Nhằm giúp các em hiểu hơn về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ qua bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Tự tình II. Mong rằng, với tài liệu này, các em sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về thân phận, nỗi khổ và khao khát của người phụ nữ trong xã hội cũ. Chúc các em có thêm tài liệu tham khảo hay.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ Tự Tình II
- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam
b. Thân bài
- Những nét khái quát:
- Xuất xứ bài thơ: nằm trong chùm thơ “Tự tình” gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương
- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật
- Chủ đề: Nỗi lòng của tác giả trước duyên phận hẩm hiu
- Cảm nhận: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Tự Tình II
- Tình cảnh đầy xót xa, bẽ bàng, cay đắng:
- Đêm khuya đối diện với không gian vắng lặng, tĩnh mịch à cảm thức về sự cô đơn
- Ý thức rõ về thân phận, sự rẻ rúng, mỉa mai cho thân phận của chính mình: “Trơ cái hồng nhan với nước non”
- Nhận thức rõ về bản thân, bước đi của thời gian và cuộc đời: say – tỉnh, khuyết – tròn….
- thân phận hẩm hiu, thân phận của người khách hồng nhan bạc mệnh
- Ý thức về hạnh phúc, tình duyên
- Sự phản kháng trước số phận hẩm hiu, tình duyên dang dở: “xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
- Xót xa và tiếc nuối, ngao ngán trước số phận, tình duyên và thực tại: “Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con”
- sự phản kháng, muốn bứt tung khỏi xiềng xích của xã hội phong kiến, nhưng không thể. Không thoát khỏi được, người phụ nữ đành chấp nhận thực tại với một nỗi niềm ngao ngán.
- Nhận xét:
- Người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa đã mang biết bao tủi cực và cay đắng bởi những lễ giáo khắt khe. Nhưng có lẽ bao nhiêu đó chưa đủ, hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Tự tình làm day dứt trái tim bạn đọc hơn khi mà chính họ ý thức được số phận, nỗi khó khăn, gian khổ, nỗi khổ đầy ngang trái của họ.
- Không chỉ ý thức về thân phận bẽ bàng, cô độc, tình duyên lận đận, hạnh phúc mong manh. Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ còn có cả sự phản kháng – một sự phản kháng táo bạo và đầy khát khao, mạnh mẽ và sâu sắc dù cho hoàn cảnh bắt buộc họ phải chấp nhận sự thật.
- Tình cảnh đầy xót xa, bẽ bàng, cay đắng:
c. Kết bài
- Nêu nhận xét đánh giá chung về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương
- Mở rộng vấn đề (bằng suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân)
Bài văn mẫu
Đề bài: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương
Gợi ý làm bài
Trong nền văn học Trung đại Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ trong thơ văn ít được nhắc đến, nếu có chỉ xuất hiện thoáng qua trong một số tác phẩm. Thế nhưng vào cuối thế kỉ XVIII, có một người phụ nữ đã xuất hiện, đưa hình ảnh người phụ nữ lên một tầm cao mới, họ không chỉ là những người phụ nữ thấp cổ bé họng, bị chà đạp, khinh rẻ mà họ đã trở nên mạnh mẽ, dám chống lại cái xã hội phong kiến, đạp tung mọi lễ giáo kìm hãm những người phụ nữ, dám ngẩng cao đầu mà nói: Không chồng mà chửa mới ngoan - Có chồng mà chửa thế gian thường tình.
Người phụ nữ đó chính là Hồ Xuân Hương, người được Xuân Diệu mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Là người phụ nữ viết về thân phận những người phụ nữ, Hồ Xuân Hương thấu hiểu nỗi đau của họ hơn ai hết. Thơ bà là tiếng nói đồng cảm, xót xa cho thân phận của những người phụ nữ có nhan sắc nhưng số phận lại đầy bất hạnh, hẩm hiu, và luôn bị chà đạp. Một số bài thơ của bà đậm chất trữ tình đằm thắm, xen lẫn ít nhiều cảm xúc tha thiết, buồn tủi... thể hiện một cách sâu sắc thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa với biết bao nỗi niềm khát khao được sống hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa. Chùm thơ Tự tình gồm ba bài là một phản ánh sâu sắc tâm tư tình cảm của nhà thơ, một người phụ nữ duyên phận hẩm hiu quá lứa lỡ thì. Hay nhất trong chùm thơ này là bài thứ hai.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Trong câu cuối cùng của bài thơ này, từng chữ đều thoáng ý ngậm ngùi ấm ức, tình chỉ có một mảnh vì phải chia đâu được tròn đầy nguyên vẹn, khác chi ánh trăng khuyết trên bầu trời. San sẻ nhưng chỉ được một tí con con, lời thơ tưởng như một lời bỡn cợt, tưởng như tiếng cười ngạo nghễ của bà nhưng sao thấy chua xót. Đã con con là nhỏ rồi mà còn tí nữa thì cực nhỏ. Vì phải chịu cảnh tình cảm bị chia sẻ nên đã có lần bà đã phải cất tiếng chửi:
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lanh lùng
Tự tình II là bài thơ là lời tự than thân, nói ra từ đáy lòng của một người phụ nữ quá lứa lỡ thì, mượn rượu, nhìn trăng để quên đi cái thực tại cô đơn. Nhưng Nguyễn Du từng nói cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ bởi vậy rượu và trăng càng làm cho người phụ nữ thêm buồn tủi với duyên phận hẩm hiu của mình. Càng buồn tủi càng khao khát có được hạnh phúc trọn vẹn. Dù vậy nổi bật lên trong bài thơ là sức sống mãnh liệt và một tấm lòng yêu cuộc sống thật thiết tha.
Vừa rồi, Học 247 vừa gợi ý cho các em tham khảo bài văn mẫu, sơ đồ tư duy và dàn ý chi tiết cho đề tài hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương. Mong rằng, tài liệu trên sẽ giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức về bài học Tự tình tốt hơn. Chúc các em gặt hái được nhiều kiến thức thú vị từ tài liệu.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tự tình và phần soạn bài Tự tình để ôn tập vả củng cố kiến thức đã học được chu đáo hơn. Hơn nữa, để hiểu sâu sắc hơn về bài học, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu phân tích bài thơ Tự tình. Mong các em có thêm thật nhiều kiến thức hay và thú vị từ những tài liệu trên.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024122 - Xem thêm