OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Nghị luận về nhân cách và phẩm giá của con người

23/12/2021 1 MB 3045 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211223/900094828716_20211223_112038.pdf?r=8793
ADMICRO/
Banner-Video

Nhân cách và phẩm giá là hai mặt thể hiện được phẩm chất của một con người tốt hay xấu, để giữ gìn được nhân cách và phẩm chất của mình Học247 mời các em cùng tham khảo bài văn mẫu Nghị luận về nhân cách và phẩm giá của con người dưới đây nhé! Chúc các em sẽ có được những bài văn thật hay nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Nghị luận về vai trò của việc chủ động cho cuộc sống.

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu về nhân cách và phẩm giá.

b. Thân bài:

* Giải thích:

- Nhân cách:

  • Là những đức tính tốt đẹp của con người phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
  • Được biểu hiện bằng hành động và việc làm.

- Phẩm giá:

  • Giá trị tinh thần cao quý riêng của một con người.
  • Thể hiện qua thái độ và hành vi ứng xử của cá nhân trong các mối quan hệ trong gia đình cũng như ngoài xã hội, mang giá trị về mặt văn hóa đạo đức trong lối sống của mỗi người.

* Phân tích:

- Yếu tố hình thành nên nhân cách và phẩm giá:

  • Môi trường sống và học tập.
  • Sự giáo dục, dạy dỗ.

- Tại sao con người lại cần phải giữ gìn nhân cách và phẩm giá?

  • Nhân cách và phẩm giá là thước đo giá trị của con người.
  • Có nhân cách và phẩm giá tốt sẽ được mọi người coi trọng, quý mến.
  • Nhân cách và phẩm giá xấu sẽ bị mọi người khinh bỉ, coi thường.

- Làm sao để giữ gìn được nhân cách và phẩm giá?

  • Tiếp thu, kế thừa truyền thống đạo đức lối sống cao đẹp.
  • Siêng năng, chăm chỉ học tập.

c. Kết bài:

- Khẳng định lại tầm quan trọng của nhân cách và phẩm giá.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về nhân cách và phẩm giá của con người.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Sau này, nếu bạn được lãnh một nhiệm vụ quan trọng trong xã hội mà thi hành nhiệm vụ đó một cách đầy đủ, đắc lực, đã công minh lại liêm chính thì bạn cũng chưa nên lấy vậy làm hãnh diện; vì nghĩ cho cùng, vậy mới là làm tròn nhiệm vụ của mình thôi. Một vị giáo sư đại học soạn bài kĩ lưỡng, giảng giải rõ ràng cho sinh viên của mình, một ông giám đốc điều khiển 1 cơ quan một cách điều hòa, được việc mà không tốn năng suất; một người thợ điện bắt dây gắn bóng khéo léo mà không hao dây; một người đạp xích lô chở khách hàng tới nơi tới chốn không vô ý mà bị rủi ro; so sánh những người đó, tôi không thấy ai hơn ai. Địa vị có khác nhau, sự quan trọng của công việc cũng khác nhau; nhưng hết thảy chỉ đều làm tròn bổn phận để xứng đáng hưởng số tiền mình nhận được. Nghị luận xã hội về giá trị con người.

“Cái giá trị của một người không đo bằng địa vị, bằng cấp mà đo bằng sự ích lợi của người đó đối với đồng bào, xã hội ngoài công việc mà người đó làm để mưu sinh”. Nghị luận xã hội về giá trị con người.

Hay “Giá trị của con người không ở chân lí người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở chỗ gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lý”. Câu nói của Lét-xinh gợi cho ta nhiều suy nghĩ về những thành công và thất bại trong hành trình kiếm tìm những giá trị cao đẹp của đời sống con người.

Còn phẩm giá là gì? Tại sao nhân cách và phẩm giá lại đóng vai trò quan trọng như vậy với mỗi người? Trước hết chúng ta cần hiểu phẩm giá là giá trị tinh thần cao quý riêng của một con người, phẩm giá do bản thân của mỗi người tạo nên và được công nhận bởi người khác. Phẩm giá thể hiện qua thái độ và hành vi ứng xử của cá nhân trong các mối quan hệ trong gia đình cũng như ngoài xã hội, mang giá trị về mặt văn hóa đạo đức trong lối sống của mỗi người. Người có nhân cách và phẩm giá tốt là người khôn khéo trong các tình huống xã hội, luôn làm chủ được suy nghĩ và hành động để không ảnh hưởng đến những người xung quanh, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, lắng nghe người khác để hoàn thiện bản thân mình. Chính vì sự khéo léo, chỉnh chu cả trong suy nghĩ lẫn hành động nên họ sẽ được mọi người tôn trọng, trở thành tấm gương sáng, thước đo cho các giá trị đạo đức và dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp.

Thật vậy nhân cách và phẩm giá là một trong những yếu tố làm nên thành công lớn trong cuộc đời mỗi con người, nhân cách và phẩm giá được hình thành từ môi trường sống và học tập của con người. Một đứa trẻ từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường sống của chúng. Nếu một người trưởng thành trong hoàn cảnh khó khăn thì họ sẽ biết trân trọng những gì đang có và có tinh thần vươn lên để đạt được mơ ước, ngược lại người được nuông chiều, sống trong cảnh sung túc từ khi sinh ra sẽ không biết đến khó khăn, không biết đến cái gọi là cảm thông chia sẻ. Mọi thứ đều dễ dàng và thuận lợi sẽ khiến chúng mất đi tính tự lập, dễ dàng bỏ cuộc để rồi sa vào thói hư tật xấu của xã hội. Tuy nhiên môi trường sống không phải là tất cả, để hình thành nên nhân cách còn bao gồm cả sự giáo dục. Trẻ được nuôi dưỡng trong tình yêu thương, một nền giáo dục tốt sẽ giúp cho chúng phát triển một cách toàn diện hơn. Được dạy dỗ, được giáo dục đâu là đúng sai sẽ giúp cho chúng phát triển về nhân cách, qua thời gian chúng rèn luyện được những đức tính tốt đẹp kia sẽ dần trở thành nếp sống, thói quen và rồi tạo nên phẩm giá của bản thân. Không có đức trẻ nào yếu kém, không có trẻ em hư nếu như chúng được nuôi dạy trong một môi trường giáo dục đúng. Tình yêu và sự chân thành sẽ là cầu nối cho con người đến với nhau, tạo nên một môi trường tốt đẹp để cùng nhau phát triển.

Nhân cách, phẩm giá thực sự quan trọng với mỗi con người, có nhân cách và phẩm giá tốt sẽ được mọi người quý mến và tôn trọng, có được thiện cảm của người khác sẽ dễ dàng nhận được sự giúp đỡ trong công việc và cuộc sống. Nhân cách và phẩm giá không chỉ là thước đo giá trị của con người mà còn phản ánh cách nhìn nhận của người khác về bản thân mình. Ngược lại nếu nhân cách xấu, không có phẩm giá cũng đồng nghĩa với việc bản thân không có giá trị sẽ không được người khác tôn trọng, nhân cách xấu sẽ tự khiến mình rơi vào tệ nạn xã hội, bị xã hội phủ nhận, đào thải.

Như vậy thì chắc hẳn ai cũng đã hiểu được giá trị và tầm quan trọng của nhân cách và phẩm giá. Vậy làm sao để rèn luyện bản thân trở thành một người có nhân cách tốt, phẩm giá sáng ngời. Đúng vậy biết được, hiểu được là một chuyện dễ dàng nhưng phải làm sao để rèn luyện trở thành một người như thế mới là chuyện khó. Thật vậy để trở thành người có nhân cách, phẩm giá được mọi người coi trọng thì trước tiên mỗi người phải tự trang bị kiến thức, rèn luyện bản thân mình. Có kiến thức, hiểu biết sẽ giúp chúng ta phân biệt phải trái đúng sai để từ đó điều chỉnh suy nghĩ và hành động của mình phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, khi suy nghĩ và hành động đúng đắn đương nhiên sẽ có nhân cách tốt, phẩm giá cao. Và tự học thôi là chưa đủ, học qua sách vở, học của người đi trước để lại, các kỹ năng, kinh nghiệm sống quý báu đã trở thành tinh hoa của dân tộc cũng là điều phải học. Hơn thế chúng ta cũng cần lắng nghe góp ý, đóng góp của những người xung quanh để rèn luyện bản thân tốt hơn, mọi sự cố gắng, rèn luyện của bản thân sẽ được người khác nhìn nhận và đánh giá, nhiệt tình tiếp thu ý kiến của người khác không chỉ giúp bản thân sửa đổi mà còn cải thiện các mối quan hệ, thể hiện bản thân là người có hiểu biết, biết lắng nghe và sửa chữa từ đó sẽ nhận được thêm nhiều thiện cảm của mọi người.

Xã hội càng phát triển, đời sống của con người càng đi lên thì lại càng xuất hiện nhiều người không có nhân phẩm, đạo đức. Đây là một điều đáng buồn bởi họ sống buông thả coi trọng quá mức giá trị của đồng tiền mà bán rẻ đạo đức và nhân cách của bản thân để rồi sa vào những thú vui, tệ nạn dẫn đến những kết cục đáng buồn. Tuy đây chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng lại làm ảnh hưởng xấu đến toàn xã hội. Trộm cắp, bạo lực khiến cho con người dần mất niềm tin vào cái gọi là đạo đức, là lẽ phải. Bởi vậy cần sớm có những biện pháp để cảnh tỉnh kịp thời những người đang lầm đường lạc lối. Đưa họ trở về đúng quỹ đạo của cuộc đời mình, để họ làm lại từ đầu, bớt đi gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Nhân cách và phẩm giá là thước đo giá trị của con người, thể hiện địa vị và tầm quan trọng của mỗi người trong xã hội. Bởi vậy mỗi người trong chúng ta cần không ngừng nâng cao nhận thức, học tập và rèn luyện nhằm nâng cao nhân cách và phẩm giá của bản thân mình, trở thành một người có ích cho xã hội.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Trong cuộc sống, nhân cách và đạo đức muôn đời là thước đo giá trị của mỗi người chúng ta. Chính vì lẽ đó chăng mà từ ngàn đời nay, ông cha ta đã luôn chú trọng việc giáo dục đạo đức cho cháu con mình? Như vậy, việc tu dưỡng đạo đức của bản thân trong đời sống hằng ngày đã trở thành những bài học quý giá mà chúng ta cần phải thấm nhuần. Và "Đói cho sạch, rách cho thơm" – một câu tục ngữ quen thuộc đã cho chúng ta thấy rằng cuộc sống dù: khó khăn, thiếu thốn, khó khăn đến đâu thì chúng ta nhất thiết luôn phải sống sao cho trong sạch, sao cho giữ gìn được nhân cách và phẩm chất của chính bản thân mình. Vậy nhân cách là gì? Tại sao chúng ta phải gìn giữ nhân cách bản thân? Là những điều ta cần tìm hiểu trong câu tục ngữ này.

Trước hết, ta có thể hiểu câu tục ngữ là một lời khuyên về việc ăn, cách mặc của con người. Đó là dù bản thân có đói đến đâu chăng nữa thì ta cũng phải biết ăn uống cho hợp vệ sinh – "đói cho sạch"; quần áo tuy có cũ nhường nào cũng vẫn còn sử dụng được thì ta phải chú ý ăn mặc sao cho sạch sẽ, tinh tươm "rách cho thơm". Nhưng sâu xa trong câu tục ngữ này, ngoài việc nhắc nhở cháu con trong cách ăn, mặc, cha ông ta còn nhắn nhủ một lời khuyên quý báu về lối sống, về cách gìn giữ đạo đức, nhân cách của bản thân con người thông qua lối nói ẩn dụ. Cặp hình ảnh " đói – rách" là nói về hoàn cảnh sinh động của con người còn rất khó khăn, thiếu thốn nhiều về mặt vật chất; còn “sạch – thơm" là cặp hình ảnh nói về nhân cách, đạo đức và phẩm chất của con người. Như vậy, ta có thể khẳng định được rằng, nguyên cả câu tục ngữ là một lời khuyên cho mọi người về việc gìn giữ nhân phẩm bản thân trong bất kì hoàn cảnh nào của cuộc sống.

Vậy thế nào là nhân cách? Nói chung, nhân cách là những đức tính tốt đẹp của con người và phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định như lòng biết ơn, sự hiếu thảo, lòng dũng cảm, tính kiên trì, tinh thần yêu nước…

Phải biết tu dưỡng đạo đức, phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình như bảo vệ con ngươi đôi mắt của mình. Chữ hiếu, chữ trung, chữ cần kiệm, trung thực, lương thiện - là những điều mà mỗi chúng ta nên biết, nên tu dưỡng.

Ông nội tôi trước lúc qua đời chỉ có một mảnh vườn, một căn nhà cấp bốn để lại, nhưng đã nhắc đi nhắc lại, thiết tha căn dặn cha mẹ tôi, anh chị em tôi là phải biết học lấy điều hay, tốt đẹp của thiên hạ, mà giữ lấy nếp nhà, giữ lấy nhân cách, phẩm giá, để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Cho đến nay, cha mẹ tôi, anh chị em tôi vẫn khắc cốt ghi tâm lời ông tôi dạy bảo. Và tôi càng đinh ninh: Nhân cách, phẩm giá là cao quý, người nào có nhân cách cao thượng, có phẩm giá sáng trong, ắt người đó được đồng loại yêu mến, quý trọng, được xã hội tôn vinh.

------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF