Cổng trường mở ra là một văn bản của Lý Lan được trích từ Báo Yêu trẻ. Văn bản nói về tâm trạng của người mẹ trước ngày đứa con đi dự lễ khai giảng vào lớp Một. Đồng thời, với sự kiện trọng đại này, người mẹ đã nhớ lại những kỉ niệm của mình và liên tưởng đến nền giáo dục tiên tiến của Nhật Bản với hi vọng giáo dục sẽ mở ra những chân trời mới cho những đứa trẻ. Với bài văn mẫu Nghị luận văn bản Cổng trường mở ra, các em sẽ cảm nhận rõ được những điều này. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Cổng trường mở ra do Học247 biên soạn và tổng hợp để nắm vững kiến thức về bài học.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm
- Trích từ báo Yêu trẻ, số 166, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01/09/2000.
- Nêu sơ lược về nội dung của văn bản: tâm trạng và những kỉ niệm của người mẹ trước ngày khai giảng của đứa con.
2. Thân bài
- Nội dung của văn bản: đêm trước ngày khai trường của đứa con vào lớp Một, người mẹ không ngủ được. Ngắm nhìn con ngủ say, lặng người mẹ bồi hồi xúc động. Nhớ lại những việc làm của con ngày thường. Nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên của mẹ. Lo cho tương lai của con. Mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật – một ngày lễ thực sự của xã hội – nơi mà mọi người thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó chính là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ trẻ với tương lai đứa con.
- Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai giảng
- Đứa con: nằm ngủ và không có một mối bận tâm nào.
- ⇒ Háo hức, thanh thản, nhẹ nhàng,
- Người mẹ: thao thức, chuẩn bị đồ dùng cho con, trằn trọc suy nghĩ.
- ⇒ Bâng khuâng, xao xuyến, trằn trọc, suy nghĩ miên man.
- Tình cảm của người mẹ đối với con
- Mẹ yêu thương con, lo lắng, chăm sóc, chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Mẹ đưa con đến trường với niềm tin và kì vọng vào con.
- Tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ
- Nhà trường mang lại tri thức, hiểu biết.
- Bồi dưỡng tư tưởng tốt đẹp, đạo lí làm người.
- Mở ra ước mơ, tương lai cho con người.
3. Kết bài
- Bằng giọng văn trữ tình và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc, tác giả đã đưa người đọc trở về với thế giới thần tiên của tuổi thơ.
- Qua bài văn, chúng ta cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, đồng thời thấy được tầm quan trọng của nhà trường đối với mỗi con người và toàn xã hội.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Nghị luận văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan
Gợi ý làm bài:
“Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo”. Đoạn văn ấy cứ mãi khắc sâu trong tôi sau khi đọc xong văn bản “Cổng trường mở ra” của Lí Lan cùng với bao tâm trạng vui mừng, buồn lo khó tả của người mẹ.
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Nói chung, thông điệp của tác giả gửi tới mọi người là vai trò của trường học thông qua những kí ức, tâm sự của người mẹ. Mẹ đã được trải qua những năm tháng chập chững của ngày khai trường và cũng đặt niềm hi vọng của mình vào đứa con thơ. Thế giới kì diệu của người mẹ chính là định hướng cho con một con đường đúng đắn, đó chính là con đường học tập. Con đường này là mơ ước của mẹ cũng là mơ ước của biết bao nhiêu người đặt lên con cái mình. Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình, Tổ quốc, chính vì vậy mà chúng ta cần phải hiểu rằng “Bước qua cánh cổng trường học là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới ấy chính là chân trời của văn hoá, khoa học”.
Trên đây là bài văn mẫu Nghị luận văn bản Cổng trường mở ra. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024230 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)