OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phân tích tác phẩm Đi bộ ngao du

04/03/2021 1.01 MB 1055 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210304/134761287510_20210304_095558.pdf?r=2781
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với dàn ý chi tiết và một số bài văn mẫu phân tích tác phẩm Đi bộ ngao du đã được Học247 tổng hợp và biên soạn dưới đây, hy vọng rằng bài văn mẫu này sẽ giúp các em có thể bổ sung thêm nhiều kiến thức Ngữ văn lớp 8 của mình, mời các em cùng tham khảo nhé!

 

 
 

A. SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý

B. DÀN BÀI CHI TIẾT

a. Mở bài:

- Khái quát về tác giả Ru-xô.

- Dẫn dắt vào nội dung đoạn trích Đi bộ ngao du.

b. Thân bài:

- Luận điểm 1:

+ Tác giả đã chỉ ra những lợi ích to lớn của việc đi bộ ngao du, đó là những lợi ích về sức khỏe và về tinh thần.

+ “Thích dừng lúc nào thì dừng…muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy”.

+ “Quan sát khắp nơi”.

+ Đi bất cứ đâu mình thích.

+ “Chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã xe trạm…”.

- Luận điểm 2: 

+ Tác giả đưa ra những “nhân chứng” có thật, đó là các nhà khoa học, bác học nổi tiếng như Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go.

+ Một loạt câu hỏi được đặt ra để khẳng định kiến thức thực tế có giá trị hơn nhiều những đồ đạc trưng bày trong một căn phòng kín mà những con người bảo thủ vẫn gọi là “phòng sưu tập”. Qua đó khích lệ mọi người mở mang kiến thức thực tế, tăng cường trải nghiệm, kỹ năng bằng cách đi bộ ngao du.

- Luận điểm 3: Đi bộ ngao du không chỉ làm con người mở mang đầu óc mà còn giúp tinh thần sảng khoái, vui vẻ:

+ Những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt - những người đi bộ, kết quả là “mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ” - “vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả”.

+ Đi bộ ngao du khi trở về nghiễm nhiên mọi thứ tưởng như vô cùng bình thường, giản dị lại khiến ta cảm thấy nhớ thương, thích thú và hài lòng.

+ Một loạt các từ ngữ gợi cảm thể hiện tâm trạng của chính tác giả: “hân hoan biết bao”, “ngon lành thế!”, “thích thú biết bao”, “ngủ ngon giấc biết bao”. Tâm trạng của tác giả nhưng lại dùng ngôi kể “ta” vừa thể hiện cái nhìn chủ quan, vừa có ý nghĩa như một lời khuyên, một trải nghiệm đầy thú vị mà “tôi” muốn chia sẻ cho tất cả mọi người.

- Luận điểm 4: Nghệ thuật:

+ Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lí lẽ sinh động kết hợp với thực tiễn kinh nghiệm mà tác giả đã tích lũy được.

+ Sự linh hoạt trong ngôi kể, khi “tôi”, khi “ta” càng làm tăng sức thuyết phục cho bài viết.

+ Giọng điệu nhẹ nhàng, pha chút hóm hỉnh, không khô khan mà như tâm sự, hồi tưởng.

c. Kết bài:

- Như vậy, qua đoạn trích, chúng ta thấy Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.

- Đây là một lối sống đẹp mà chúng ta cần phải học hỏi.

C. BÀI VĂN MẪU

Đề bài: Em hãy phân tích văn bản Đi bộ ngao du

Gợi ý làm bài:

1. Bài văn mẫu số 1

Đi bộ ngao du như một thiên phiếm luận, dưới hình thức "nói chơi". Thiên phiếm luận ấy đặt trong khuôn khổ một cuốn tiểu thuyết nên có nét đặc thù. Tác dụng của nó không ngoài mục đích làm cho nhân vật có được một chút thư giãn, thảnh thơi cả đầu óc và tâm hồn. Tuy chỉ là nói chơi mà không vô bổ. Đoạn văn chứng minh cho lợi ích của việc đi bộ.

Ở vào thời điểm của thế kỉ XVIII, đây là một phát hiện bất ngờ. Cách đi (đi bộ) của người chân đất, cách đi hành xác nhọc nhằn lại trở thành một thú chơi hơn hẳn các phương tiện của văn minh (đi ngựa) hay bất cứ của các thành tựu khoa học nào (ôtô, tàu hoả, tàu thuỷ,...). Câu hỏi ở đây là cách nhà văn nói thật hay nói chơi, với người đọc cứ lởn vởn trong đầu. Cần tìm ra đáp số, phải theo dõi bài văn. Bài văn ấy lại như một cuộc đàm đạo, nghĩa là đối thoại với người nghe một cách từ tốn, hồn nhiên, không có gì nặng nề, áp đật.

Mở đầu là một phát hiện bất ngờ và khái quát, rồi sau đó là những luận điểm chứng minh, mà chứng minh ấy lại nằm trong một hệ thống nói chơi nửa thực nửa đùa. Chính từ giọng điệu ấy đã tạo ra sức thuyết phục độc đáo không tìm thấy ở một tác phẩm nào trong thứ văn chương được gọi là nghiêm túc cả. Thì không đúng như thế hay sao?

Trước hết đi bộ đem đến cho chúng ta sự tự do, thoải mái, mà khi đi ngựa sẽ không bao giờ chúng ta cảm nhận được điều đó: “Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy… ta quay sang phải, sang trái…”. Quả thực đi bộ đem đến cho ta tất cả sự chủ động, giải phóng con người, khiến ta không phụ thuộc vào bất cứ điều gì. Giọng văn trong đoạn hứng khởi, tràn đầy năng lượng, giúp người đọc tin tưởng hơn nữa vào những lợi ích của việc đi bộ. “Tôi đi bất cứ đâu tôi ưa thích, tôi lưu lại đấy”, “Tôi chẳng phụ thuộc vào con ngựa hay gã phụ trạm” “Tôi hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thẻ hương thụ”… Sự tự do chắp cánh cho con người thỏa mãn mọi nhu cầu mong muốn của mình.

Không chỉ đem đến sự tự do, thoải mái, đi bộ còn cung cấp cho chúng ta nguồn tri thức dồi dào, phong phú. Để chứng minh luận điểm này, ông đã lấy những dẫn chứng từ thực tiễn cuộc sống. Những nhà khoa học nổi tiếng thế giới như Ta-lét, Pla-tông,… đều dùng đi bộ để quan sát, tìm tòi và khám phá thế giới. Đi bộ còn giúp ta khám phá những đặc sản nông nghiệp, sưu tập những viên đá, hòn sỏi, xem xét các giống cây trồng,… cả thế giới bao la kia sẽ được ta chiếm lĩnh qua những hành trình đi bộ đầy lí thú. Đặc biệt, tác giả có lối so sánh rất thú vị để khẳng định tính chính xác của những lí lẽ: ông so sánh phòng khách của những nhà tự nhiên học cũng chẳng thể phong phú bằng phòng sưu tập của Ê-min, hơn thế, họ sưu tập mà chẳng hề có ý niệm về những thứ mà mình đang trưng bày. Với phép so sánh đầy sức thuyết phục ấy càng củng cố hơn nữa niềm tin cho người đọc về công dụng của việc đi bộ.

Trong việc trình bày luận điểm thứ ba này, nhà văn không tự thể nghiệm mình trong các cuộc đi bộ ngao du mà đứng ở một góc nhìn khách quan, quan sát. Người viết so sánh hai hình thức ngao du: đi xe và đi bộ. Trong thời đại khoa học văn minh, tất nhiên đi xe tốt hơn đi bộ vì nó nhanh hơn, đỡ vất vả hơn. Nhưng rốt cuộc cái giá của thành tựu khoa học kĩ thuật vãn minh cũng chỉ có thế. Còn đi bộ (trong trường hợp ngao du, nghĩa là không cần tốc độ) thì có ích cho tính tình, cơ thể hơn nhiều. Đây là hai thái cực trái ngược nhau : "Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả". Hai trạng thái ấy là sự vận động hay không vận động tạo ra, không có gì là lạ lùng khó hiểu cả. Nếu sức thuyết phục của đoạn văn ở góc độ quan sát nói trên được dễ dàng thừa nhận thì đoạn viết tiếp theo bằng một giọng điệu hân hoan, dù là chủ quan, nó cũng có rất nhiều khả năng được chia sẻ, đồng cảm.

Những câu văn ngắn giống như những bước chân đi bộ, bước nọ nối tiếp bước kia thật thanh thản, cởi mở, tươi cười: "Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà ! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế ! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn ! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn". Điều kiện ăn ngủ tuy thật đơn sơ, thậm chí còn thiếu thốn của đời sống vật chất bình thường không ngăn cản được những khoan khoái tự thân, ở cơ thể và tâm hồn mà cuộc đi bộ ngao du đem lại. Cuộc đời ta được nối tiếp nhau bằng những cuộc đi bộ ngao du như thế chắc sẽ trẻ mãi không già.

Với cách viết thâm trầm, giản dị, giọng văn thay đổi linh hoạt, tác giả đã cho thấy rõ những lợi ích, vai trò to lớn của việc đi bộ. Đi bộ là cách tốt nhất để con người phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực. Bài văn tuy đã ra đời hàng thế kỉ những vẫn giữ nguyên ý nghĩa và giá trị của nó.

2. Bài văn mẫu số 2

Ê-min hay bàn về giáo dục là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Ru-xô. Tác phẩm được sáng tác năm 1762, nói về vấn đề giáo dục thể lực và trí tuệ con người. Đoạn trích Đi bộ ngao du được trích từ cuốn thứ 5 khi E-min đã khôn lớn, trưởng thành. Với đoạn trích này, tác giả muốn khẳng định đi bộ có ý nghĩa, vai trò vô cùng lớn đối với mỗi chúng ta.

Văn bản Đi bộ ngao du nêu lên vấn đề chính là lợi ích của việc đi bộ. Để làm sáng tỏ luận điểm này, người viết đã đưa ra ba lập luận lớn: Đi bộ đem lại cho chúng ta sự tự do, đi bộ cũng là dịp giúp con người trau dồi tri thức và cuối cùng đi bộ làm cho ta thêm phần khỏe mạnh. Và ở mỗi lập luận này ông đã đưa ra những dẫn chứng hết sức phong phú và thuyết phục.

Theo Ru -xô, việc đi bộ là việc vô cùng thiết yếu với nhiều tác dụng và mang lại lợi ích lớn. Thứ nhất, đi bộ như là một cách để ngao du mà không bị ràng buộc bởi ai hay bất kỳ thứ gì khác. Đi bộ giúp ta tự do hơn trên cuộc hành trình của chính mình, muốn nghỉ ngơi hay dừng chân ở chốn nào cũng được. Khi đi bộ cơ thể sẽ trở nên linh hoạt hơn, không bị giới hạn bởi điều gì cả, có thể quan sát được khắp mọi nơi, nhìn mọi vật một cách toàn diện. Đặc biệt, khi đi bộ giúp con người hưởng thụ mọi điều, được giải trí mọi lúc mà chẳng biết mệt mỏi hay chán nản, mọi nơi đều có những nét thú vị riêng ,một sức hút riêng thôi thúc sự tìm tòi :"Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo sông; một khi rừng ư, tôi đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến thăm quan, một mỏ đá ư, tôi xem xét một khoáng sản.... Em vào nhà một người thợ, em làm việc; em vận động hai cánh tay để cho bàn chân nghỉ ngơi". Đi bộ như một sự rong chơi thoải mái nhất, đầy thú vị và tiện ích nhất, không một môn thể thao nào có thể thay thế được.

Để thuyết phục mọi người rằng nếu ngao du thì nên đi bộ, tác giả đã lập luận bằng ba đoạn văn, mỗi đoạn trình bày một luận điểm: Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn. Đi bộ ngao du là dịp để trau dồi, mở mang tri thức. Đi bộ ngao du làm cho tính tình trở nên vui vẻ.

Tác giả đã dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục bạn đọc về lợi ích của việc đi bộ ngao du. Lập luận của bài văn hết sức chặt chẽ. Tác giả lấy thực tiễn sinh động để chứng minh rằng muốn ngao du cần phải đi bộ. Bài văn còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị nhưng sâu sắc, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.

Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy. Không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta muốn đến một nơi nào đó, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ.

Đi bộ ngao du làm cho con người phát triển toàn diện. Chân đi, mắt nhìn, tai nghe, óc phân tích, nhận xét và trái tim cảm thụ những điều mới lạ, những cảnh đẹp gặp trên đường. Thân thể được rèn luyện, thử thách, sẽ trở nên mạnh mẽ và tâm hồn rộng mở lộng gió bốn phương. Lúc ấy, ta sẽ cảm thấy cuộc đời xung quanh hấp dẫn biết chừng nào, đáng sống biết chừng nào!

Đối với Ru-xô, tự do là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Suốt đời, ông đấu tranh chống lại chế độ phong kiến để đem lại quyền sống tự do cho mọi người.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF