chẳng ai đón cô ở đầu kia của bến đò. Cô bẽ bàng trong cảnh đi cũng dở, ở cũng không xong.
---(Để xem tiếp nội dung của Bài văn mẫu số 1 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
Thân phận của Xuý Vân làm cho ta cứ bị ám ảnh, vương vấn, day dứt khôn nguôi. Cùng với những câu hát bóng gió và nhũng lời bộc bạch, những câu hát ngược cuối đoạn trích lại là một lối bộc lộ rất khéo tâm trạng nhân vật:
“… Cái trứng gà mà tha con quạ lên ngồi trên cây
Ở trong đình có cái khua, cúi nhôi,
Ở trong cái nón có cái kèo, cúi cột,
Ở dưới sông có cái phố bán bát,
Lẻn trên biển ta đốn gỗ làm nhà…”
Chỉ có những người điên dại mới lẫn lộn, không rõ ngược xuôi. Những câu hát ngược, hát xuôi lẫn lộn của Xuý Vân vừa thể hiện tư duy điên dại, thiếu tỉnh táo, vừa gợi hình ánh ngược đời, trớ trêu, điên đảo, đúng sai, thực giả lẫn lộn mà cô chứng kiến. Những hình ảnh ẩn dụ khi kín đáo, khi bóng bảy, khi thì được giấu giữa những tiếng cười, câu hát đicn dại tưởng như vô nghĩa, khi lại là những câu nói ngược,… tất cả làm thành một nội tâm phong phú, rối bời, đầy tính bi kịch, diễn tả tâm trạng bế tắc, mất phương hướng của cô.
Vừa rồi, Học247 đã giới thiệu đến các em sơ đồ tư duy, dàn ý và bài văn mẫu Phân tích tâm trạng Xúy Vân - Xúy Vân giả dại. Mong rằng, với tài liệu này, các em sẽ nắm được những nội dung chính của tác phẩm, ôn tập và củng cố, mở rộng những kiến thức đã học. Chúc các em có thêm tài liệu hay để tham khảo.
Bên cạnh đó, các em có thể xem thêm Bài giảng Xúy Vân giả dại và hướng dẫn Soạn bài Xúy Vân giả dại để nắm vững hơn kiến thức về loại thể văn học. Hơn nữa, với tài liệu trên, Học247 mong rằng các em sẽ có thêm một tài liệu hay hỗ trợ tốt các em trong quá trình học tập và mở rộng kiến thức.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024228 - Xem thêm