OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Phân tích Dục Thúy Sơn - Nguyễn Trãi

04/11/2022 912.73 KB 984 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221104/217793275999_20221104_161526.pdf?r=5707
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Học 247 giới thiệu đến các em tài liệu văn mẫu Phân tích Dục Thúy Sơn – Nguyễn Trãi. Bên cạnh bài giảng Dục Thúy Sơn, Học 247 còn hệ thống những kiến thức trọng tâm về khung cảnh núi Dục Thúy, một vẻ đẹp hùng vĩ và nó không chỉ để lại cho người đọc những cảm xúc sâu sắc về khung cảnh ấy mà người đọc còn cảm nhận được một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Trãi cũng như gợi ý cho các em dàn bài chi tiết để các em dựa trên sự hiểu biết, kiến thức đã học có thể tự mình hoàn thành bài viết theo cách nhìn nhận của riêng mỗi cá nhân. Chúc các em có thêm một tài liệu bổ ích.

 

 
 

PHÂN TÍCH DỤC THÚY SƠN – NGUYỄN TRÃI

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn ý chi tiết

  1. Mở bài
  • Giới thiệu tác phẩm “Dục Thúy sơn” và tác giả Nguyễn Trãi.
  • Nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
  1. Thân bài
  • Vẻ đẹp của núi Dục Thúy:
  • Toàn cảnh:
  • Dáng núi được tả giống như đóa hoa sen nổi trên mặt nước.
  • Bóng của tòa tháp trên núi khi soi xuống mặt nước thì nhìn như chiếc trâm ngọc xanh đẹp.
  • Hình ảnh ngọn núi phản chiếu dưới mặt nước như cô gái đang soi mái tóc dài mềm nhẹ của mình qua sự phản chiếu của ánh sáng.

=> Vẻ đẹp của núi Dục Thúy hiện lên chiếc mắt người đọc với một vẻ đẹp hoàn hảo, đầy sự thơ mộng và dịu nhẹ.

  • Cận cảnh:
  • Dáng núi được ví như đóa hoa sen.
  • Bóng tòa tháp trên núi như chiếc trâm ngọc khi soi xuống mặt nước.
  • Ngọn núi phản chiếu qua sóng nước thì giống như soi mái tóc biếc.
  • Nỗi niềm của Nguyễn Trãi:
  • Hai câu kết biểu lộ một nỗi cảm hoài man mác. Nhiều bài thơ của ức Trai đều có cấu tứ cảm xúc tương tự. Nhà thơ trực tiếp thổ lộ tình cảm:

“Dẽ cố ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khấp đòi phương”

  • Gần một thế kỉ sau lên chơi núi Dục Thúy, khi người xưa đã khuất từ lâu rồi, đọc bia tháp Linh Tế, nhà thơ xúc động nhìn nét chữ khắc đã mờ dưới làn rêu. 
  • Nhà thơ xúc động bày tỏ tình cảm với nhà thơ Trương Hán Siêu của đời Trần. Ông là bậc danh sĩ cao khiết, nhà thơ lỗi lạc. Tên tuổi ông gắn liền với Dục Thúy Sơn, với những bài kí rất nổi tiếng. Ông đã được thờ ở Văn Miếu, Thăng Long. Thiếu bảo là danh vị cao quý vua Trần ban cho ông. Ức Trai không gọi tên mà chỉ nhắc đến họ, đến danh vị Trương Hán Siêu là một cách xưng hô đầy trọng vọng, cung kính. 
  • Nỗi niềm mà Nguyễn Trãi muốn bày tỏ là nỗi niềm về một tấm lòng "Uống nước nhớ nguồn”, nhìn cảnh thiên nhiên gợi nhớ về nhà thơ từng lỗi lạc một thời mà nay có còn đâu.
  • Tổng kết:
  • Về nội dung: Bài thơ Dục Thúy sơn đã nói về khung cảnh núi Dục Thúy, một vẻ đẹp hùng vĩ và nó không chỉ để lại cho người đọc những cảm xúc sâu sắc về khung cảnh ấy mà người đọc còn cảm nhận được một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Trãi.
  • Về nghệ thuật:
  • Sử dụng thể thơ ngũ luật linh hoạt
  • Hình tượng thơ mĩ lệ, cảnh sắc đượm vẻ thần tiên. 
  • Biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, phép đối giàu nghệ thuật
  1. Kết bài
  • Khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích Dục Thúy Sơn – Nguyễn Trãi

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

Văn học trung đại, một thời đã xa, khoảng thời gian mà những tâm hồn của văn chương và thế sự đất nước được đồng điệu qua tài năng và cảm xúc bất tận của những bậc hiền tài thánh nhân. Ta nghe đâu đây dư âm của hậu thế : 

“Rồng ẩn Lam Sơn lúc đợi thời

Trong tay thế sự rõ mười mươi

Xoay đời trời sáng sinh vua giỏi

Gặp bạn hùm thiêng nổi gió tài

 Hận nước nghìn năm vừa rửa sạch

Hòm vàng muôn thuở chắc không phai

Giang sơn đổi mới từ đây nhỉ

Thử đếm anh hùng được mấy ai ?”

Lời của hậu nhân sau này cũng đã phần nào thể hiện được con người và lí tưởng nhân nghĩa cao đẹp ngất trời của một bậc thánh nhân – Nguyễn Trãi. Và ông được ví như một ngôi sao khuê toả sáng chói loà trên bầu trời nghệ thuật , không chỉ thể hiện được những hiểu biết sâu rộng trên từng trang viết mà đặc biệt hơn hết là cái tinh thần, cái tình yêu thiên nhiên đất Việt đã làm nên tên tuổi của ông. Là một người từng trải, đã nếm hết bao hương vị của đất trời, bên trong là một tâm hồn yêu thiên nhiên hết sức da diết, với lối văn phong đầy chất trữ tình và hồn thơ lãng mạn nhưng không yểu điệu, từng cảnh đẹp được Nguyễn Trãi chuốt qua lời thơ của mình như được mặc một lớp áo hoa mĩ diệu kì nhưng không đánh mất đi cái chất thực của chính nó. Chắc hẳn ai cũng từng nghe qua Núi Dục Thuý, một kì quan danh thắng ngự toạ tại vùng đất Ninh Bình đậm chất văn hoá xứ sở, nay qua lối thơ của Nguyễn Trãi trong bài Dục Thuý Sơn, người đọc như được chìm vào chốn tiên cảnh trăm năm hiếm thấy, để từ đó hiểu rõ hơn về nỗi hoài cảm của chính con người đầy cảm hứng thế sự này. 

                     Núi Dục Thuý, một trong những quần thể danh thắng hết sức nổi tiếng của vùng đất Ninh Bình, được Nguyễn Trãi viết trong tập thơ chữ Hán Ức Trai Thi Tập vô cùng nổi tiếng của ông , với cái tên vừa nghe đã hết sức thơ mộng – Dục Thuý Sơn. Vừa nghe tên người đọc mặc dù chưa từng đặt chân đến tham quan nhưng cũng có thể hiểu được phần nào nét thơ mộng và trữ tình của vùng đất núi non nước biếc này. Trước đây vùng núi này có tên là Sơn Thuý, nhưng sau này nó đã trở thành người bạn tri kỉ của Trương Hán Siêu và được ông đặt là núi Dục Thuý, mang một ý nghĩa nên thơ và thuần khiết, nơi đó bao trùm bởi một màu xanh biếc của thiên nhiên đất trời khiến ta ngỡ là chốn bồng lai tiên cảnh. 

                    ---(Để xem tiếp nội dung của Bài văn mẫu số 1 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trương Hán Siêu có hàng loạt tác phẩm về núi Dục Thuý, đó cũng là tình yêu thiên nhiên cao cả và da diết của bậc thánh nhân này, nhưng đâu đó ta cảm nhận được đó là sự ngưỡng mộ và thích thú của một con người khi đứng trước một ngọn tháp khổng lồ và to lớn, là sự tự hào về danh thăng kì vĩ của mảnh đất quê hương đất tổ, hay nói cách khác ông đã miêu tả ngọn tháp theo góc nhìn khác hoàn toàn đối với Nguyễn Trãi, cũng là điều làm cho Dục Thuý Sơn của Nguyễn Trãi có những nét riêng mặc dù ông đang dẫm trên cái mảnh đất đề tài của nhiều bậc đi trước. Đến với thơ cả Nguyễn Trãi, không chỉ là miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ tráng lệ của một ngọn tháp, mà thêm vào đó là nét trữ tình khi ông ví toà tháp như hình ảnh một thiếu nữ soi bóng xuống mặt biển. Hình ảnh ngọn tháp trong Dục Thuý Sơn của Nguyễn Trãi vừa có những nét đẹp theo hướng đã có từ trước, nhưng với một cách biến tấu mới như vậy đã bộc lộ được cá tính sáng tạo và nét riêng biệt không nhầm lẫn của ông, không chỉ ở bài thơ này mà còn ở những tác phẩm khác ông cũng nhìn qua lăng kính như vậy. Cảnh vật ở Dục Thuý không chỉ đơn thuần là cảnh vật mà còn khắc hoạ nên hình ảnh của con người, trung tâm của vũ trụ. Bóng tháp như cây trâm màu ngọc bích đang cài lên mái tóc xanh của người thiếu nữ tuổi trăng tròn, ta cảm nhận được sự đa tình, lãng mạn, trẻ trung trong hồn thơ của Nguyễn Trãi. Qua đó ta cảm nhận được nét đẹp trong tâm hồn của Nguyễn Trãi là vẻ đẹp của một tâm hồn thơ mộng, tài hoa khi đã thành công miêu tả núi Dục Thuý là một thắng cảnh đẹp kì lạ trên mảnh đất Việt.

                  Với hai câu kết, bất chợt cảm hứng thiên nhiên của tác giả bị ngắt quãng, thay vào đó là cảm hứng cảm hoài của ông. Tạm ngưng thả hồn theo vẻ đẹp ngây ngất đắm say của cảnh vật ngỡ như chốn thiên bồng, ông quay về thực tại và bày tỏ những niềm thương cảm của mình với một bậc thánh nhân đời trước:

“Hữu hoài Trương Thiếu Bảo

Bi khắc tiển hoa ban”

(Chạnh nhớ Trương Thiếu Bảo

Bia đá khắc thơ văn của ông nay đã lốm đốm rêu)

Tác giả sử dụng từ “Hữu hoài” mang nét nghĩa là nhớ về những điều xưa cũ, cụ thể ở đây ông đang nhắc đến Trương Hán Siêu. Ta thấy cảm xúc của nhà thơ đượm buồn pha chút nuối tiếc khi nhìn thấy bia khắc của Trương Thiếu Bảo nay đã lốm đốm rêu phong, bào mòn theo thời gian. Đó là cảm hứng hoài cổ của tác giả, nhưng cảm hứng này của Nguyễn Trãi cũng khá cảm hứng của những người khác, đó là mang nặng sự hữu hạn của thời gian. Cảnh vật vẫn còn đây, núi Dục Thuý nơi lưu giữ bút tích vẫn hiện hữu, vậy mà Trương Thiếu Bảo lại biến mất. Ông đã khái quát lên một quan niệm rằng những thực thể vô tri vô giác thì luôn tồn tại vĩnh cửu, còn những thứ biết yêu, có cảm xúc như con người thì phải theo quy luật Sinh Lão Bệnh Tử của thời gian, không thể tránh khỏi, đau buồn thay đáng tiếc thay. Đất nước trải qua bao nhiêu biến cố, biết bao triều đại từng hưng vong suy thịnh, mọi thứ diễn ra quá đỗi tàn nhẫn và nhanh như bụi trần thoáng qua. Từ những lối suy nghĩ như vậy đã làm cho tư tưởng của Nguyễn Trãi mang giá trị nhân bản sâu sắc và vô cùng ý nghĩa đối với hiện tại và hậu thế sau này. Nhiều bài thơ của Nguyễn Trãi cũng có cảm xúc như vậy :

“Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

(Cảnh ngày hè)

Ông bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình. Trương Hán Siêu là một bậc kì tài đời nhà Trần, ông gắn liền với hàng loạt bài thơ, bài kí ở mảnh đất Dục Thuý này. Đó chính là tấm lòng “Uống nước nhớ nguồn” mà bất kì con cháu nào sau này cũng phải ghi nhớ và noi gương theo. 

Dục Thuý Sơn là một bài thơ tả cảnh ngụ tình vô cùng đặc sắc của Nguyễn Trãi, được viết bằng thể thơ Ngũ ngôn bát cú đậm chất Đường luật. Những hình ảnh của cảnh đẹp được ông so sánh với cảnh tiên, với sự thơ mông và trong thẻo thuần khiết tạo nên chất thơ ngọt ngào và lãng mạn . Tác giả sử dụng điêu luyện những biện pháp tu từ một cách thấm nhuần và vô cùng hiệu quả, làm nổi bật và nâng tầm hình ảnh. 

     Nguyễn Trãi, một tác gia lớn của dân tộc, qua bài thơ Dục Thuý Sơn, người đọc không chỉ cảm nhận được những vẻ đẹp của chốn bồng lai nơi trần thế mà còn cảm nhận được chất tình người thấm đẫm trong giọng thơ của ông. Bên cạnh đó những tư tưởng mang giá trị nhân bản cho đến mãi sau này được ông thể hiện một cách tinh tế và đậm tính tài hoa. Ngắm nhìn thiên nhiên mang nét đẹp vĩnh hằng nhưng vẫn không quên trong mình một tình yêu quê hương đất nước, lo lắng cho thế sự.

Vừa rồi, Học247 đã giới thiệu đến các em sơ đồ tư duy, dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Dục Thúy Sơn – Nguyễn Trãi. Mong rằng, với tài liệu này, các em sẽ nắm được những nội dung chính của tác phẩm, ôn tập và củng cố, mở rộng những kiến thức đã học. Chúc các em có thêm tài liệu hay để tham khảo.

Bên cạnh đó, các em có thể xem thêm Bài giảng Dục Thúy Sơn và hướng dẫn Soạn bài Dục Thúy Sơn để nắm vững hơn kiến thức về loại thể văn học. Hơn nữa, với tài liệu trên, Học247 mong rằng các em sẽ có thêm một tài liệu hay hỗ trợ tốt các em trong quá trình học tập và mở rộng kiến thức. 

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF