OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Nghị luận xã hội về câu hát của Đen Vâu

08/01/2022 985.5 KB 5088 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220108/35763532846_20220108_092926.pdf?r=8052
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em học sinh lớp 12 cùng tham khảo bài văn mẫu Nghị luận xã hội về câu hát của Đen Vâu Mang tiền về cho mẹ, Đừng mang ưu phiền về cho mẹ dưới đây đã được Học247 biên soạn và tổng hợp bao gồm: Sơ đồ tóm tắt gợi ý, dàn bài chi tiết cùng bài văn mẫu nhằm giúp các em học sinh rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội hay và sáng tạo nhất. Bên cạnh đó, bài văn mẫu này còn giúp các em hiểu hơn về vai trò của tình mẫu tử, tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý. Chúc các em học tập thật tốt nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Nghị luận về cách vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống.

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài: 

- Giới thiệu về câu hát cần bàn luận:

“Mang tiền về cho mẹ

Đừng mang ưu phiền về cho mẹ”

b. Thân bài:

* Giải thích câu hát cần nghị luận:

- Tiền là gì?

+ Tiền là vật ngang giá chung để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Tiền được mọi người chấp nhận sử dụng, do Nhà nước phát hành và bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ. Tiền thường được nghiên cứu trong các lý thuyết về kinh tế cũng như trong triết học và xã hội học.

- Ưu phiền là gì?

+ Lắm nỗi ưu phiền, lo lắng,…

* Bàn luận và chứng minh câu hát của Đen Vâu

* Ý nghĩa thiêng liêng về tình mẫu tử được gợi ra trong câu hát

* Bài học rút ra từ câu hát cho bản thân em

- Biết yêu thương mẹ, trân trọng tình cảm gia đình

- Cố gắng học tập không ngừng

c. Kết bài: 

- Nêu cảm nhận của em về câu hát của Đen Vâu.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu quan điểm của mình về câu hát của Đen Vâu:

“Mang tiền về cho mẹ

Đừng mang ưu phiền về cho mẹ”

GỢI Ý LÀM BÀI

Mới đây, trên các kênh mạng xã hội xuất hiện một ca khúc của Đen Vâu được đông đảo người nghe khen ngợi, với những ngôn từ gần gũi, thiết thực trong đời sống. Trong ca khúc của Đen Vâu, có hai câu hát mang ý nghĩa và gây ra rất nhiều tranh cãi:

“Mang tiền về cho mẹ

Đừng mang ưu phiền về cho mẹ”

Trước hết, ca khúc của Đen Vâu cho người đọc thấy được vai trò của tình mẫu tử trong cuộc sống là thiêng liêng, cao cả. Được biết, ca khúc Mang tiền về cho mẹ đang được ưa chuộng này đã được Đen Vâu sáng tác và hoàn thành trong một thời gian dài để tác giả có thể mang đến cho khán giả một ca khúc ý nghĩa về mẹ.

Tiền là một nhu cầu thiết yếu và dường như không thể thiếu trong cuộc sống, những người đam mê tiền người ta thường gọi là đam mê vật chất, nhưng trong câu hát của Đen Vâu tiền chính là một phương tiện báo hiếu của mình, tác giả muốn mang tiền về cho mẹ thay vì chuốc cho mẹ những ưu phiền về một đứa con hư. Đen Vâu dường như đã lấy tiền là một biểu tượng cho lòng mong mỏi được về với mẹ, đoàn tụ bên gia đình thân thương, ruột thịt sau một năm đầy ắp những biến động của đại dịch Covid 19.

Ca khúc Mang tiền về cho mẹ của Đen Vâu được rất nhiều khán giả yêu chuộng, ủng hộ bởi vì giá trị tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả trong ca từ. Bên cạnh đó, ca khúc cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều, một năm đại dịch đầy biến động, mang tiền về cho mẹ có lẽ là một vấn đề rất khó khăn. Nhiều bạn khán giả còn cho rằng mẹ chỉ cần con khỏe mạnh, bình an, không nhất thiết phải mang tiền về cho mẹ. Tiền mà Đen Vâu sử dụng trong câu hát ngoài ý nghĩa thực như một số bạn độc giả nghĩ, thì “tiền” chúng ta có thể hiểu rằng đó là thành quả lao động của đứa con dành cho mẹ của mình, như một món quà báo hiếu. Những đồng tiền ấy được làm nên từ đôi bàn tay vất vả của chính đứa con, dù là ít hay nhiều thì cũng muốn mang về cho mẹ để nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi, con đã thành công và thực sự trưởng thành rồi”. Bất kể người mẹ nào cũng mong đứa con của mình thành công và trưởng thành, có thể thấu hiểu được điều đó, Đen Vâu đã hoàn thành một ca khúc đầy ý nghĩa về tình mẫu tử thiêng liêng.

Mặt khác, nếu không thể báo hiếu mẹ bằng vật chất chúng ta hãy báo hiếu mẹ bằng những cố gắng, nỗ lực của bản thân mình, là những đêm miệt mài bên trang giấy, cố gắng học tập tốt, cố gắng thành công trong sự nghiệp, có lẽ đây chính là “tiền” lớn nhất trong cuộc đời của một người mẹ. Đừng mang cho mẹ những ưu phiền bằng những lần trốn học lo chơi.

Bàn về quan điểm sống qua câu hát của Đen Vâu có rất nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên chúng ta cần nhìn nhận rằng việc "Mang tiền về cho mẹ", không mang ưu phiền về cho mẹ” là một quan điểm sống tích cực, đó là động lực thúc đẩy chúng ta vươn tới thành công, không ngừng cố gắng và hoàn thiện bản thân mình, nên hiểu rằng “tiền” mang về cho mẹ chính là minh chứng cho sự thành công của đứa con, đứa con đã thể hiện được năng lực, giá trị của bản thân để có thể kiếm ra những đồng tiền chân chính mang về tặng cho chính gia đình đã nuôi dưỡng mình. Tuy nhiên cần lưu ý rằng chúng ta chỉ mang về cho mẹ những đồng tiền chân chính của một đứa con ngoan bằng chính năng lực, cố gắng của bản thân, không vì mang tiền về báo hiếu mà làm những việc sai trái, vi phạm đạo đức của một con người.

Có thể thấy câu hát của Đen Vâu mang rất nhiều ý nghĩa, ca từ dân dã, quen thuộc đối với tất cả mọi người. Câu hát như một nguồn năng lượng tích cực truyền cho chúng ta để không ngừng cố gắng và mang thành công về cho mẹ. Đó không chỉ là những tờ tiền hiện vật mà có thể là thành quả về học tập tốt, sự rèn luyện bản thân tốt.

Tóm lại, đằng sau ca từ của Đen Vâu không hẳn chỉ là những đồng tiền vật chất mà đằng sau đó chính là những tình yêu thương tha thiết của đứa con dành cho mẹ của mình. Tình yêu thương ấy là đại diện cho tình cảm gia đình sâu nặng, không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người. Nếu như bạn không thể mang về cho mẹ sự thành công, đồng tiền thực tế thì hãy mang về cho mẹ một đứa con hiếu thảo, khỏe mạnh, đừng mang về cho mẹ những muộn phiền, những lần cãi cha dối mẹ để đua đòi bạn nhé!

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE
OFF