OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

Phân tích bài Quê hương của Tế Hanh

15/03/2018 535.01 KB 7725 lượt xem 20 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180315/3103163387_20180315_124310.pdf?r=2185
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em có thêm tài liệu văn mẫu hay để tham khảo, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu phân tích bài Quê hương của Tế Hanh dưới đây. Hi vọng, tài liệu này sẽ hỗ trợ các em học tốt hơn bài học Quê hương trong chương trình Ngữ văn 8.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Phân tích bài Quê hương của Tế Hanh

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu nhà thơ Tế Hanh và bài thơ Quê hương 
  • Dẫn dắt vào vấn đề

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Thể loại:
    • Bố cục:
  • Nội dung cần làm rõ
    • Tình yêu quê hương được thể hiện qua niềm tự hào khi giới thiệu về quê hương
      • Lời giới thiệu giản dị, mang nét riêng của người miền biển: lấy thời gian để đo chiều dài của không gian.
      • Lời thơ tha thiết, bồi hồi, chan chứa niềm tự hào về quê hương.
    • Tình yêu quê hương còn được thể hiện trong nỗi nhớ sinh hoạt, cảnh lao động của người dân chài lưới.
      • Cảnh dân "chai tráng bơi thuyền đi đánh cá" trong "sớm mai hồng". Đây vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.
      • Cảnh dân làng đón đoàn thuyền đánh cá trở về. Một bức tranh náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống, toát ra từ không khí ồn ào, tấp lập, đông vui từ những chiếc ghe đầy cá tươi ngon, sự cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên bể lặng để đoàn thuyền trở về bình yên.
      • Miêu tả người dân chài và con thuyền nằm nghỉ trên bến sau chuyến ra khơi.
      • Các biện pháp nghệ thuật, sự sáng tạo độc đáo của tác giả, hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn với tầm vóc phi thường. Qua đó thể hiện tâm hồn tinh tế, tài hoa và tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của Tế Hanh.
    • Tình yêu được thể hiện trong nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương của người con khi xa cách:
      • Nỗi nhớ chân thành, tha thiết nên lời thơ giản dị, cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá".
      • Hương vị lao động làng chài chính là hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương. Nhà thơ đã cảm nhận được chất thơ trong cuộc sống lao động hằng ngày của người dân nên hình ảnh thơ tươi sáng, khỏe khoắn, mang hơi thở nồng ấm của lao động, của sự sống.
      • Tế Hanh đã sáng tạo được nhiều hình ảnh thơ chân thực nhưng cũng rất đẹp và bay bổng lãng mạn. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào những sự vật gần gũi, giản dị khiến cho các sự vật mang một vẻ đẹp, một tầm vóc bất ngờ. Từ đó tình yêu quê hương của Tế Hanh càng trở nên tha thiết, sâu nặng hơn.
  • Nhận xét
    • Đây là tình cảm thiết tha gắn bó của tác giả với quê hương, một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương đất nước.
    • Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, cảm xúc được dồn nén nỗi nhớ quê hương.

c. Kết bài

  • Nhận xét, đánh giá chung về bài thơ
  • Mở rộng vấn đề bằng những cảm nhận, liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích bài Quê hương của Tế Hanh

Gợi ý làm bài

Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng.

Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình  yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.

Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ phối hợp cả hai kiểu gieo vần liên tiếp và vần ôm đã phần nào thể hiện được nhịp sống hối hả của một làng chài ven biển:

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Tôi  dang tay ôm nước vào lòng

Sông mở nước ôm tôi vào dạ

Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả

Kẻ sớm hôm chài lưới ven sông

Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng

Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến

Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển

Vẫn trở về lưu luyến bến  sông

(Nhớ con sông quê hương – 1956)

Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.

Học 247 tin rằng, tài liệu văn mẫu trên đã giúp các em hiểu sâu sắc hơn về bài thơ Quê hương trong chương trình Ngữ văn 8. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay và thú vị.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF