Nạn bạo hành trong xã hội là một trong những đang được xã hội quan tâm. Nó trở thành đề tài cần được xã hội quan tâm và phê phán. Bài văn mẫu "Nghị luận về vấn đề nạn bạo hành trong xã hội" được HỌC247 biên soạn nhằm giúp các em có thêm tư liệu để làm tốt bài văn nghị luận xã hội về vấn nạn bạo lực xã hội. Đồng thời cũng giúp các em nhận thức sâu sắc hơn về một trong những vấn đề đáng lên án trong xã hội ngày nay! Cùng theo dõi các em nhé!
1. SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý
2. DÀN BÀI CHI TIẾT
a. Mở bài: Giới thiệu về vấn nạn bạo hành trong xã hội
b. Thân bài:
* Nêu thực trạng - giải thích hiện tượng
+Nạn bạo hành: sự hành hạ, xúc phạm người khác một cách thô bạo, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của người khác, đang trở thành phổ biến hiện nay.
+Nạn bạo hành: thể hiện ở nhiều góc độ, nhiều phương diện của đời sống xã hội. Nạn bạo hành diễn ra trong: gia đình, trường học, công sở.
* Bàn luận nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh
+Hiện tượng khá phổ biến trong xã hội (d/c).
+Do bản tính hung hăng, thiếu kiềm chế của một số người.
+Do ảnh hưởng của phim ảnh mang tính bạo lực (nhất là đối với tầng lớp thanh thiếu niên).
+Do áp lực cuộc sống.
+Do sự thiếu kiên quyết trong cách xử lí nạn bạo hành.
* Tác hại của hiện tượng.
+Làm tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của con người
+Làm ảnh hưởng đến tâm lí, sự phát triển nhân cách, đặc biệt là tuổi trẻ
* Đề xuất giải pháp.
+Cần lên án đối với nạn bạo hành.
+Cần xử lí nghiêm khắc hơn với những người trực tiếp thực hiện hành vi bạo hành.
+Cần quan tâm, giúp đỡ kịp thời đối với nạn nhân của bạo hành.
c. Kết bài:
+Lên án hiện tượng
+Bài học nhận thức và hành động của bản thân
3. BÀI VĂN MẪU
Đề: Trình bày ý kiến của anh/chị về nạn bạo hành trong xã hội.
Gợi ý làm bài
Trong xã hội hiện nay có nhiều vấn đề rất đáng lo ngại ở cộng đồng, đặc biệt cần giải quyết tiêu biểu nhất là nạn bạo hành.
Bạo hành xã hội có thể diễn ra ở moị lứa tuổi, mỗi cá nhân do bất đồng quan điểm hoặc do mâu thuẫn cá nhân.Những mâu thuẫn diễn ra phức tạp chưa có đường lối giải quyết êm đẹp hoà thuận nên dẫn đến bạo hành xã hội. Trong xã hội hiện nay ở đâu đó vẫn còn rất nhiều nạn bạo hành. Vậy thế nào là nạn bạo hành? Đó là hành động và lời nói có tính chất vũ phu ,dùng bạo lực hay thậm chí là đánhđạp tra tấn một ách dã man,bất chấp hết cả đạo lí và pháp luật để làm tổn thương cả thể xác lẫn tâm hồn người khác.
Do mâu thuẫn cá nhân không thể giải quyết được nên mới có những hành vi chửi bới, xúc phạm, lăng mạ và dùng những hành động thiếu văn hóa để thỏa cơn giận dữ. Hay những vấn đề khác như áp lực công việc, stress, gia đình dần dần làm con người trở nên nóng nảy, bực dọc, muốn trút hết những cơn giận lên người khác. Hay tiêu cực hơn nó là niềm phấn khởi cho những người đã quen với việc thích ăn hiếp, dọa nạt người khác đặc biệt là ở môi trường học đường.
Hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến gia đình, xã hội. Gây ra nhiều tổn thương tâm lí cũng như là thể xác, nhiều hậu quả nghiêm trọng cho những đối tượng bị bạo hành. Bạo hành là hành động xấu cần lên án vì làm tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của con người. Làm ảnh hưởng đến tâm lí, sự phát triển nhân cách, đặc biệt là tuổi trẻ. Ảnh hưởng đến bộ mặt văn hóa, văn minh xã hội. Bạo hành trong gia đình gây ra mối bất hoà, ảnh hưởng nặng nề tới sự bền vững của gia đình và xã hội; người bị bạo hành bị tổn thương về thân thể, tình cảm, lòng tự trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ thơ - Bạo hành trong xã hội ảnh hưởng tới tâm lí, nhận thức, cách ứng xử của con người…làm cho quan hệ giữa người và người trở nên xấu đi, đạo đức bị băng hoại.
Cần lên án đối với nạn bạo hành, xử lí nghiêm khắc hơn với những người trực tiếp thực hiện hành vi bạo hành, quan tâm, giúp đỡ kịp thời đối với nạn nhân của bạo hành, nghiêm khắc lên án và tìm biện pháp ngăn chặn để bảo vệ đạo đức xã hội, mang lại sự bình yên cho gia đình và xã hội.
Nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.
--------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-------
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024125 - Xem thêm