Học 247 mời các em tham khảo tài liệu phân tích nhân vật lão Hạc để hiểu thêm về hình tượng người nông dân trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao. Mong rằng, với tài liệu này các em sẽ gặt hái thêm được nhiều kiến thức mới mẻ và thú vị. Chúc các em có thêm một tài liệu hay.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm Lão Hạc và tác giả Nam Cao
- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: Nhân vật lão Hạc
b. Thân bài
- Khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1943
- Nội dung chính của câu chuyện
- Phân tích nhân vật Lão Hạc (Kết hợp với dẫn chứng để làm rõ những luận điểm dưới đây)
- Lão Hạc là người nông dân lao động nghèo khổ, bất hạnh:
- Lão sống trong tuổi già cô đơn đầy lo nghĩ: một thân một mình, sống nghèo khổ, con trai đi đồn cao su đã lâu chưa về, lo về tương lai cho con, lo cho cuộc sống của chính bản thân…..
- Cuộc sống của lão càng ngày càng túng thiếu chật vật: thời tiết khắc nghiệt, sức khỏe suy yếu, cuộc sống khó khăn……
- Lão sống khốn khổ như vậy mà có người vẫn không hiểu lão: Vợ ông giáo cho rằng lão Hạc sống hà tiện, keo kiệt, còn Binh Tư thì cho rằng lão là đồng minh của hắn…..
- Sống đã khổ, đến chết cái khổ cũng không buông tha lão: Một cái chết đau đớn và vật vã khi lão chọn cách tự tử bằng bả chó….
- Sống trong khổ đau bất hạnh, nhưng Lão Hạc vẫn sáng lên vẻ đẹp của nhân cách
- Lão thương yêu con trai : Nhớ mong và lo cho cuộc sống của con trai, giữ lại mảnh vườn và ít tiền lão để dành để cho con trai cưới vợ hay trang trải cuộc sống sau này,….
- Thương con trai, lão cũng thương con Vàng: con Vàng là người bạn, người cháu đối với lão Hạc, lão Hạc yêu thương và đối xử với con Vàng hết sức thân thương. Với lão Hạc, con Vàng còn là kỉ vật của con trai lão. Vì thế khi bán con vàng đi, lão cảm thấy tự khinh miệt chính bản thân lão…..
- Lão là người nông dân sống lương thiện: Lao động và duy trì sự sống một cách chân chính, sống lương thiện với mọi người…..
- Lão còn là người giàu lòng tự trọng: Không nhận sự giúp đỡ của ông giáo, tự tử để gìn giữ số tiền để dành cho con trai; giữ gìn nhân cách trong sạch giữa cuộc sống, dự trù và lo liệu hậu sự cho bản thân để khỏi phải phiền hà hàng xóm…..
- Lão Hạc là người nông dân lao động nghèo khổ, bất hạnh:
- Nhận xét:
- Qua nhân vật Lão Hạc, Nam Cao đã phơi bày hiện thực về số phận của người nông dân trong xã hội phong kiến đồng thời lên án gay gắt cái xã hộ ấy.
- Bên cạnh đó, nhà văn còn thể hiện sự đồng cảm, xót thương và cả sự trân trọng vẻ đẹp nhân cách sáng trong của người nông dân lương thiện giữa xã hội cũ.
c. Kết bài
- Nhận xét, đánh giá chung về nhân vật lão Hạc.
- Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng và cảm nhận của cá nhân.
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích nhân vật lão Hạc trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao
Gợi ý làm bài
Bài văn mẫu 1
Nam Cao là cây bút viết truyện ngắn xuất sắc của trào lưu Văn học Hiện thực trước cách mạng Tháng Tám. Tên tuổi của ông gắn liền với một số truyện ngắn, trong đó có truyện Lão Hạc. Nam Cao đã tập trung ngòi bút của mình để xây dựng nhân vật lão Hạc - người nông dân bị xã hội xô đẩy vào cuộc sống cùng quẫn, thậm chí phải chết thê thảm, nhưng vẫn giữ được tâm hồn, nhân cách cao đẹp.
Tác phẩm viết 1943 - khi ấy Nam Cao cũng đang phải chịu cảnh sống cùng cực của người dân dới chế độ phong kiến, ông hiểu hơn ai hết những khốn cùng, những cay đắng của người nông dân. Đọc Lão Hạc, ta thấy được bức tranh thu nhỏ của xã hội Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám với sự bần cùng hoá của bao kiếp người. Bằng ngòi bút hiện thực, bằng tài năng miêu tả diễn biến tâm trạng, Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật Lão Hạc.
Cả đời làm lụng vất vả, vợ chồng lão cũng tậu được mảnh vườn, nhưng mảnh vườn ấy cũng không giúp lão lo được hạnh phúc cho con. Đứa con trai duy nhất của lão đã có người yêu - chúng rất mến nhau, nhưng tiền thách cưới quá nặng, mất "cứng đến 200 bạc, Lão không lo được". Tục lệ cưới xin lạc hậu, lão không làm tròn bổn phận của người cha. Nỗi đau ấy luôn dày vò lão.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Nhà văn Kim Lân từng được mời đóng vai lão Hạc. Kim Lân đã nghiền ngẫm kĩ về nhân vật của mình, ông nói: "Lão Hạc không chỉ là một người nghèo, đó là một con người có nhân cách, tự trọng và bất khuất". Chúng ta cũng hoàn toàn đồng ý với Kim Lân. Ta còn thấy rằng những phẩm chất ấy của lão Hạc đã cho ta những suy nghĩ sâu sắc. Cái chết của lão Hạc đã để lại cho chúng ta, cùng với nỗi xót thương vô hạn là nhiều bài học quý. Bài học sâu sắc nhất là trong bất kì thân phận nào, hoàn cảnh nào cũng phải giữ danh hiệu con người cao quý. Giữa người với người phải có trách nhiệm với nhau hơn, phải hiểu biết để đánh giá đúng và cảm thông với người khác hơn, phải tin tưởng hơn ở con người và cuộc đời. Và phải biết căm ghét xã hội bất công, những thế lực độc ác vùi dập, đày đọa những con người như lão Hạc.
Vợ ông giáo từng nói về lão Hạc: "Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ. Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ!". Nhưng thực ra sống làm người, có những điều dù khổ, dù phải tự làm khổ mình cũng phải giữ. Chết cũng giữ! Đó là những điều thuộc vềđạo lí, nhân cách làm người như lão Hạc đã giữ. Vì thế, đã hơn 60 năm (truyện Lão Hạc ra đời năm 1943), lão Hạc vẫn sống cùng chúng ta,sẽ còn sống cùng chúng ta. Và dẫu cho cuộc đời này còn nhiều nỗi đáng buồn nhưng có những con người như lão Hạc thì cuộc đời "chưa hẳn đã đáng buồn".
Trên đây là dàn ý chi tiết, sơ đồ tư duy và bài văn mẫu cho các em tham khảo cho đề tài phân tích nhân vật lão Hạc của Nam Cao. Học 247 mong rằng, từ tài liệu này, các em hiểu hơn một cách sâu sắc và thấm thía về hình tượng người nông dân trong các tác phẩm của Nam Cao và tấm lòng, cách nhìn của Nam Cao dành cho người nông dân lúc bấy giờ.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024208 - Xem thêm