OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phân tích Huyện Trìa xử án - Trích “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”

04/11/2022 934.94 KB 1901 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221104/930572604154_20221104_103456.pdf?r=390
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Học 247 giới thiệu đến các em tài liệu văn mẫu Phân tích Huyện Trìa xử án - Trích “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”. Bên cạnh bài giảng Huyện Trìa xử án, Học 247 còn hệ thống những kiến thức trọng tâm về phơi bày bộ mặt xấu xa thối nát của những kẻ quan lại, chức dịch tham ô, nhũng nhiễu dân chúng và đam mê tửu sắc, những góc khuất đen tối, xấu xa của xã hội với những mặt trái, những điều tiêu cực còn tồn tại chốn cửa quan - nơi mà người ta tìm đến để đòi lại công bằng. Qua đó bộc lộ niềm cảm thông, thương xót cho thân phận của những người dân thấp cổ bé họng cũng như gợi ý cho các em dàn bài chi tiết để các em dựa trên sự hiểu biết, kiến thức đã học có thể tự mình hoàn thành bài viết theo cách nhìn nhận của riêng mỗi cá nhân. Chúc các em có thêm một tài liệu bổ ích.

 

 
 

PHÂN TÍCH HUYỆN TRÌA XỬ ÁN - TRÍCH “NGHÊU, SÒ, ỐC, HẾN”

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn ý chi tiết

  1. Mở bài
  • Giới thiệu Tuồng “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” đặc biệt là phân đoạn “Huyện Trìa xử án”.
  • Nêu khái quát nội dung cần phân tích: “Huyện Trìa xử án” đã làm nổi bật lên giọng điệu mỉa mai, châm biếm đối với những điều xấu xa.
  1. Thân bài
  • Nhân vật huyện Trìa:
  • Các lời thoại nổi bật của nhân vật huyện Trìa:

- “Tri huyện Trìa là mỗ

Nội hạt tiếng khen khen ra

Cầm Đường ngày tháng vào ra

Hoa nguyệt hôm nay thông thả”

- “Hễ đi mỗ cả tiếng run en

Ngồi lại đó tấc lòng buồn bực”

- “Quan ở trên dù cú hay cò

Đồ hành khiển nhiều mâm cũng đặng”

- “Em  phải năng lên hầu quan

Thời ai dám nói vu họa”

=>Từ những lời bàng thoại, đối thọai của Huyện Trì  ta có thể thấy ông ta là một người ham hư vinh ''Chỗ nào nhắm tốt tiền tốt bạc/ Đỗ hành khiến nhiều mâm cũng đặng''. Không chỉ thế huyện Trìa còn là một kẻ tự cao ''Cao tài tật túc/Tiên đắc hữu tiền'' nhưng đồng thời cũng sợ vợ ''Giận mụ huyện hay ghen/ Hễ đi mô cả tiếng run en''.

  • Kết quả xử án:
  • Thị Hến được tha bổng trong khi Trùm Sò không lấy lại được của cải đã mất.
  • Huyện Trìa xử án dựa vào tham mê, dục vọng với Thị Hến còn Trùm Sò chỉ biết than trời trong sự bất lực tuân theo phán quyết.

=> Một kết quả không hề có sự công bằng, liêm chính mà chỉ có ham mê, cảm tính, tự ý quyết định.

  • Tổng kết
  • Về nội dung:
  • Văn bản phơi bày bộ mặt xấu xa thối nát của những kẻ quan lại, chức dịch tham ô, nhũng nhiễu dân chúng và đam mê tửu sắc, những góc khuất đen tối, xấu xa của xã hội với những mặt trái, những điều tiêu cực còn tồn tại chốn cửa quan - nơi mà người ta tìm đến để đòi lại công bằng. Qua đó bộc lộ niềm cảm thông, thương xót cho thân phận của những người dân thấp cổ bé họng.
  • Về nghệ thuật:
  • Thể hiện được những đặc trưng của tuồng: ngôn ngữ, nhân vật, lời thoại, cử chỉ, hành động.
  • Nghệ thuật châm biếm hóm hỉnh.
  • Ngôn từ dễ hiểu, mộc mạc.
  1. Kết bài
  • Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích Huyện Trìa xử án - Trích “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

Nghệ thuật tựa như một dòng sông với những điều thiện lành, khi con người ta đắm mình vào dòng sông ấy luôn có cảm giác bản thân mình được thức tỉnh. Nghệ thuật dạy ta biết yêu, biết ghét, biết trân trọng cái đẹp, biết bài trừ cái ác, biết nuôi dưỡng điều thiện, biết tránh xa điều xấu. Loại hình nghệ thuật nào cũng có sức mạnh kì diệu ấy và nghệ thuật Tuồng cũng vậy. Là một trong những hình thức nhạc kịch phổ biến và được yêu thích tại Việt Nam, Tuồng ngày càng khẳng định được sức ảnh hưởng và hơn hết là khẳng định được giá trị đối với đời sống. Thật thiếu sót khi ta bỏ lỡ vở Tuồng “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” đặc biệt là phân đoạn “Huyện Trìa xử án” đã làm nổi bật lên giọng điệu mỉa mai, châm biếm đối với những điều xấu xa.

Tuồng là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, kết hợp hài hoà điệu nói lối, các điệu hát của tuồng và một số chất liệu nghệ thuật dân gian khác. Tuồng thịnh hành vào thế kỉ XIX, vùng Nam Trung Bộ. Được xem là một hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng, kịch bản tuồng tập trung thể hiện hành động, dẫn dắt xung đột qua ngôn ngữ của nhân vật. Tuỳ theo đề tài, nội dung, phạm vi lưu diễn, quy cách dàn dựng, tuồng được phân thành hai loại chính: tuồng pho và tuồng đồ. Tuồng đồ thiên về hài hước châm biếm, ngôn ngữ mộc mạc, bình dân; lối diễn tự do, ít khoa trương cách điệu, gần gũi với cuộc sống thường ngày và gần với kịch nói. Các vở tuổng đồ tiêu biểu như Trương Đồ Nhục; Trương Ngáo,…và “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” là một điển hình. Nghêu, Sò, Ốc, Hến là vở tuồng đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, đậm chất dân gian, tiêu biểu cho tuồng đồ.

Vở Tuồng là một chuỗi những sự việc dở khóc dở cười khi Trần Ốc, một gã kẻ trộm, nhờ thầy bói là Lữ Ngao gieo quẻ chỉ hướng vào ăn trộm nhà Trùm Sò – một trọc phú trong vùng. Ốc đem của trộm được bán cho Thị Hến, một gái goá trẻ đẹp, ma mãnh. Trùm Sò báo với lí trưởng, thuê phù thuỷ dùng bùa phép tìm kẻ gian. Một tên gia định của Thị Hến, vì bất bình với cách đối xử cay nghiệt của Thị Hến, đã có lời nói hớ hênh, khiến tang vật do Ốc lấy cắp từ nhà Trùm Sò bị phát giác. Lí Hà giam giữ Thị Hến cùng tang vật. Đề Hầu xuất hiện, thấy Thị Hến xinh đẹp, có ý bênh vực thị. Sau đó, cả bọn bị giải lên huyện để quan xét xử. Thị Hến làm cho cả quan huyện lẫn Đề Hầu mê mệt nhan sắc của mình. Thị được tha bổng, Trùm Sò không lấy lại được tài sản mất cáp. Kết thúc vở tuồng là màn kịch khôi hài do Thị Hến bày ra, lần lượt đưa Thầy Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hầu vào tròng, lật tẩy bản chất của gã thầy tu và thầy trò hai tên chức dịch mê gái.

Phân đoạn “Huyện Trìa xử án” sáng lên với những câu chuyện trong đời sống thường nhật của nhân dân, tinh thần phê phán những thói hư tật cấu trong xã hội phong kiến thời xưa, đặc biệt là sự bất công trong vấn đề xử án của quan lại.

Ngay từ những câu thoại đầu tiên đã mang đến cho ta cái cảm giác ngập ngụa sự tự mãn của quan huyện “Nội hạt tiếng khen khen ta”. Một loạt những ghi danh của Huyện Trìa dài như tấu sớ để muốn tỏ ý khoe khoang tự cao tự đại. Những tưởng chỉ để “khoe khéo” bản thân Huyện Trìa đã ranh ma đến độ bật mí luôn cơ hội thắng kiện. Mục đích xử kiện của Huyện Trìa qua lời danh xưng chính xác là xử kiện chỉ vì muốn được nhiều tiền của, những ai đút lót càng nhiều càng được quan xử thắng. Khi xưa dân gian từng có câu nói bất hủ, đi vào biết bao vở hài kịch: “Tốt khoe, xấu che” đằng này có lẽ Huyện Trìa cũng đã khoe được hết những gì của bản thân kể cả những tật xấu cũng lỡ làng trưng ra:

“Cao tài tật túc”

“Tiên đắc hữu tiền”

Gây ấn tượng bằng cách dùng tên các con vật để đặt tên cho các nhân vật trong tác phẩm văn học sẽ giúp mang đến những điều mới lạ, hấp dẫn cho người đọc và đậm chất văn học dân gian. Sau những lời tự mãn cha chẳng mấy tốt đẹp của quan huyện, hội đồng loã của quan cũng đã lên tiếng:

    ---(Để xem tiếp nội dung của Bài văn mẫu số 1 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Tác phẩm là câu chuyện trong đời sống thường nhật của nhân dân, phê phán những thói hư tật cấu trong xã hội phong kiến thời xưa, đặc biệt là sự bất công trong vấn đề xử án của quan lại. Trong đó cảm hứng chủ đạo là cuộc sống con người trong xã hội cũ. M.Gorki từng nói: “Văn học là nhân học” mỗi tác phẩm văn học nghệ thuật đều mang giá trị nhận đạo sâu sắc. “Thương người như thể thương thân…”, với tấm lòng nhân ái được tổ tiên truyền dạy từ ngàn năm trước, ngoài nội dung thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình… nghệ thuật dân gian Việt Nam còn bộc lộ niềm đồng cảm sâu sắc với số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội phong kiến. Đoạn trích “Huyện Trìa xử án” là một vở tuồng mang tính châm biếm, mỉa mai xã hội bất công với người dân, một xã hội đầy rẫy những nhuốc nhơ ô hợp.

Các vở tuồng đồ thường được xây dựng dựa trên một câu chuyện hay một tình huống, hành động, sự việc nào đó, thường có sẵn trong kho tàng truyện dân gian, gọi là “tích truyện”. Từ tích truyện này, các tác giả kịch bản viết thành kịch bản tuồng ở dưới dạng truyền miệng. Khi trình diễn, nghệ nhân trong các gánh tuồng có thể cải biên ít nhiều cho phù hợp với điều kiện diễn xuất, đối tượng người xem. Kết hợp với lời thoại nhịp nhàng, giàu thanh sắc như văn vần và thơ những vở Tuồng luôn đem lại cho ta nhiều cung bậc cảm xúc. Là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian tiêu biểu và đặc sắc tuồng nói chung trong đó đoạn trích “Huyện Trìa xử án” đã thực sự đem lại cho ta những giá trị tinh thần cao cả. Giúp ta nhận thức cái tốt, cái xấu, biết cảm thông với người thiệt thòi, biết lên án kẻ xấu.

Cất lên từ tiếng nói của những người nông dân, nghệ thuật dân gian luôn gần gũi, dễ nghe, dễ hiểu, dễ đồng cảm. Đoạn trích “Huyện Trìa xử án” thực sự đã lắng đọng cái thần cốt trong lòng khán giả, gieo vào tâm hồn con người những hạt giống tốt đẹp. Như thể một dòng sông của những điều thiện lương, tác phẩm đã cho ta được đắm mình trong những giá trị nhân đạo sâu sắc, nuôi dưỡng tâm hồn ta luôn hướng về chân-thiện-mĩ.

Vừa rồi, Học247 đã giới thiệu đến các em sơ đồ tư duy, dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Huyện Trìa xử án - Trích “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”. Mong rằng, với tài liệu này, các em sẽ nắm được những nội dung chính của tác phẩm, ôn tập và củng cố, mở rộng những kiến thức đã học. Chúc các em có thêm tài liệu hay để tham khảo.

Bên cạnh đó, các em có thể xem thêm Bài giảng Huyện Trìa xử án và hướng dẫn Soạn bài Huyện Trìa xử án để nắm vững hơn kiến thức về loại thể văn học. Hơn nữa, với tài liệu trên, Học247 mong rằng các em sẽ có thêm một tài liệu hay hỗ trợ tốt các em trong quá trình học tập và mở rộng kiến thức. 

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF