OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Nghị luận về tinh thần tự giác của con người trong cuộc sống

19/05/2022 898.99 KB 773 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220519/681951549535_20220519_103524.pdf?r=416
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tự giác là một trong những đức tính tốt làm nên sự thành công của con người. Bởi nó giúp chúng ta luôn chủ động trong mọi thứ, hoàn thành mục tiêu nhanh chóng và được mọi người yêu quý. Để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về đức tính này, mời các em cùng tham khảo tài liệu Nghị luận về tinh thần tự giác của con người trong cuộc sống. Chúc các em học tập vui vẻ!

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

2.1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tinh thần tự giác của con người trong cuộc sống. (Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình).

2.2. Thân bài

a. Giải thích

- Tinh thần tự giác: tự mình làm chủ cuộc sống, làm những công việc của bản thân mình từ nhỏ đến lớn mà không để ai nhắc nhở, đốc thúc và luôn hoàn thành công việc đó một cách trọn vẹn nhất có thể.

b. Phân tích

- Mỗi con người chỉ được sống một lần, chúng ta cần sống có ước mơ, biết vươn lên để thực hiện mục tiêu mà bản thân mình đề ra trước hết tạo của cải vật chất để nuôi sống bản thân, sau để cống hiến cho xã hội.

- Người sống tự giác sẽ lường trước được những khó khăn cũng như thuận lợi của cuộc sống, từ đó biết nắm bắt mọi cơ hội tốt hơn người sống ở thế bị động. Người sống tự giác sẽ được mọi người yêu quý, tín nhiệm, tin tưởng và học tập theo, từ đó truyền được nguồn cảm hứng, những thông điệp tốt đẹp đến với mọi người, tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn.

c. Chứng minh

- Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống ở thế chủ động, luôn tự giác hoàn thành công việc thật tốt để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

- Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống ở thế bị động, không có mục tiêu, không biết lường trước cuộc sống, khi có chuyện không may xảy đến không biết ứng phó. Lại có những người sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác mà không cố gắng trong cuộc sống của chính mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

2.3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận: Tinh thần tự giác của con người trong cuộc sống; đồng thời liên hệ bản thân.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Nghị luận về tinh thần tự giác của con người trong cuộc sống

Gợi ý làm bài

3.1. Bài văn mẫu số 1

Cuộc sống của mỗi người không ai có thể sống thay được mà hoàn toàn do ta kiểm soát cũng như phát triển nó. Chính vì thế chúng ta cần có tinh thần tự giác trong chính cuộc sống của mình.

Tinh thần tự giác chính là tự mình làm chủ cuộc sống, làm những công việc của bản thân mình từ nhỏ đến lớn mà không để ai nhắc nhở, đốc thúc và luôn hoàn thành công việc đó một cách trọn vẹn nhất có thể. Tinh thần tự giác còn là khả năng vượt qua rào cản cảm xúc để bắt tay hành động ngay lập tức dựa trên suy nghĩ của mình; là người bạn đồng hành không thể thiếu trên con đường bạn theo đuổi đam mê và mục tiêu của bản thân.

Trong cuộc sống, mỗi con người ai cũng sẽ có lúc gặp phải khó khăn, gian khổ, trắc trở. Nếu chúng ta không ngừng hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn, một cuộc sống tốt đẹp hơn ở phía trước, chúng ta sẽ có động lực để cố gắng vươn lên, vượt qua khó khăn ở thực tại. Chúng ta cần tự giác rèn luyện và hoàn thiện năng lực và phẩm chất của bản thân bởi vì mỗi người đều có những mặt mạnh, mặt yếu riêng, không có ai là hoàn thiện, hoàn mĩ.

Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống ở thế bị động, không có mục tiêu, không biết lường trước cuộc sống, khi có chuyện không may xảy đến không biết ứng phó. Lại có những người sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác mà không cố gắng trong cuộc sống của chính mình,… những người này cần biết thay đổi cách sống, cách nghĩ, chủ động hơn để có được thành quả tốt đẹp trong cuộc sống của mình.

Là chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần có ý thức học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức; sống và hướng đến, yêu thương mọi người, tích cực tạo ra những điều tốt đẹp cho quê hương, đất nước. Thành công hay thất bại sẽ do bản thân ta quyết định nhờ vào ý chí và tinh thần tự giác. Hãy tự giác, chủ động trong mọi việc để tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp hơn cho cuộc đời.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Cuộc sống của chúng ta, chúng ta nên tự giác hoạch định, không nên dựa dẫm hay ỷ lại vào ai. Có thể thấy, việc sống ở thế chủ động, tự giác trong cuộc sống của mình có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người. Sống tự giác là việc mỗi người luôn biết làm chủ cuộc sống của mình, đề ra mục tiêu và thực hiện chúng một cách hoàn thiện, không để người khác phải nhắc nhở những công việc liên quan đến bản thân mình.

Tinh thần tự giác là khả năng vượt qua rào cản cảm xúc để bắt tay hành động ngay lập tức dựa trên suy nghĩ của mình. Tinh thần tự giác cũng như những cơ bắp có được từ sự rèn luyện thể chất bền bỉ. Nói một cách khác, tinh thần tự giác cao hay thấp cũng xuất phát từ công sức mỗi người bỏ ra tập luyện mỗi ngày.

Bí quyết xây dựng tinh thần tự giác có thể học hỏi từ phương pháp tập tạ nghiêm khắc để hình thành cơ bắp. Điểm khởi đầu sẽ là nâng một cái tạ trong giới hạn khả năng bản thân. Bạn sử dụng sức lực nâng lên cho đến lúc cơ của bạn mỏi, bạn sẽ hạ xuống. Như vậy, tinh thần tự giác được xây dựng từ việc đối mặt với một số thử thách nhỏ nằm trong giới hạn cho phép của bản thân. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa chúng ta sẽ bị thu hẹp mãi trong một khuôn khổ nhất định. Cũng như việc tập tạ, bạn sẽ không tăng thêm sức mạnh nếu cứ nâng mãi một khối lượng nhẹ nhàng cố định, hay sẽ nản lòng sớm khi cố gắng quá sức mình. Quá trình rèn luyện bền bỉ đòi hỏi thời gian, lòng kiên trì, không ngừng thử thách bản thân sau mỗi lần thành công. Một điều quan trọng không kém là bạn cảm thấy thoải mái chấp nhận khả năng hiện tại của mình đang ở đâu và không ngại hàng ngày nỗ lực làm từng chút để đạt mục tiêu. Nhìn một cách tích cực hơn, tinh thần tự giác cũng là một thói quen cần được mài dũa lâu dài. Chúng ta càng dành nhiều thời gian và tâm sức rèn luyện từ những mục tiêu nhỏ, ý thức chúng ta càng phát triển lớn mạnh.

Sự hoàn hảo là kẻ thù của ý thức tự giác. Nếu bạn tìm kiếm sự hoàn hảo, bạn sẽ không bao giờ thực hiện được những gì cần làm để tiến tới thành công. Đòi hỏi mỗi việc phải thật hoàn hảo thì rất khó để bắt đầu bắt tay vào làm.Bạn đừng nên so sánh mình với người khác mà tự hủy hoại tinh thần bản thân. Nếu không xuất phát từ việc noi gương người khác để phấn đấu, sự so sánh sẽ “giúp” bạn tìm ra những gì bạn đang muốn thuyết phục suy nghĩ của mình theo chiều hướng tiêu cực. Nếu bạn nghĩ mình yếu, người khác sẽ dường như mạnh mẽ hơn. Nếu bạn nghĩ bạn mạnh mẽ, người khác có vẻ như yếu đuối hơn. Vì thế, sẽ không có lúc nào là tốt nhất để có sự tin tưởng vào bản thân có thể vượt khó, hay tinh thần không ngừng phấn đấu cải thiện hơn nữa. Thật là một sự hao phí thời gian và năng lượng! Bạn hãy dành chúng cho thói quen luyện tập để tiến bộ hơn bản thân mình lúc trước và tự nhủ rằng bạn có thể vượt qua được chính mình, bạn nhé!

Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống ở thế bị động, không có mục tiêu, không biết lường trước cuộc sống, khi có chuyện không may xảy đến không biết ứng phó. Lại có những người sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác mà không cố gắng trong cuộc sống của chính mình,… những người này đáng chỉ trích. Mỗi người chỉ được sống một lần duy nhất, chúng ta hãy sống, tự làm chủ cuộc sống của mình, hướng đến những điều tốt đẹp để cuộc sống thêm ý nghĩa hơn.

Không có thành công nào là không trải qua thử thách. Bạn hãy hình dung khoảng khắc bạn gặt hái được những thành quả mình mong đợi, cảm nhận của bạn lúc đó, niềm vui khi bạn chia sẻ thành công với bạn bè và người thân...

----------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----------

ADMICRO
NONE
OFF