OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập về kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm môn Hóa 12 năm 2019-2020

04/12/2019 705.83 KB 279 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191204/762686534791_20191204_165257.pdf?r=959
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 tài liệu Lý thuyết và bài tập về kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm môn Hóa 12 năm 2019-2020. Tài liệu gồm 3 phần lý thuyết, phản ứng thường gặp và bài tập minh họa với lời giải rõ ràng, chi tiết sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ NHÔM

 

A. LÝ THUYẾT

1. Kim loại kiềm (IA): Li, Na, Rb, Cs, Fr. Kim loại kiềm thổ (IIA): Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra.

Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của IA, IIA: ns1, ns2.

2. Tính khử: Các kim loại ở hai nhóm này tác dụng với H2O (trừ Be), dung dịch axit.

3. Số oxi hóa: trong các hợp chất IA, IIA có số oxi hóa +1, +2.

4. Điều chế IA, IIA: sử dụng phương pháp điện phân nóng chảy

5. Tính chất của một số hiđroxit

NaOH, Ca(OH)2 có đầy đủ tính chất của một dung dịch bazơ như làm quỳ tím hóa xanh, tác dụng với axit, oxit axit, muối. Al(OH)3 là chất lưỡng tính.

6. Điều chế bazơ tan: sử dụng phương pháp điện phân dung dịch muối của kim loại với điện cực trơ, có màng ngăn.

2NaCl + 2H2O  → 2NaOH + Cl2 + H2.

7. Sơ lược về muối cacbonat và hiđrocacbonat

Muối hidrocacbonat đều lưỡng tính, kém bền với nhiệt, tan trong nước.

HCO3 + H+ → H2O + CO2.

HCO3 + OH → CO32– + H2O.

Ca(HCO3)2  → CaCO3 + H2O + CO2.

Muối cacbonat của kim loại kiềm dễ tan trong nước, muối cacbonat của kim loại kiềm thổ không tan trong nước.

CaCO3 bị nhiệt phân, tan trong axit mạnh, và tan trong nước có hòa tan CO2.

CaCO3 → CaO + CO2.

CaCO3 + H2O + CO2  → Ca(HCO3)2.

KNO3, Ca(NO3)2 bị phân hủy ở nhiệt độ cao thành muối nitrit và oxi.

Ca(NO3)2  → Ca(NO2)2 + O2.

7. Nước cứng

Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+. Nước cứng tạm thời chứa muối Ca(HCO3)2 hay Mg(HCO3)2. Nước cứng vĩnh cửu chứa muối clorua hay sunfat của Ca2+ hay Mg2+ (CaCl2, MgCl2, CaSO4, MgSO4).

Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ các ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng.

Cách làm mềm nước cứng tạm thời: đun, dùng bazơ tan, dd Na2CO3.

Cách làm mềm nước cứng vĩnh cửu dùng Na2CO3 hoặc Na3PO4.

8. Nhôm

Vị trí Al trong bảng tuần hoàn: ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA.

Nhôm có tính khử mạnh (Al → Al3+ + 3e) nhưng kém hơn các kim loại nhóm IA, IIA. Vật bằng nhôm bền trong không khí và trong H2O vì trên bề mặt nhôm được phủ kín một lớp Al2O3 bảo vệ.

Nhôm bị phá hủy trong kiềm, tham gia phản ứng nhiệt nhôm. Al2O3, Al(OH)3 lưỡng tính. Điện phân Al2O3 nóng chảy (không được điện phân nóng chảy AlCl3) để điều chế Al kim loại.

B. MỘT SỐ PHẢN ỨNG HÓA HỌC THƯỜNG GẶP

1. 4Na + O2 → 2Na2O

2. 2Mg + O2 → 2MgO

3. 4Al + 3O2 → 2Al2O3.

4. 2K + Cl2  → 2KCl.

5. Ca + Cl2 → CaCl2.

 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3.

7. 2Na + 2HCl → 2NaCl + H2.

8. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2.

9. Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

10. 4Mg + 10HNO3 loãng → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

11. Al + 4HNO3 đặc → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

12. 4Mg + 5H2SO4 đặc → 4MgSO4 + H2S + 4H2O

13. 2Al + 6H2SO4 đặc → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

14. 2K + 2H2O → 2KOH + H2.

15. 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe

1 2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2.

17. 4NaOH → 4Na + O2 + 2H2O

18. 2Al2O3  → 4Al + 3O2.

19. 2NaCl + 2H2O  → 2NaOH + H2 + Cl2.

20. NaOH + CO2 → NaHCO3.

21. 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

22. 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2.

23. Ca(OH)2 + Na2CO3 → 2NaOH + CaCO3.

24. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O

25. Mg(HCO3)2 → MgCO3 + CO2 + H2O

2 NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

27. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2.

28. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2.

29. CaCO3 →  CaO + CO2.

30. 2NaNO3  → 2NaNO2 + O2.

31. 2KNO3 + 3C + S  → N2 + 3CO2 + K2S

32. Ca(NO3)2 → Ca(NO2)2 + O2.

33. 2Mg(NO3)2  → 2MgO + 4NO2 + O2.

34. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3 + 2H2O

35. Ca(HCO3)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaHCO3.

3 Mg(OH)2 + 2NH4Cl → MgCl2 + 2NH3 + 2H2O.

37. Mg2+ + HPO42– + NH3 → MgNH4PO4. (kết tủa trắng)

38. Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

39. Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

40. Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

41. AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

42. 2Al(OH)3  → Al2O3 + 3H2O

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1 Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p Nguyên tử M là

A. Ag                          B. Cu                           C. Na                           D. K

Câu 2 Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 0,04 mol khí ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức phân tử của muối kim loại kiềm là

A. KCl.                       B. NaCl.                      C. LiCl.                       D. RbCl.

Câu 3 Cho 200g CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng để lấy khí CO2 sục vào dung dịch chứa 60g NaOH. Khối lượng muối natri thu được là

A. 126g.                      B. 12,6g.                     C. 168g.                      D. 16,8g.

Câu 4 Nung 100g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng của hỗn hợp không đổi được 69g chất rắn. Thành phần theo khối lượng của Na2CO3 và NaHCO3 lần lượt là

A. 84% và 16%.          B. 16% và 84%.          C. 32% và 68%.          D. 68% và 32%.

Câu 5 Cho 3,1g hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch kiềm. Khối lượng kiềm là

A. 48gam.                   B. 4,8gam.                   C. 24gam.                    D. 2,4gam.

Câu 6 Dung dịch muối có pH > 7 là

A. KCl.                       B. NH4Cl.                   C. NaHSO4.                D. Na2CO3.

Câu 7 Hòa tan hoàn toàn 1,44g kim loại hóa trị II trong 150ml dung dịch H2SO4 0,5M. Để trung hòa axit dư phải dùng hết 30ml dung dịch NaOH 1M. Kim loại đó là

A. Ba                           B. Mg                          C. Ca                           D. Be

Câu 8 Cho 4,0 gam kim loại nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 11,1 gam muối clorua. Kim loại đó là

A. Be                           B. Mg                          C. Ca                           D. Ba

Câu 9 Cho 2,84g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 0,03 mol khí CO2. Thành phần theo khối lượng của CaCO3 và MgCO3 trong hỗn hợp lần lượt là

A. 70,40% và 29,60%.                                    B. 29,60% và 70,40%.

C. 59,15% và 40,85%.                                    D. 40,85% và 59,15%.

Câu 10 Có 5 chất bột trắng là: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4 . Chỉ dùng nước và khí CO2 phân biệt được số chất là

A. 2                             B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 11 Phân biệt dung dịch Ca(HCO3)2 với dung dịch CaCl2 bằng dung dịch

A. HCl.                       B. Na2CO3.                 C. Na3PO4.                  D. NaCl.

Câu 12 Khi nung 40g quặng đôlômit thu được 11,2 lít khí CO2 (0°C; 0,8 atm). Thành phần theo khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong quặng là

A. 92%.                       B. 50%.                       C. 40%.                       D. 100%.

Câu 13 Cho 10 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và CO2 trong đó CO2 chiếm 39,2% (theo thể tích) đi qua dung dịch chứa 7,4g Ca(OH)2. Số gam chất kết tủa sau phản ứng là

A. 4,05g.                     B. 14,65g.                   C. 2,50g.                     D. 12,25g.

Câu 14 Một loại nước có chứa nhiều Ca(HCO3)2 thuộc loại

A. Nước cứng vĩnh cửu.                                 B. Nước cứng toàn phần.

C. Nước cứng tạm thời.                                  D. Nước tinh khiết.

Câu 15 Dung dịch có thể dùng để làm mềm nước cứng tạm thời và vĩnh cửu là

A. Ca(OH)2.                B. HCl.                        C. Na2CO3.                 D. NaNO3.

Câu 16 Đun sôi nước chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3; 0,02 mol Cl ta được nước

A. cứng tạm thời.        B. cứng vĩnh cửu.       C. cứng toàn phần.      D. mềm.

Câu 17 Ion Al3+ bị khử trong trường hợp

A. Điện phân dung dịch AlCl3 với điện cực trơ có màng ngăn.

B. Điện phân Al2O3 nóng chảy.

C. Dùng H2 khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.

D. Cho thỏi Na vào dung dịch Al2(SO4)3.

Câu 18 Cation M3+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p Vị trí M trong bảng tuần hoàn là

A. ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA.                   B. ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIB.

C. ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA.                   D. ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIB.

Câu 19 Trong những chất sau, chất không có tính lưỡng tính là

A. Al(OH)3.                B. Al2O3.                     C. ZnSO4.                   D. NaHCO3.

Câu 20 Cho dần từng giọt dung dịch dung dịch NH3 đến dư vào ống đựng dung dịch AlCl3 thấy

A. Lúc đầu có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan ra.

B. Lúc đầu có kết tủa keo trắng và kết tủa không tan.

C. Không có kết tủa, dung dịch chuyển sang màu xanh.

D. Không có kết tủa, có khói trắng bay ra.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Lý thuyết và bài tập về kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm môn Hóa 12 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

>>> Các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu khác tại đây :

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF