OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

Phân tích bài thơ Tự tình II của tác giả Hồ Xuân Hương

16/09/2017 886.24 KB 27227 lượt xem 188 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20170916/515465578805_20170916_095145.pdf?r=641
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em củng cố kiến thức đã học, ôn tập và nắm vững hơn nội dung và nghệ thuật bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương trong chương trình Ngữ văn 11, Học247 mời các em tham khảo tài liệu phân tích bài thơ Tự tình II dưới đây. Chúc các em ôn tập tốt và có thêm tài liệu hay về bài thơ Tự tình.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ "Tự tình"
  • Dẫn dẳt vào vấn đề cần phân tích

b. Thân bài

  • Khái quát chung:
    • Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật
    • Nội dung: Bài thơ thể hiện nỗi buồn và tâm sự của nhà thơ về số phận lẻ loi của mình và niềm khát khao được hạnh phúc, được yêu thương.
  • Phân tích bài thơ:
    • Hai câu đề:
      • Hoàn cảnh: giữa đêm khuya, thao thức, nghe tiếng trống dồn dập sang canh
      • Nội dung: cô độc giữa cuộc đời.
      • Nghệ thuật sử dụng: từ ngữ mạnh → nghe thật thấm thía
    • Hai câu thực:
      • Nói lên suy nghĩ của nhà thơ:
      • Buồn, uống chén rượu để quên nhưng càng uống càng tỉnh, tỉnh lại càng buồn hơn.
      • Nhìn trăng thấy trăng đã xế bóng mà lại chưa tròn. Vầng trăng như là thân phận của nhà thơ.
      • Khuyết chưa tròn: dang dở, thất vọng, thương tiếc
    • Hai câu luận:
      • Mở rộng tầm nhìn: những đám rêu trên mặt đất, mấy hòn đá phía chân trời. → Những hình ảnh rất thực, ước lệ.
      • Cái nhìn khoẻ khoắn. Có một sự phản kháng, sự vươn lên để khẳng định chỗ đứng của mình.
    • Hai câu kết:
      • Từ thiên nhiên xung quanh, nhìn lại bản thân mình, cảm thấy ngán ngẫm nỗi, một nỗi buồn cho mình, …..
      • Thời gian cứ trôi qua xuân đi xuân lại lại, một sự tuần hoàn liên tục nghe mà ngán ngẩm cho duyên phận của mình. Tuổi xuân trôi qua mà lại không có tình duyên trọn vẹn
      • Sự chia sẻ ít ỏi
      • Một nỗi buồn chán và thất vọng.

c. Kết bài

  • Nêu nhận xét, đánh giá
  • Mở rộng vấn đề (Suy ngẫm và liên tưởng của cá nhân)

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích bài thơ Tự tình II của tác giả Hồ Xuân Hương

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1:

Hồ Xuân Hương là nữ sĩ tài ba ở nước ta vào cuối thế kỉ XVIII — đầu thế kỉ XIX. Ngoài tập "Lưu Hương kí" bà còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm, phần lớn là thơ đa nghĩa, vừa có nghĩa thanh vừa có nghĩa tục. Một số bài thơ trữ tình đằm thắm, thiết tha, buồn tủi... thể hiện sâu sắc thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, với bao khao khát sống và hạnh phúc tình duyên. Chùm thơ "Tự tình" phản ánh tâm tư tình cảm của Hồ Xuân Hương, của một người phụ nữ lỡ thì quá lứa, duyên phận hẩm hiu,... Bài thơi này là bài thứ hai trong chùm thơ “Tự tình" ba bài.

Thi sĩ Xuân Diệu trong bài "Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm" đã viết: "Bộ ba bài thơ trữ tình này cùng với bài "Khóc vua Quang Trung" của công chúa Ngọc Hân làm một khóm riêng biệt, làm tiếng lòng chân thật của người đàn bà tự nói về tình cảm bản thân của đời mình trong văn học cổ điển Việt Nam..." Ông lại nhận xét thêm về đỉệu thơ, giọng thơ: "...trong bộ ba bài thơ tâm tình này, bên cạnh bài thơ vẩn "ênh hẻ nênh và bài thơ vần "om" oán hận, thì bài thơ vần "on" này mong đợi, chon von".

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con”

Thiên nhiên thuận theo đất trời, xuân đi rồi xuân lại tới, nhưng con người lại khác, với người phụ nữ tuổi xuân trôi đi nhưng chẳng bao giờ quay lại thêm một lần nào nữa. Lại càng đáng buồn hơn cho nhưng số phận hẩm hưu, chờ mong cả tuổi xuân, chờ có một niềm hạnh phúc trọng vẹn nhưng nào đâu có được. Trước sự lẻ loi, chán chường mà Hồ Xuân Hương đã sử dụng “ngán” phần nào nói lên được nỗi lòng của thi sĩ bây giờ. Mảnh tình đã bé lại còn phải san sẻ, chia nhỏ ra. Không được hưởng một tình yêu một hạnh phúc trọn vẹn, tới khi tìm đến với hạnh phúc lại phải san sẻ, thật quả là đáng thương. Qua đây cũng ngầm ẩn ý về những số phận của người phụ nữ, chịu cảnh thê thiếp, dưới chế độ cũ không được coi trọng và không có quyền lên tiếng.

Tự tình là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách cũng như tư tưởng của Hồ Xuân Hương đặc biệt là những vấn đề xoay quanh người phụ nữ. Qua đây chúng ta cũng thấy được một Hồ Xuân Hương vừa yếu mềm nhưng cũng thật ngang tàng mạnh mẽ khi dám bộc lộ những suy nghĩ của chính mình.

Trên đây là bài văn mẫu, sơ đồ tư duy và dàn ý chi tiết Phân tích bài thơ Tự tình trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Mong rằng, tài liệu trên sẽ giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức bài học một cách thuận lợi và hiệu quả. Chúc các em có thêm tài liệu hay và những kiến thức thú vị từ tài liệu!

Và để củng cố kiến thức đã học về bài thơ, các em có thể ôn tập với những hướng dẫn soạn bài Tự tìnhbài giảng Tự tình. Ngoài ra, các em có thể tìm hiểu kĩ hơn về nội dung bài học với đề tài hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Tự tình. Mong các em hiểu hơn về hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa và nỗi lòng của Hồ Xuân Hương qua bài thơ.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF