OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Ôn tập chuyên đề sinh sản sinh dưỡng ở thực vật Sinh học 6 năm 2020 có đáp án

15/11/2020 990.68 KB 607 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201115/613860751910_20201115_205329.pdf?r=5722
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Ôn tập chuyên đề sinh sản sinh dưỡng ở thực vật Sinh học 6 năm 2020 có đáp án do HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về sinh sản sinh dưỡng ở thực vật. Mời các em tham khảo tại đây!

 

 
 

ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ SINH SẢN SINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT SINH HỌC 6 NĂM 2020

 

A. NỘI DUNG LÍ THUYẾT

1. Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa

- Cây rau má bò trên mặt đất ẩm: Mỗi mấu thân đều có chồi và rễ. Mỗi mấu thân như vậy sẽ tạo thành một cây mới.

- Củ gừng để ở nơi ẩm: khi đó củ gừng sẽ nảy chồi và rễ hình thành cây mới.

- Củ khoai lang để ở nơi ẩm: củ khoai lang hút ẩm, nảy chồi và rễ hình thành cây mới.

- Lá thuốc bỏng có hình thành các cây con có chồi và rễ quanh rìa lá, một thời gian, các cây con rơi xuống đất ẩm ta được cây mới.

- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ở cây:

+ Từ các thành phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng ở một số cây như: rễ củ, độ ẩm, thân bò, lá, thân rễ có thể phát ttriển thành cây mới, trong điều kiện có độ ẩm.

+ Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

2. Sinh sản sinh dưỡng do người

- Giâm cành:

+ Đoạn cành có đủ mắt, đủ chồi đem cắm xuống đất ẩm, sau một thời gian sẽ có hiện tượng từ các mắt sẽ mọc ra rễ và mầm non mới, từ đó có thể phát triển thành cây mới.

+ Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.

- Chiết cành:

+ Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

+ Rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ phía trên của vết cắt vì khoanh vỏ đã cắt bỏ gồm cả mạch rây của cành đó, chất hữu cơ do lá chế tạo ở phần trên không thể chuyển qua mạch rây đã bị cắt xuống dưới, nên tích lại ở đó. Do có độ ẩm của bầu đất bao quanh đã tạo điều kiện cho rễ hình thành ở đó.

- Ghép cây: Ghép cây là dùng một bộ phận sinh dưỡng ( mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển. Ví dụ: hoa hồng, hồng…

- Nhân giống vô tính trong ống nghiệm:

+ Lấy một phần rất nhỏ của mô phân sinh ở cây, nuôi trong ống nghiệm có môi trường dinh dưỡng đặc vô trùng để tạo thành một mô non có thể chia nhỏ và tái sinh nhiều lần liên tiếp. Sau đó dùng chất kích thích thực vật làm các mô non này phân hoá thành vô số cây con có đủ mọi đặc tính của cây gốc ban đầu.

+ Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống cây nhanh nhất và tiết kiệm nhất, vì từ một mảnh nhỏ của một loại mô bất kì của cây thực hiện kĩ thuật nhân giống trong một thời gian ngắn là có thể tạo ra vô số cây giống cung cấp cho sản xuất.

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Khi đặt một mảnh lá vào đất ẩm trong điều kiện nhiệt độ, ánh sáng phù hợp thì lá của cây nào dưới đây có thể mọc ra những cây non?

A. Thuốc bỏng                     B. Trầu không

C. Bưởi                                D. Hồng

Câu 2. Cây nào dưới đây không có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên?

A. Tre                                   B. Gừng

C. Cà pháo                          D. Sen

Câu 3. Cây nào dưới đây sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân rễ?

A. Chuối                              B. Mồng tơi

C. Xoài                                D. Cỏ tranh

Câu 4. Cây khoai lang sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng gì?

A. Lá                                   B. Rễ củ

C. Thân củ                          D. Thân rễ

Câu 5. Cây nào dưới đây có hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên khác với những cây còn lại?

A. Nghệ                              B. Trúc

C. Sắn                                D. Dong ta

Câu 6. Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản sinh dưỡng?

A. Sinh sản bằng thân rễ
B. Sinh sản bằng lá
C. Sinh sản bằng hạt
D. Sinh sản bằng rễ củ

Câu 7. Khi diệt cỏ dại, chúng ta cần lưu ý điều gì? Vì sao?

A. Ngắt bỏ hết lá vì cỏ dại thường sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng lá.
B. Nhổ bỏ tận gốc vì cỏ dại thường phát tán rất nhanh nhờ quá trình sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân rễ.
C. Cắt sát gốc vì cỏ dại không có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và tốc độ tăng trưởng của chúng thì cực chậm.
D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 8. Cây rau má sinh sản sinh dưỡng bằng

A. Rễ củ.                           B. Thân rễ.

C. Thân bò.                       D. Thân củ.

Câu 9. Nhóm nào dưới đây gồm hai loài thực vật đều có khả năng sinh sản sinh dưỡng bằng thân rễ?

A. Cam, na
B. Cau, mía
C. Cỏ gấu, tre
D. Riềng, chuối

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cây khoai tây sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân củ
B. Cây chuối sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng rễ củ.
C. Cây khoai lang sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân rễ.
D. Cây bí đỏ sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng lá.

Câu 11. Để rút ngắn thời gian thu hoạch, người thường trồng khoai lang theo hình thức nào dưới đây?

A. Trồng bằng củ
B. Giâm cành
C. Chiết cành
D. Ghép cành

Câu 12. Phương pháp chiết cành không được áp dụng đối với loại cây nào dưới đây?

A. Dừa                          B. Nhãn

C. Na                            D. Ổi

Câu 13. Cho các thao tác sau:

1. Lựa chọn một cành khoẻ, không bị sâu bệnh
2. Đắp bầu đất bao quanh phần thân bị lột vỏ
3. Khi bầu đất xuất hiện rễ thì cắt cành đem đi trồng
4. Lột bỏ một khoanh vỏ trên cành vừa chọn

Em hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự sớm muộn trong quy trình chiết cành.

A. 1 – 2 – 4 - 3
B. 1 – 4 – 2 - 3
C. 1 – 2 – 3 - 4
D. 1 – 4 – 3 – 2

Câu 14. Trong các phương pháp nhân giống cây trồng dưới đây, phương pháp nào cho hiệu quả kinh tế cao nhất?

A. Giâm cành
B. Chiết cành
C. Ghép cây
D. Nhân giống vô tính

Câu 15. Phương pháp nhân giống nào dưới đây sẽ cho ra cây giống mang đặc điểm di truyền của hai cá thể khác nhau?

A. Nhân giống vô tính
B. Giâm cành
C. Ghép cây
D. Chiết cành

{-- Nội dung và đáp án từ câu 16-20 của tài liệu vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Ôn tập chuyên đề sinh sản sinh dưỡng ở thực vật Sinh học 6 năm 2020 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF